Moi khi an xong e thuong hay oi lam
nhat la vao buoi toi
e bi binh j` vay???
Buồn nôn là cảm giác khó chịu khi co bóp mạnh ở ruột nhưng dạ dày lại không co bóp. Buồn nôn thường kèm theo chảy nước miếng,yếu ớt ,xanh xao, lạnh các chi, huyết áp động mạch hạ do hậu quả của kích thích thần kinh giao cảm. - Nôn là một động tác phản xạ phức tạp do kích thích các cơ quan cảm thụ dạ dày bởi thức ăn xấu, giảm phẩm chất, các chất độc và do tăng tính cảm thụ của thần kinh - cơ dạ dày trong các bệnh lý dạ dày- ruột, gây những xung động kích thích trung tâm ở sàn não thất IV. Trung tâm nôn bị kích thích do các xung động từ dạ dày, thức ăn xấu hoặc phản xạ có điều kiện do mùi vị thức ăn không thích hợp hoặc do các chất độc, độc tố vi khuẩn, chuyển hóa phôi khi có thai, hoặc các xung động từ các cảm thụ phúc mạc, dạ con, thận gan và các cơ quan khác. Nôn là một phản xạ có tích chất bảo vệ cơ thể, tống ra khỏi đường tiêu hóa các chất độc và thức ăn xấu, nhưng nôn thường xuyên dai dẳng trong nhiễm độc dạ dày ruột, ở phụ nữ có thai thường gây suy nhựơc, mất nước, suy sụp tuần hoàn và rối loạn các chức năng khác trong toàn bộ cơ thể.Cách tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ có chuyên môn khám !nếu để lâu sẽ kg tốt cho sức khỏe của bạn!chúc bạn chóng bình phục!
đó là do cấu tạo hệ tiêu hóa trẻ em. Trước 6 tuổi, thực quản - dạ dày trẻ gần như là một đường thẳng, chưa tạo thành góc cong rõ rệt như người lớn. Do đó, thức ăn đưa vào rất dễ trào ngược lên. Ngoài ra, hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ gây kích thích co bóp dạ dày, dẫn đến hiện tượng này.
Trẻ dưới 1 tuổi (nhất là 6 tháng đầu) rất hay bị trớ khi ăn quá nhiều, hoặc bú không đúng cách nên nuốt phải quá nhiều hơi. Trẻ cười to, đùa nghịch, vận động nhiều khi đang ăn hoặc mới ăn xong cũng dễ bị trào thực phẩm ra ngoài.
Ngoài ra, nếu bị viêm họng, amiđan, phế quản, phổi..., trẻ cũng dễ nôn sau ăn, hay khi ho quá nhiều. Đó là hiện tượng bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nôn lại là dấu hiệu của bệnh lý, thậm chí rất nguy hiểm, cần sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ:
Nôn do dị dạng đường tiêu hóa
Teo hẹp thực quản: Thường phát hiện ngay ở giai đoạn sơ sinh (1 tháng đầu). Do dị tật này, trẻ vừa bú đã sặc và nôn ngay bởi thức ăn không kịp xuống phía dưới của đường tiêu hóa.
Hẹp tá tràng, ruột non: Thức ăn không tiếp tục đi xuống đoạn cuối ống tiêu hóa được, dẫn đến hiện tượng nôn sau khi ăn 2-3 tiếng, nôn hết mới thôi. Triệu chứng cũng được phát hiện ngay ở giai đoạn sơ sinh.
Phì đại cơ môn vị ở phần cuối dạ dày, cơ này co bóp thường xuyên khiến trẻ dễ bị nôn khoảng 1-2 tiếng sau ăn, chất nôn có vón sữa. Thường xuất hiện khi trẻ 2-3 tháng.
Phình đại trạng bẩm sinh: Đoạn cuối ống tiêu hóa không có thần kinh co bóp nên phân tắc lại, lâu ngày phình to. Khi tắc đầy quá, trẻ sẽ bị nôn, găp từ sơ sinh đến lớn.
Nôn do các bệnh về não
Viêm não, màng não: Gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó viêm màng não (do vi khuẩn) thường gặp ở những cháu dưới 1 tuổi; viêm não (thường do virus) hay xảy ra nhất ở trẻ 3 tuổi trở lên. Trẻ sốt, thóp phồng, nôn vọt (phun như vòi), sau đó là lơ mơ, mất tri giác, hoặc ngủ li bì...
Xuất huyết não, màng não do thiếu vitamin K: Xảy ra lúc khoảng 45 ngày tuổi ở những trẻ không được tiêm vitamin K khi mới ra đời. Thường trẻ tự nhiên khóc thét lên một tiếng (có những trẻ không khóc), da xanh nhợt đi do thiếu máu, nôn vọt, li bì, thóp phồng.
Tai biến mạch máu não: Do dị dạng mạch máu, thường xảy ra ở trẻ lớn, khoảng 9-10 tuổi. Trẻ tự nhiên đau đầu, sau đó có biểu hiện thiếu máu (da, môi, niêm mạc xanh nhợt), nôn, hôn mê.
Các nguyên nhân khác
Bã thức ăn: Thức ăn không được tiêu hóa hết, vón thành cục, gây tắc ở tá tràng. Trẻ không sốt, cứ ăn vào là nôn, đi ngoài rất ít phân. Bệnh thường xảy ra ở trẻ ngoài 3 tuổi.
Nhiễm virus đường tiêu hóa: Thường gặp nhất là rota virus, gây tiêu chảy và nôn, kèm sốt. Bệnh xảy ra nhiều ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Lồng ruột: Gặp nhiều nhất ở trẻ 7-8 tháng đến 1 tuổi. Trẻ bỗng nhiên khóc thét vì đau bụng, nôn vọt nhiều lần, thậm chí không còn thức ăn vẫn nôn.
Trường hợp bé của bạn bị nôn / ói sau khi ăn kéo dài, bạn nên đưa bé đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và được các bác sĩ tư vấn cách điều trị hiệu quả.
Đối với trẻ nhỏ, triệu chứng ói có thể gặp ở hầu hết các bệnh liên quan hay không liên quan đến đường tiêu hóa. Vì vậy, các bà mẹ nên chuẩn bị cho điều này trong vài năm đầu đời của trẻ.
Dưới đây là những dấu hiệu ói thông thường ở trẻ nhỏ, và một số nguyên nhân thường gặp nhất, để phần nào giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về hiện tượng ói của bé.
Ói khác với ọc
Phụ huynh cần biết về sự khác biệt của ói thật sự và ọc. Ói xảy ra khi cơ bụng và cơ hoành co bóp mạnh quá làm tống thức ăn từ trong dạ dày ra ngoài. Ọc (thường gặp nhất ở những trẻ dưới 1 tuổi) là dòng thức ăn trôi từ dạ dày ra miệng mà trẻ không sử dụng cơ bụng, trẻ không dùng đến sức lực gì, thường đi kèm với tiếng ợ.
Ói thật sự do “trung tâm ói” nằm ở não thường bị kích thích bởi:
- Những dây thần kinh ở dạ dày, ruột khi ống tiêu hóa bị kích thích hay sưng phù do nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn.
- Những chất hóa học trong máu (ví dụ: một số loại thuốc cũng gây ói).
- Những tác nhân mang tính chất tâm lý như những hình ảnh hay mùi khó chịu.
- Kích thích ở tai (bộ phận điều khiển sự thăng bằng ở tai giữa).
Ọc sữa ở trẻ dưới 1 tháng tuổi
Nguyên nhân gây ói hay ọc sẽ khác nhau theo từng lứa tuổi. Trong những tháng đầu đời, hầu hết các bé sẽ ọc một ít sữa trong vài giờ cho bú. Đây cũng là một hiện tượng bình thường, và tự giới hạn ngay sau mỗi bữa ăn, giảm dần khi trẻ lớn hơn.
Các bà mẹ có thể bồng trẻ theo tư thế đứng khoảng 15-30 phút sau khi bú, vuốt nhẹ lưng, giúp trẻ ợ hơi được thì hiện tượng ọc cũng giảm bớt đi. Một vài trẻ sẽ tiếp tục ọc cho tới khi được 10-12 tháng tuổi. Điều này cũng không đáng lo ngại nếu trẻ không bị khó chịu và trẻ vẫn tăng cân bình thường.
Điều đặc biệt là trẻ dưới một tháng thì rất ít ói. Nếu trẻ thật sự bị ói lặp đi lặp lại nhiều và trẻ phải dùng sức nhiều, thì các bà mẹ cần đưa trẻ đi khám bệnh. Lúc này, trẻ có thể gặp vấn đề về dinh dưỡng hoặc đang có dấu hiệu của bệnh nặng.
Trào ngược dạ dày - thực quản
Tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) làm cho hiện tượng ọc sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ nặng nề hơn, không cải thiện, mặc dù cũng là những dòng thức ăn chảy từ trong dạ dày ra, nhưng nó lại xảy ra quá nhiều.
Tình trạng này là do cơ ở cuối thực quản quá yếu làm cho thức ăn không giữ được ở trong dạ dày mà lại trào ngược lên. Có thể khắc phục một phần GERD bằng các cách sau:
- Làm đặc sữa.
- Tránh cho trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc, cho trẻ ăn ít đi nhưng tăng số bữa ăn lên để vẫn đảm bảo lượng dinh dưỡng trong một ngày của trẻ.
- Bồng trẻ đứng sau ăn, giúp trẻ ợ hơi.
- Giữ trẻ yên tĩnh, đặt trẻ nằm đầu cao sau bữa ăn ít nhất 30 phút.
- Khi những cách trên không hiệu quả, các bà mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện.
Hẹp phì đại môn vị
Khi trẻ được 2 tuần tuổi cho tới 4 tháng tuổi, ói liên tục có thể do dày cơ ở vị trí giữa dạ dày và ruột (còn gọi là hẹp phì đại môn vị ), làm cho thức ăn ở dạ dày không xuống ruột được. Trẻ sẽ ói mạnh ra trong vòng 15-30 phút ngay sau mỗi bữa ăn. Bệnh này cần đưa trẻ tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nhiễm trùng
Sau tháng đầu tiên, nguyên nhân gây ói thường gặp nhất sẽ là nhiễm trùng dạ dày ruột. Virus là tác nhân thường gặp nhất, sau đó là vi trùng và ký sinh trùng. Trẻ bị nhiễm trùng sẽ sốt, tiêu chảy, đau bụng, và dĩ nhiên trẻ sẽ buồn nôn và nôn.
Một vài nguyên nhân nhiễm trùng nơi khác dạ dày ruột cũng gây ói; ví dụ như nhiễm trùng hệ hô hấp, nhiễm trùng đường tiểu, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm ruột thừa…
Vì vậy, khi trẻ có một số dấu hiệu sau, các bà mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
- Ói ra máu, chất ói có màu mật xanh.
- Ói vọt, ói nhiều lần.
- Ói kéo dài hơn một ngày.
- Đau bụng nhiều, bụng chướng.
- Trẻ lơ mơ, vật vã, kích thích
- Không uống được. Mất nước: khô môi, khóc không nước mắt, tiểu ít.