Sơ cứu người bị say nắng như thế nào?

Sơ cứu người bị say nắng như thế nào các mẹ nhỉ? Hôm trước em đi ngoài đường, gặp một bác bị ngất xỉu vì say nắng mà không biết cách nào sơ cứu cho bác ý cả. Có mẹ nào ở đây làm điều dưỡng hay y tá không, chỉ cho em cách sơ cứu người bị say nắng với.

 

Hanh Beo
Hanh Beo
Trả lời 8 năm trước

Say nắng là hiện tượng rất thường gặp vào mua hè. Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị say nắng, hãy gọi số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Trong khi đợi y tế đến, đưa bệnh nhân tới nơi có điều hòa hoặc ít nhất là chỗ râm mát và cởi bỏ các quần áo không cần thiết.

Nếu có thể, nên đo nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân rồi sơ cứu để hạ nhiệt độ cơ thể xuống còn 38,3-38,8 độ C. Trường hợp không có nhiệt kế, tiến hành sơ cứu ngay bằng các phương pháp làm mát sau:

- Quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc vòi nước.

- Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân. Do các khu vực này có nhiều mạch máu gần với da cho nên việc làm lạnh chúng có thể làm giảm được nhiệt độ cơ thể.

- Nhúng bệnh nhân vào vòi hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát, hoặc bồn tắm nước đá.

Nếu hỗ trợ y tế tới muộn, bạn có thể gọi điện tới các phòng cấp cứu trong bệnh viện để được hướng dẫn thêm.

Một người đã hồi phục sau sốc nhiệt có thể nhậy cảm hơn với nhiệt độ cao trong các tuần sau đó. Vì vậy, tốt nhất, cần tránh thời tiết nóng và tập luyện nặng cho tới khi bác sĩ khẳng định bạn đã an toàn để quay lại các hoạt động bình thường.

Nga Boi
Nga Boi
Trả lời 8 năm trước

Khi gặp một người bị say nẵng hoặc say nóng thì bạn cần nhanh chóngtiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhânviên y tế hay phương tiện y tế:

- Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân:Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nướcmát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có độngmạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.

- Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liêntục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thìphải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vậnchuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Tại các trung tâm y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nướcvà điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp nạn nhân sốtcao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng cácthuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp nạn nhân hôn mê có thể phải đặtống nội khí quản thở máy.

Một điều quan trọng là phải có các biện pháp dự phòng saynắng, say nóng. Đó là không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môitrường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức. Uống đầy đủ nướckhi trời nóng hoặc lao động nặng. Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khilao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,…Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ýnghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng.

Kien Thu
Kien Thu
Trả lời 8 năm trước

Theo mình tìm hiểu thì say nắng và say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Không chỉ có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,... mà còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong. Do đó chúng ta cần hiểu được trong điều kiện, hoàn cảnh nào con người dễ bị say nắng, say nóng để phòng tránh và cách xử trí khi có người bị say nắng, say nóng, nhất là trong điều kiện thời thời tiết hiện nay theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa hè năm nay sẽ có từ 5 - 7 đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 41 - 42oC đấy bạn ạ :)