Hỏi về các cách sơ cứu người bị bong gân và chảy máu cam?

mình muốn hỏi làm sao để cấp cứu các trường hợp như bong gân ,chảy máu cam ..nhức đầu ,té ,vvvv..mong các bạn chỉ giúp [;;)]
Trả lời 16 năm trước
[b]Các dấu hiệu và triệu chứng bong gân[/b] Các dấu hiệu và triệu chứng của căng cơ, và đặc biệt của bong gân, rất giống với gãy xương. Triệu chứng có thể là đau, tăng lên khi đi lại, sưng và bầm (thường xảy ra một lúc sau tai nạn). Thường không phân biệt được bong gân hay gãy xương nếu không có phim X-quang và thường bong gân cũng lâu lành như gãy xương đơn giản. Nếu còn nghi ngờ hãy xử trí tổn thương này như gãy xương và cần chăm sóc y tế thêm. - Nhẹ nhàng khám chỗ thương tổn để đánh giá độ nặng. [b]Các sơ cứu[/b] Người bị nạn thườn cảm thấy chỗ đó không bị gãy xương - nếu trước đó người này đã từng bị những tổn thương tương tự, đặc biệt là tổn thương xảy ra trong thể thao. Nếu cả bạn và nạn nhân đều đã chắc chắn không còn tổn thương nào khác thì cách xử trí tốt nhất là: • Nghỉ ngơi. • Đắp đá lạnh. • Băng ép. • Nâng chân cao lên. 1. Để yên phần chi bị thương. Điều này tránh tổn thương nặng thêm. Giúp người bệnh được ở tư thế thoả mái - đối với chân bị thương, thường là nằm nghỉ với đầu và vai được gối cao. 2. Đặt gạc lạnh lên. Bọc một ít nước đá trong băng tam giác hoặc miếng vải sạch và nhẹ nhàng đặt lên chỗ bị thương. Cách này sẽ làm bớt đau và giảm sưng. Không đặt đá trực tiếp lên chỗ bị thương bởi có thể làm da tổn thương. Làm lạnh vết thương trong 10 - 15 phút, thêm nước đá nếu cần để giữ gạc lạnh. 3. Dùng gạc cuộn băng ép lại. Cách này sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và nâng đỡ chỗ bị tổn thương. 4. Nâng cao phần bị thương. Cách này làm giảm sưng và đau. Nếu cánh tay bị thương, có thể dùng cánh tay hoặc băng treo để tuỳ nghi nâng đỡ thêm. 5. Gọi y tế trợ giúp và phải bảo đảm chi luôn được nâng cao và nâng đỡ liên tục đến khi được giúp đỡ.
Trả lời 16 năm trước
Còn về chảy máu cam em nên làm như sau: Xử trí đầu tiên là cầm máu, khi đã ổn định mới tìm hiểu nguyên nhân. Nhìn chung, đổ máu cam thường do các nguyên nhân sau đây: - Chấn thương nhỏ (lấy tay ngoáy mũi) hoặc chấn thương mạnh va đập trực tiếp vào mũi (tai nạn, ngã...). - Viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm xoang, hít hơi độc dẫ đến viêm mũi...). - Lệch vách ngăn mũi, ung bướu (u xơ vòm, ung thư vòm mũi họng), bệnh phình mạch. - Cao huyết áp hoặc bệnh do rối loạn quá trình đông máu. - Dị vật: Khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, cần nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở. - Không khí quá khô (độ ẩm thấp). - Một số trường hợp máu cam đổ không rõ nguyên nhân, máu đột ngột chảy và tự cầm. [b]Cách sơ cứu[/b] - Điều cần làm đầu tiên là dùng ngón ta ấn chặt vào bên cánh mũi có ra máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước. - Để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, nên cho người bệnh chống khuỷu tay lên mặt bàn hoặc lên tay vịn ghế tựa. - Người bệnh cũng có thể dùng bông gạc cầm máu và làm liền sẹo bán tại các hiệu thuốc để dịt vào nơi chảy máu. - Một cục nước đá đặt vào gốc mũi cũng có tác dụng làm cho máu ngừng chảy. - Nếu đã làm các động tác trên mà máu vẫn chảy, nhất thiết phải gọi bác sĩ. - Nhất định không được để bệnh nhân nằm hoặc để bệnh nhân ngả đầu ra đằng sau. Trong tư thế này, máu sẽ chảy ngược vào trong họng, gây nôn mửa và không làm đông máu. - Việc bôi kem, vaselin, xịt thuốc hoặc nước muối vào trong mũi không phải là giải pháp lâu dài vì không giúp phục hồi độ ẩm của niêm mạc, còn có thể khiến mũi khô hơn. - Nếu nguyên nhân của việc đổ máu cam là không khí khô, có thể dùng các thiết bị làm tăng độ ẩm trong phòng. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, đây chỉ là giải pháp tình thế. [b]Nếu thấy các dấu hiệu sau nên đưa người bị chảy máu cam đến các cơ sở Y tế[/b] - Máu mũi chảy do đầu bị va chạm mạnh hoặc bị một vật gì rơi vào. - Đã làm các động tác sơ cứu mà máu vẫn chảy. - Người bệnh bị huyết áp cao. - Người bệnh có những triệu chứng khác (đau đầu, nôn mửa…). - Nếu sau khi ngừng một thời gian, máu mũi lại chảy.