Em năm nay 23 tuổi, đang chuẩn bị kết hôn. Nhà bạn trai em có nhiều người bị khiếm thính. Cụ thể là ông nội, bố, anh trai và người yêu em đều mắc bệnh này. Còn họ hàng các bác và chị gái thì không bị. Em rất lo lắng. Liệu sau này em lấy cô ấy thì con của em có bị khiếm thính không ạ?
Nguyên nhân gây nên khiếm thính có rất nhiều và khiếm thính do gen là một trong các nguyên nhân. Khi khám, các bác sĩ đều hỏi tìm hiểu lịch sử gia đình. Tuy nhiên có thể gen này chỉ có ở phía con trai vì từ ông nội đến bố rồi cháu trai. Vì vậy cháu gái ít có nguy cơ hơn. Theo như thông tin bạn mô tả thì có thể nếu bạn sinh con trai thì có thể có nguy cơ tuy không chắc.
Bạn nên cho con đo sàng lọc nghe ngay lúc mới sinh, việc này được khuyến cáo đối với tất cả trẻ mới sinh để phát hiện sớm.
Chào em,
Nguyên nhân gây khiếm thính có nhiều lắm. Nhưng do gen di truyền thì có đấy. Con của các cặp cha mẹ có một hoặc cả hai người bị giảm thính lực có khả năng mắc bệnh cao hơn. Một vài yếu tố di truyền góp phần gây ra điếc là rối loạn trong quá trình tạo xương, Hội chứng Cockayne, Hurler, Hunter, viêm thận di truyền... Trẻ bị khiếm thính do di truyền hay bẩm sinh thì có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Còn trẻ bị khiếm thính do mắc bệnh quai bị, chấn thương đầu, viêm tai giữa, viêm màng não... cũng có thể chữa khỏi nhưng mất nhiều thời gian và khó khăn hơn. Tuỳ thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây khiếm thính, các bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau. Nếu trẻ bị bệnh lý ở ống tai ngoài thì nhất định phải điều trị viêm ống tai ngoài. Nếu bị viêm tai giữa, trẻ sẽ được chỉ định phẫu thuật bệnh tích của tai giữa, vá lại phần màng nhĩ thủng. Trường hợp bị khiếm thính nặng, khiếm thính sâu không còn phương pháp cứu chữa được thì cha mẹ nên cấy ốc tai cho trẻ. Tuy nhiên, chi phí một lần cấy ốc tai rất cao (khoảng 500 triệu), rất khó khăn cho những gia đình có mức thu nhập trung bình. Nếu 1 tai tốt, 1 tai điếc đặc thì không cần cấy điện ốc tai mà người ta cấy đường xương ít tốn hơn nhiều, chi phí khoảng 5 - 6 ngàn USD.
Thế nên em có thể xét nghiệm trong quá trình mang thai và trường hợp bé mắc phải thì có thể điều trị em nhé.