Kết quả siêu âm tôi bị lạc nội mạc tử cung ở thành sau. Xin hỏi lạc nội mạc tử cung là gì, vì sao mắc bệnh này? Xin cảm ơn bác sĩ.
Chào chị,
Đầu tiên tôi xin giải thích: Nội mạc tử cung là lớp lót trong lòng tử cung, nơi phôi sau khi thụ tinh sẽ làm tổ để phát triển thành thai nhi. Nội mạc bị lạc chỗ thường xảy ra tại các cơ quan sinh sản vùng chậu như cơ tử cung, buồng trứng, cùng đồ âm đạo, túi cùng âm đạo - trực tràng, túi cùng âm đạo - bàng quang, xung quanh vòi trứng. Trong một số trường hợp, nó có thể lạc đến những nơi xa hơn như mũi, mắt, tai, phổi, gan, niệu quản, ngoài da và khớp.
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý lành tính, thường gặp ở phụ nữ từ 30 đến 50 tuổi, chiếm tỷ lệ dao động từ 5 đến10%. Đây là tình trạng mô tuyến của lớp nội mạc tử cung hiện diện bên trong lớp cơ của tử cung. Trong khi tử cung người bình thường có 3 lớp: Tuyến, cơ, thanh mạc độc lập nhau thì không bao giờ có hiện tượng lạc nội mạc.
Nguyên nhân của bệnh đang được tìm hiểu. Có giả thuyết cho rằng do sang chấn tác động lên tử cung đã phá vỡ hàng rào giữa nội mạc tử cung và cơ tử cung, chẳng hạn như khi mổ lấy thai, nạo phá thai, mổ bóc tách u xơ tử cung... Cũng có giả thuyết cho rằng ngay từ thời kỳ bào thai một số phụ nữ bị khiếm khuyết hàng rào này, dù chưa bị một sang chấn nào song họ vẫn bị lạc nội mạc vào lớp cơ, thậm chí theo dòng máu di chuyển đến một cơ quan ở xa tử cung.
Thân ái.
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa hiểu biết hoàn toàn về nó. Lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng 1/8 phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản. Trong kì kinh bình thường, lớp lót mặt trong tử cung sẽ thành lập và bong ra mỗi tháng. Lớp lót này chỉ nên giới hạn bên trong tử cung là tốt nhất. Nhưng lớp này cũng có thể phát triển ở các vị trí khác của vùng chậu. Những tế bào nội mạc này có thể tìm thấy ở buồng trứng, ruột, bàng quang, cổ tử cung, âm đạo và vòi trứng.
Trong lúc rụng trứng, những cơ quan có thể bị kích thích bởi ảnh hưởng của hormon. Nếu những tế bào lạc chỗ này không được loại bỏ khỏi cơ thể, chúng có thể gây tích tụ máu và dịch, tạo ra sẹo và gây dính.
Tình trạng này dẫn tới đau vùng chậu trong kì kinh và giữa kì kinh. Triệu chứng thường gặp là đau lắt nhắt, rối loạn thói quen tiêu tiểu và không thụ thai được.
- Do cơ địa từng người khiến cổ tử cung đóng kín, khi co bóp vô tình đẩy máu kinh hay các lớp niêm mạc chảy ngược vào trong.
- Quan hệ trong ngày đèn đỏ, dương vật đẩy máu kinh quay ngược lại.
- Và một số nguyên nhân khác chưa được xác định.
Sau khi thăm khám và xác định tình trạng bệnh các bác sỹ sẽ đưa ra cách điều trị căn bệnh về tử cung này cho phù hợp. Có thể dùng nội khoa bằng thuốc hoặc ngoại khoa bằng phẫu thuật.
Lưu ý cho chị em: Chị em nên khám phụ khoa định kỳ để năm rõ tình trạng sức khỏe bản thân. Điều này không chỉ là phát hiện và điều trị bệnh mà còn để phát hiện các bệnh phụ khoa sớm. Việc phát hiện càng sớm khả năng chữa trị thành công càng cao từ đó tránh nguy cơ vô sinh đáng tiếc có thể xảy ra.