Lộ tuyến cổ tử cung khi nào nên điều trị?

Em năm nay 26 tuổi, đã lập gia đình được 1 năm. Tháng trước em đi khám phụ khoa ở một phòng khám tư thì được kết luận là viêm cổ tử cung (CTC) lộ tuyến độ 1. Bác sĩ đã cho em thuốc đặt âm đạo 15 ngày và uống thuốc. Em được biết viêm CTC lộ tuyến thì phải đốt điện hay áp lạnh mới có thể lành được. Em có hỏi bác sĩ nhưng bác sĩ nói do em chưa có em bé nên để sinh xong mới đốt vì nếu đốt trước có thể ảnh hưởng tới việc sinh con.

Em đang rất băn khoăn về vấn đề này. Em không biết nên sinh con trước hay điều trị trước sẽ tốt hơn. Nếu sinh con trước thì bị viêm CTC lộ tuyến có ảnh hưởng tới việc thụ thai không. Em đang rất muốn có con nên rất lo lắng. Xin các bác sĩ tư vấn giùm, em cảm ơn

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Trước dậy thì, mặt ngoài của CTC được che phủ bởi biểu mô lát, ống CTC được phủ bởi biểu mô tuyến. Sau dậy thì, biểu mô trụ bị đẩy ra ngoài và nằm một phần ở mặt ngoài cổ tử cung, đối diện với âm đạo. Mô ống tuyến CTC này nằm quanh lỗ ngoài CTC có màu đỏ và có thể nhìn giống viêm, trước đây gọi là loét trợt, một khái niêm hiện nay đã trở nên lỗi thời vì nhiễm trùng và loét rất hiếm gặp. Khái niệm chính xác là “ lộ tuyến”. Các mạch máu bên dưới được nhìn rõ hơn và tạo nên hình ảnh màu đỏ.

- Bị bộc lộ trong môi trường pH axit của âm đạo và tác động của các ảnh hưởng vật lý và hóa học, biểu mô trụ lộ tuyến biến đổi, chuyển thành biểu mô lát - gọi là chuyển sản tế bào lát. Đây là một tiến trình sinh lý, sau nhiều năm biểu mô trụ được thay thế bởi biểu mô lát, tạo thành một bề mặt chắc chắn và có tính bảo vệ cao hơn.

- Ranh giới giữa vùng biểu mô trụ - biểu mô lát là vùng luôn biến đổi do có hiện tượng biến đổi từ biểu mô trụ sang biểu mô tuyến. Các biến đổi đa số là lành tính. Trong trường hợp bị nhiễm Human papilloma virus thì có nguy cơ biến đổi nghịch sản, trở thành các sang thương tiền xâm lấn và ung thư CTC.

- Viêm mủ CTC là tình trạng nhiễm trùng ở CTC với biểu hiện CTC lộ tuyến sung huyết chảy dịch mủ. Tác nhân gây bệnh là Chlamydia trachomatis và/ hoặc lậu cầu, cũng là 2 tác nhân có thể lan lên tử cung- tai vòi gây tổn thương, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này nếu không được điều trị tích cực.

Do đó, trong trường hợp của chị, cần xác định xem có nhiễm trùng hay không. Nếu không có nhiễm trùng thì tình trạng lộ tuyến CTC như trên đã trình bày là một hiện tượng bình thường, không cần phải điều trị, chị vẫn có thể có thai. Nhưng nếu là một tình trạng nhiễm trùng thì cần điều trị tích cực vì có thể ảnh hưởng tới khả năng có thai.

Trước dậy thì, mặt ngoài của CTC được che phủ bởi biểu mô lát, ống CTC được phủ bởi biểu mô tuyến. Sau dậy thì, biểu mô trụ bị đẩy ra ngoài và nằm một phần ở mặt ngoài cổ tử cung, đối diện với âm đạo. Mô ống tuyến CTC này nằm quanh lỗ ngoài CTC có màu đỏ và có thể nhìn giống viêm, trước đây gọi là loét trợt, một khái niêm hiện nay đã trở nên lỗi thời vì nhiễm trùng và loét rất hiếm gặp. Khái niệm chính xác là “ lộ tuyến”. Các mạch máu bên dưới được nhìn rõ hơn và tạo nên hình ảnh màu đỏ.

- Bị bộc lộ trong môi trường pH axit của âm đạo và tác động của các ảnh hưởng vật lý và hóa học, biểu mô trụ lộ tuyến biến đổi, chuyển thành biểu mô lát - gọi là chuyển sản tế bào lát. Đây là một tiến trình sinh lý, sau nhiều năm biểu mô trụ được thay thế bởi biểu mô lát, tạo thành một bề mặt chắc chắn và có tính bảo vệ cao hơn.

- Ranh giới giữa vùng biểu mô trụ - biểu mô lát là vùng luôn biến đổi do có hiện tượng biến đổi từ biểu mô trụ sang biểu mô tuyến. Các biến đổi đa số là lành tính. Trong trường hợp bị nhiễm Human papilloma virus thì có nguy cơ biến đổi nghịch sản, trở thành các sang thương tiền xâm lấn và ung thư CTC.

- Viêm mủ CTC là tình trạng nhiễm trùng ở CTC với biểu hiện CTC lộ tuyến sung huyết chảy dịch mủ. Tác nhân gây bệnh là Chlamydia trachomatis và/ hoặc lậu cầu, cũng là 2 tác nhân có thể lan lên tử cung- tai vòi gây tổn thương, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này nếu không được điều trị tích cực.

Do đó, trong trường hợp của chị, cần xác định xem có nhiễm trùng hay không. Nếu không có nhiễm trùng thì tình trạng lộ tuyến CTC như trên đã trình bày là một hiện tượng bình thường, không cần phải điều trị, chị vẫn có thể có thai. Nhưng nếu là một tình trạng nhiễm trùng thì cần điều trị tích cực vì có thể ảnh hưởng tới khả năng có thai.