Bị mất giọng- Phải làm sao?

Tôi bị mất giọng, nói không ra tiếng. Xin mọi người cho biết nguyên nhân và cách chữa.

gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 13 năm trước

Biểu hiện của mất tiếng thường là bị biến đổi giọng nói, giọng nói trở nên khàn đục, âm lượng giảm, nói không thành tiếng, kèm theo đó là cảm giác rát họng, đau họng, nhức đầu. Nặng hơn mất tiếng có thể gây ra sốt nhẹ. Nguyên nhân gây nên mất tiếng là do các dây thanh quản của đường hô hấp bị tổn thương. Thanh quản là một bộ phận của đường hô hấp, có chứa rất nhiều dây âm thanh. Khi chúng ta hát hoặc nói chuyện, các dây thanh rung động và sản xuất âm thanh.

Mất tiếng không chỉ ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp của con người, nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người vì mất tiếng còn kèm theo cảm giác rát họng và đau họng, nhức đầu. Khi bị mất tiếng, cần phải hạn chế nói, hát để không làm gia tăng mức độ nghiêm trọng và tiếp tục có những biện pháp chữa trị cụ thể để cải thiện tình trạng giọng nói.

Bằng vài sự kết hợp nhỏ giữa các thực phẩm hàng ngày, người bị mất tiếng có thể cải thiện tốt tình trạng giọng nói của mình mà không cần phải sử dụng tới thuốc. Sự kết hợp giữa trà đặc và muối, mật ong với sữa tươi ấm… sẽ giúp cải thiện đáng kể sức khỏe cổ họng.

Trà đặc và muối: Có thể dùng một chút muối pha với trà đặc để súc miệng hàng ngày sau khi bị mất giọng, cho tới khi cảm thấy đã lấy lại được giọng nói.

Mật ong và sữa tươi: Thức uống được pha trộn giữa mật ong và sữa tươi ấm cải thiện đáng kể tình trạng giọng nói của người mất giọng.

Mật ong và chanh tươi: Khía kiểu mũi khế ở lớp vỏ ngoài của quả chanh, đặt quả chanh trong một chén nhỏ, sau đó cho một vài thìa cà phê mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để khoảng 1-2 giờ sau đó cắt ra ngậm.

Ngoài ra, để tránh bị khản giọng, mất giọng, trước lúc hát, có thể ngậm hoặc xúc miệng nước muối loãng. Trong quá trình ca hát có thể sử dụng vài thức uống có tác dụng bảo vệ họng như chanh muối, mơ muối… Bên cạnh đó, đối với những người có thói quen hút thuốc lá, nên hạn chế và dừng việc sử dụng thuốc lá khi bị khản giọng, mất giọng.

Lai Hoang Doanh
Lai Hoang Doanh
Trả lời 13 năm trước

Mẹo nhỏ khi bị khàn giọng

Giọng của bạn bỗng dưng bị khàn khi bạn nói quá nhiều hoặc khi bạn bị cảm lạnh? Dưới đây là những lời khuyên dành cho bạn. Đừng xem thường nhé, nó có thể điều trị cho giọng nói của bạn hoặc ngăn giọng bị khàn trở lại.

- Uống nhiều nước.

- Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ và tránh xa người hút thuốc.

- Tránh la hét và nói to trong thời gian dài.

- Đừng nói thì thầm. Nó sẽ khiến bạn khó khăn khi muốn nói to.

- Tránh các tác nhân gây khử nước cho cơ thể như rượu cồn, cà phê.

- Giữ cho nhà cửa ẩm ướt.

- Giữ cho cổ họng ẩm như nhai kẹo cao su, súc miệng bằng nước muối.

- Tránh các thức ăn nhiều gia vị.

fjghbfg
fjghbfg
Trả lời 13 năm trước

Hồi chị về VN ăn tết , về đến Nội Bài tự nhiên thấy họng đau thế là ngủ sáng dậy từ đó khản đặc. Ko giám gọi điện cho ai toàn gửi tin nhắn qua dđ , có người còn nói Kzm sợ tốn tiền điện thoại à :2: Hii hôm vào Huế gặp em Trái ớt hiếm mà giọng vẫn ngan đực chán qué. Chị cũng dùng các kiểu thuốc như các mẹ bày cách nhưng ko kết quả. Thế rồi chị về lại Nhật ko có ai hươu vượn cho nên khỏi lúc nào ko bít :4: Túm lại là em kiêng được nói là thuốc hiệu nghiệm nhứt đó nghe :6:
Chị post bài này em tham khảo nhé. Chị cũng đề phòng bít đâu bị mất giọng trở lại cho nên vẫn để đây :1:

Mất tiếng nói (viêm tắc thanh quản cấp) ở đa số bệnh nhân do hút thuốc lá nhiều, uống rượu bia, ăn nhiều chất dầu mỡ (như chiên rán các loại thức ăn) hoặc do nhiễm lạnh đột ngột.

Người bệnh không ho sặc sụa, không chảy nước mũi, không chảy nước mắt của một triệu chứng cảm cúm, mà có cảm giác khó chịu ở vòm họng, từ đó thay đổi phát âm đi đến mất tiếng nói. Có thể sử dụng bài thuốc nam sau:

- Chanh tươi 1 quả thái mỏng

- Nghệ tươi 5-10 gam

- Đường phèn 19 gam (tùy thích).

Tất cả cho vào bát sứ đậy nắp, không cho nước, chưng cách thủy hoặc hấp khi cơm cạn ráo nước, sau đó ngậm nhiều lần trong ngày.

Đây là một kinh nghiệm dân gian rất tốt, người bệnh sử dụng ít tốn kém và hoàn toàn không độc hại, không phải dùng các loại kháng sinh vừa đắt tiền, vừa có tác dụng phụ.

rtỵky
rtỵky
Trả lời 13 năm trước

Cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, cùng với thời gian thanh quản cũng ngày càng trở nên yếu đi do bệnh tật cũng như do thường xuyên phải làm việc quá tải.

Đối những người phải làm việc “bằng họng” nhiều như giáo viên, ca sỹ, luật sư… thì viêm họng, mất giọng quả thực là một vấn đề vô cùng lớn. Họ luôn cần một giọng nói khỏe mạnh.

Để tránh đau họng và mất giọng, bạn cần phải “tôi luyện” cổ họng của mình hàng ngày. Ban đầu, hãy uống nước bằng nhiệt độ phòng, sau đó mỗi ngày giảm nhiệt độ nước xuống 1oC. Tốt hơn cả là thêm khoảng 1 thìa muối hoặc hoa cúc vào cốc nước.

Ngoài ra còn vài phương pháp khác giúp bạn tránh mất giọng tạm thời:

- Pha nước ép cà rốt tươi với sữa theo tỷ lệ 1:3 và uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần nửa cốc.

- Uống một cốc sữa nóng pha thêm 1 thìa rượu voka mỗi tối.

- Trộn 2 lòng đỏ trứng gà, 50g mật ong và 30g rượu cô nhắc. Uống 4 lần một ngày, mỗi lần một thìa.

- Trước khi phát biểu hoặc dạy, để phục hồi lại giọng nói, hãy uống hỗn hợp sau: 1 lòng đỏ trứng gà, 10 gam dầu thực vật, 20g đường và 5 giọt rượu cô nhắc.

- Ngoài ra, uống nước ép táo, cam, cà rốt cũng có thể giúp cổ họng của bạn làm việc bình thường.

nguyễn ngọc bích
nguyễn ngọc bích
Trả lời 13 năm trước

Hi Hi bài này mình copy từ một trang web . Được bác sĩ tư vấn hẳn hoi thích nhé :)

Theo TS.BS Lương Tài, BV Châm cứu TW, chứng khàn giọng, mất tiếng, chảy máu cam… rất hay mắc trong thời tiết lạnh, hanh khô như hiện nay.

img1

Làm gì khi… mất tiếng?

Tại Khoa Khám, BV Châm cứu TƯ có khá đông bệnh nhân đến khám các bệnh liên quan tới tai, mũi, họng. Bệnh nhân Phan Tú (Đông Anh, Hà Nội) giọng khản đặc cho biết: Mấy đêm trước thức xem 2 đội bóng ngoại hạng Anh đua tài, cổ vũ nhiệt tình nên sáng hôm sau dậy thấy họng đau, nói khàn khàn rồi sau đó không ra tiếng nữa.
Chị Hải Anh (Thanh Hà, Hải Dương) sáng ngủ dậy tự dưng thấy giọng khàn đi. Chị súc họng bằng nước muối rồi cố gắng nói ít, nhưng tới chiều thì giọng gần như mất hẳn.
Theo TS. BS Phạm Hữu Lợi (BV Châm cứu TƯ), trong Đông y, nếu đột nhiên mất tiếng gọi là cấp hầu âm, kéo dài gọi là mạn hầu âm. Tây y hay dùng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm phù nề, vitamin. Đông y tuỳ chứng mà bác sĩ kê đơn bốc thuốc. Ngoài ra, các bác sĩ có thể châm cứu giảm viêm, phù nề. Ngoài ra còn có một số vị thuốc trị viêm họng, khàn giọng mất tiếng hữu hiệu.
Theo Ths.BS Trần Thuấn, BV Xanh Pôn, (Hà Nội) khi khàn giọng, mất tiếng cần hạn chế nói, súc miệng hàng giờ với nước trà đậm pha muối ăn. Hoặc dùng nước ấm pha với 20 giọt sáp ong súc họng là thanh quản sớm trở lại bình thường. Nếu khàn giọng, mất tiếng mà có nhiều đờm thì ngâm ít củ hành thái lát trong nước ấm vài giờ, rồi súc miệng với nước đó.
Theo các bác sĩ, bệnh nhân nên nghỉ ngơi khi khàn giọng, mất tiếng. Nhà cửa luôn giữ đủ ẩm. Ăn uống, sinh hoạt điều độ, kiêng các thức ăn nhiều gia vị, đá lạnh, rượu, cà phê. Đặc biệt tránh xa thuốc lá vì chúng phá hủy tác dụng của các liệu pháp trên.

(Theohttp://tin180.com/suckhoe/tin-suc-khoe/20101211/phong-benh-giao-mua-chua-chung-mat-tieng-chay-mau-cam.html)

Trả lời 9 năm trước
mik bi vo tieng trong thoi gian bi cam nen bay gio khi hat giong mik co ve k dc hay cho lam moi nguoi jup mijk dc hk