Cho mình hỏi về bệnh viêm cột sống đinh khớp và kinh nghiệm điều trị bệnh?

Chào cách bạn,hiện mình 18 tuổi mình bị viêm côt sông dinh khớp khoảng hơn 1 năm nay ,mình thấy bệnh đang phát triển bây giờ những lúc it vận động mình cảm thấy người rất cứng.khó chịu .mặc dù mình uống thuốc mỗi ngày.Anh chị em nào có kinh nghiệm ,hoặc bị như mình xin cho mình hỏi .Bệnh này bao giờ thì khỏi ,hay vinh viễn .cần ăn uống kiêng khem gì ko.và nên uống những loại thuốc nào ngoài thuốc tây ra có nên uống thuốc nam ko.thank .Ai bị như mình thì cùng trao đổi kinh nghiệm .sdt của mình la 01642505605.cảm ơn mọi người vì đã đọc tin của mình.

djshg
djshg
Trả lời 13 năm trước

Bệnh viêm cột sống dính khớp (VCSDK) rất dễ gặp, chỉ sau bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Đây là bệnh mạn tính gây tổn thương ở các khớp cột sống, cùng chậu và các nơi khác dẫn đến dính khớp và cứng khớp. Khởi đầu bệnh là các dấu hiệu đau vùng thắt lưng, mông, đôi khi đau dọc xuống đùi. Đau nhiều về nửa đêm gần sáng, có cảm giác cứng cột sống và khó cúi khi giữ hai chân thẳng. Bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát khi người bệnh cảm thấy đau cả khi thở mạnh, vùng gáy đau, không quay, không cúi được đầu do tổn thương những đốt sống cổ; kèm theo các dấu hiệu khác như sốt nhẹ, viêm mống mắt, hở van động mạch chủ... Khi dính cột sống hoàn toàn, lưng người bệnh thẳng đuột, đầu ngay đơ, chỉ đi được những bước ngắn và khó khăn khi ngồi. Điều trị viêm cột sống dính khớp chủ yếu bằng phương pháp nội khoa và kết hợp với luyện tập những bài tập thích hợp nhằm duy trì hô hấp, khôi phục lại hoạt động của khớp và chống gù vẹo cột sống. Tốt nhất khi có các dấu hiệu trên, bạn cần đến bệnh viện để khám, chụp Xquang và làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định, từ đó có phương pháp chữa trị đúng cách và kịp thời thì mới đem lại hiệu quả.

Viêm cột sống dính khớp là bệnh toàn thân, nhưng biểu hiện chủ yếu ở cột sống. Bệnh có đặc điểm là viêm khớp liên đốt sống mạn tính, từ từ dẫn đến cứng khớp cột sống. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới, trẻ tuổi, tiến triển qua nhiều đợt trong nhiều năm, dẫn đến sự dính liền hoàn toàn các đốt sống với nhau và làm hạn chế vận động cơ thể.

Hướng điều trị, ngoài các thuốc giảm đau, kháng viêm, người bệnh cần có một chế độ tập luyện vật lý trị liệu thường xuyên, liên tục, tái khám đúng định kỳ để duy trì tư thế tốt và chức năng vận động.

Bản thân bệnh nhân VCSDK muốn giảm nhẹ đau đớn nên thường để các khớp ở trạng thái hoàn toàn không hoạt động trong một thời gian dài, hậu quả là bị teo cơ bắp và co rút khớp xương, gây tàn phế. Do vậy phương pháp tốt nhất là tích cực điều trị bằng các thuốc chống viêm để kiểm soát đau khớp, rồi từ từ hoạt động các khớp xương.

Trong giai đoạn tiến triển của bệnh, bệnh nhân phải nghỉ ngơi. Khi không vận động phải đặt khớp xương viêm cấp tính ở vị trí thích hợp hoặc dùng nẹp để hạn chế cử động, tránh phát sinh co rút khớp. Trong thời kỳ cấp tính phảikiên trìvận động duỗi thẳng chi và cột sống để giảm nhẹ các cơn đau do co rút cơ gây ra. Khi nằm nghỉ, bệnh nhân phải nằm ngửa trên nền cứng, đầu gối thấp, chân duỗi thẳng hơi dạng để tránh các khớp bị co rút nặng thêm. Với tư thế này nếu có dính khớp thì bệnh nhân vẫn có thể đi lại được. Tuy nhiên khi bệnh đã đỡ thì cần phải tích cực vận động càng sớm càng tốt để chống dính khớp. Bệnh nhân cần phải hiểu rằng tập vận động khớp và điều trị bằng thuốc đều có tầm quan trọng như nhau. Bệnh nhân phải học cách tự chăm sóc bản thân và thường xuyên tập thể dục, với sự hướng dẫn của bác sĩ để duy trì được tư thế tốt nhất của cột sống, tăng cường cơ lực của các cơ cạnh cột sống và tăng hoạt động của các cơ hô hấp.

Trong thời gian bị bệnh, mỗi ngày cần hoạt động xương khớp nhẹ nhàng 1-2 lần để giúp giảm bớt co cứng khớp. Xoa bóp vùng bị tổn thương giúp cho phục hồi nhanh hơn. Bệnh nhân có thể áp dụng các bài tập thể dục trị liệu hay tập bơi, chơi cầu lông, bóng bàn. Thậm chí sau khi các triệu chứng bệnh đã khỏi thì vẫn phải kiên trì vận động trong thời gian dài để duy trì các khớp xương ở trạng thái chức năng bình thường.

Người bệnh nghiện thuốc lá phải dừng ngay hút thuốc lá để phòng tránh suy hô hấp. Bệnh VCSDK cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh dục của người bệnh. Ở giai đoạn muộn khi cột sống và các khớp đã biến dạng nhiều, khiến cho bệnh nhân thậm chí không thể tự mình sinh hoạt bình thường được. Một số thuốc điều trị cũng ảnh hưởng đến chức năng sinh dục. Bệnh cũng ảnh hưởng cả đến thế hệ con cái của bệnh nhân. Nguy cơ những đứa trẻ của những bệnh nhân có HLA B 27 dương tính bị mắc bệnh VCSDK lên tới 50%. Do vậy bệnh nhân VCSDK nên cân nhắc kỹ khi lập gia đình và có con. Nên lập gia đình và có con sớm, ở giai đoạn đầu của bệnh khi chưa có biến dạng cột sống và các khớp. Những người VCSDK nếu thấy khớp háng không thoải mái thì nên đi kiểm tra sớm và khám định kỳ. Đối với người khớp háng đã bị cứng đờ, không thể sinh hoạt và làm việc bình thường thì phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.

Cần phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm thì kết quả mới khả quan. Mục đích của điều trị là giảm đau, chống viêm, duy trì chức năng vận động của các khớp cột sống và ngoại vi. Bệnh nhân cần xác định thái độ kiên trì điều trị lâu dài, tuân thủ đúng chế độ thuốc men do thầy thuốc chỉ định.

Chúc bạn và gia đình sức khoẻ!

jkfshrjkg
jkfshrjkg
Trả lời 13 năm trước

Đây là bệnh toàn thân có liên quan tới yếu tố gen HLA-B27. Bệnh có đặc điểm là rối loạn hệ thống đặc trưng bởi viêm cột sống và các khớp lớn ở chân tay, đau lưng nhiều vào ban đêm và cột sống bị cứng, lâu ngày có thể dẫn tới gù, có thể kèm thêm các bệnh của các cơ quan khác như viêm mống mắt, có thể biểu hiện trên hệ tim mạch và khó thở.

Bệnh thường xảy ra ở nam nhiều hơn nữ với tỉ lệ 3:1, điều này có nghĩa là nam hay gặp nhưng nữ cũng có thể bị và bản thân chúng tôi đã khám cho trường hợp nữ bệnh nhân bị mắc bệnh này.

Khi làm các xét nghiệm thấy tốc độ máu lắng tăng cao, CRP tăng cao biểu hiện tình trạng viêm. Khi chụp X-quang thường qui khu trú cho thấy có tình trạng viêm khớp cùng chậu. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo tiêu chuẩn New York bao gồm bệnh nhân có viêm khớp cùng chậu trên phim X-quang và một trong số các biểu hiện sau:

1- Hạn chế cử động của cột sống trên cả hai mặt phẳng trán và dọc.

2- Hạn chế sự dãn nở của lồng ngực

3- Tiền sử đau lưng do viêm, đau lưng do viêm được phân biệt với đau lưng không do viêm ở chỗ đau lưng do viêm xảy ra ở tuổi nhỏ hơn 40, khởi phát từ từ, cứng vào buổi sáng, cải thiện khi hoạt động và kéo dài hơn ba tháng trước khi cần phải đi khám bệnh.

CT Scan và MRI sẽ cho thấy các biến đổi trên cột sống và khớp cùng chậu sớm hơn so với X-quang thường qui. Khi bệnh tiến triển lâu (thường hơn 10 năm) X-quang thường qui sẽ cho thấy hình ảnh
dính cột sống, cột sống sẽ có hình cây tre do đó bệnh này cũng có tên như vậy.

Về điều trị, mục tiêu là giảm đau và hạn chế sự cứng khớp. Thuốc đầu tay vẫn là nhóm kháng viêm không steroide với liều thấp nhất có thể giảm đau được. Khi thuốc này không còn tác dụng hay gây ra tác dụng phụ, các thuốc khác có thể dùng bao gồm sulfasalazine, methotrexate. Corticoide chích vào khớp có thể giúp cải thiện triệu chứng đau. Biện pháp vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ việc điều trị bằng cách giữ cho lực cơ tốt, giúp các khớp và cột sống mềm dẻo tránh bị tàn phế.

rudfjghdgj
rudfjghdgj
Trả lời 13 năm trước

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là bệnh toàn thân, nhưng biểu hiện chủ yếu ở cột sống. Bệnh có đặc điểm là viêm khớp liên đốt sống mạn tính, từ từ dẫn đến cứng khớp cột sống. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới, trẻ tuổi, tiến triển qua nhiều đợt trong nhiều năm, dẫn đến sự dính liền hoàn toàn các đốt sống với nhau và làm hạn chế vận động cơ thể.


Hướng điều trị, ngoài các thuốc giảm đau, kháng viêm, người bệnh cần có một chế độ tập luyện vật lý trị liệu thường xuyên, liên tục, tái khám đúng định kỳ để duy trì tư thế tốt và chức năng vận động.

Cho tới nay vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh viêm cột sống dính khớp mà thường chỉ nhằm xử trí các đợt đau của bệnh. Có hai biện pháp là điều trị chỉnh hình và điều trị bằng thuốc.

Điều trị chỉnh hình

Đây là biện pháp cơ bản gồm các biện pháp dự phòng cần được áp dụng thường xuyên, kể cả ngoài các đợt đau: người bệnh nằm trên một phản cứng (đặt xen giữa đệm và giát giường một tấm ván); phải đặt một gối mỏng dưới đầu; tiến hành các động tác duỗi để chống lại xu hướng gù lưng; tập thể dục giữ tư thế: lưng áp sát vào tường, xương bả vai, u chẩm, gai chậu sau – trên và hai gót chân cũng phải áp chạm tường là đặc biệt cần thiết; thực hiện các bài tập thở hằng ngày để tránh sự giảm biên độ thở.

Các biện pháp chữa bệnh trong giai đoạn tiến triển nặng: chủ yếu là để chỉnh lại tư thế do gù lưng vừa hình thành. Bệnh nhân nằm ngửa, đặt hai túi cát (mỗi túi chứa 1kg – 1,5kg) lên hai vai bệnh nhân, nếu cột sống cổ có xu hướng gù gập ra trước thì cho đặt một túi cát vào trán; giảm dần bề dày của gối đầu; để duy trì kết quả, cần thiết phải cho bệnh nhân đeo một cái đai mà điểm tựa là xương ức và cột sống lưng được tự do (đai kiểu Swain).

Trường hợp có tổn thương ở các khớp ngoại vi có thể áp dụng các biện pháp chỉnh hình khác.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc điều trị có hiệu quả nhất là phenylbutazon, nhưng cần được theo dõi chặt chẽ. Các chống chỉ định phải được tuân thủ nghiêm ngặt và khi có một dấu hiệu phản ứng do ảnh hưởng của thuốc như cảm giác nóng rát dạ dày, buồn nôn hay nôn, ban ngoài da, ngứa, chảy máu da – niêm mạc, protein niệu, giảm bạch cầu trong máu thì phải ngừng thuốc ngay.

Phenylbutazon là thuốc cơ bản cho điều trị một đợt tiến triển theo phác đồ:dùng 3 viên (600mg/ngày) trong vòng 10 ngày, rồi tiếp sau cho từ 1-2 viên (500mg/ngày). Trong giai đoạn này cần dùng kèm thuốc giảm đau aspirin 2-3g/ngày (aspirin pH8, aspirin sủi bọt...). Tùy theo diễn biến của bệnh, tiếp tục cho phenylbutazon theo liều giảm dần, trung bình từ 1-1,5g mỗi tuần, rồi giảm xuống liều tối thiểu hữu hiệu cho tới khi đợt tiến triển kết thúc.

Ngoài đợt tiến triển, tùy theo từng trường hợp có thể áp dụng thích hợp:nhiều bệnh nhân không còn biểu hiện lâm sàng có thể ngừng thuốc; một số bệnh nhân khác có thể duy trì cuộc sống tương đối bình thường với thuốc điều trị củng cố như aspirin từ 1-2g/ngày, hoặc với liều nhỏ phenylbutazon theo đường uống hay thuốc đạn đặt hậu môn. Tất cả các trường hợp đều phải áp dụng các biện pháp chỉnh hình.

Các loại thuốc chống viêm:nhiều loại thuốc chống viêm khác cũng có tác dụng tương đối tốt như tilcotil, voltaren, profenid... Trường hợp có tổn thương các khớp ngoại vi có thể kết hợp thêm viên dinh dưỡng và vitamin thành phần có glucosamine sulfate 500mg và chondrovitin sulfate 400mg.

Trong quá trình điều trị, tùy từng trường hợp và diễn biến của bệnh mà kết hợp với biện pháp chỉnh hình, các loại thuốc giãn cơ như myolastan, mydocalm, coltramyl...

Ngoài ra, người bệnh còn có thể áp dụng một số biện pháp khác như châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng thích hợp.

Cần phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm thì kết quả mới khả quan. Mục đích của điều trị là giảm đau, chống viêm, duy trì chức năng vận động của các khớp cột sống và ngoại vi. Bệnh nhân cần xác định thái độ kiên trì điều trị lâu dài, tuân thủ đúng chế độ thuốc men do thầy thuốc chỉ định.

Chế độ sinh hoạt, vận động thế nào khi bị VCSDK?

Bản thân bệnh nhân VCSDK muốn giảm nhẹ đau đớn nên thường để các khớp ở trạng thái hoàn toàn không hoạt động trong một thời gian dài, hậu quả là bị teo cơ bắp và co rút khớp xương, gây tàn phế. Do vậy phương pháp tốt nhất là tích cực điều trị bằng các thuốc chống viêm để kiểm soát đau khớp, rồi từ từ hoạt động các khớp xương.

Trong giai đoạn tiến triển của bệnh, bệnh nhân phải nghỉ ngơi. Khi không vận động phải đặt khớp xương viêm cấp tính ở vị trí thích hợp hoặc dùng nẹp để hạn chế cử động, tránh phát sinh co rút khớp. Trong thời kỳ cấp tính phải kiên trì vận động duỗi thẳng chi và cột sống để giảm nhẹ các cơn đau do co rút cơ gây ra. Khi nằm nghỉ, bệnh nhân phải nằm ngửa trên nền cứng, đầu gối thấp, chân duỗi thẳng hơi dạng để tránh các khớp bị co rút nặng thêm. Với tư thế này nếu có dính khớp thì bệnh nhân vẫn có thể đi lại được.

Tuy nhiên khi bệnh đã đỡ thì cần phải tích cực vận động càng sớm càng tốt để chống dính khớp. Bệnh nhân cần phải hiểu rằng tập vận động khớp và điều trị bằng thuốc đều có tầm quan trọng như nhau. Bệnh nhân phải học cách tự chăm sóc bản thân và thường xuyên tập thể dục, với sự hướng dẫn của bác sĩ để duy trì được tư thế tốt nhất của cột sống, tăng cường cơ lực của các cơ cạnh cột sống và tăng hoạt động của các cơ hô hấp.

Trong thời gian bị bệnh, mỗi ngày cần hoạt động xương khớp nhẹ nhàng 1-2 lần để giúp giảm bớt co cứng khớp. Xoa bóp vùng bị tổn thương giúp cho phục hồi nhanh hơn. Bệnh nhân có thể áp dụng các bài tập thể dục trị liệu hay tập bơi, chơi cầu lông, bóng bàn. Thậm chí sau khi các triệu chứng bệnh đã khỏi thì vẫn phải kiên trì vận động trong thời gian dài để duy trì các khớp xương ở trạng thái chức năng bình thường.

Người bệnh nghiện thuốc lá phải dừng ngay hút thuốc lá để phòng tránh suy hô hấp. Bệnh VCSDK cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh dục của người bệnh. Ở giai đoạn muộn khi cột sống và các khớp đã biến dạng nhiều, khiến cho bệnh nhân thậm chí không thể tự mình sinh hoạt bình thường được. Một số thuốc điều trị cũng ảnh hưởng đến chức năng sinh dục. Bệnh cũng ảnh hưởng cả đến thế hệ con cái của bệnh nhân. Nguy cơ những đứa trẻ của những bệnh nhân có HLA B 27 dương tính bị mắc bệnh VCSDK lên tới 50%.

Do vậy bệnh nhân VCSDK nên cân nhắc kỹ khi lập gia đình và có con. Nên lập gia đình và có con sớm, ở giai đoạn đầu của bệnh khi chưa có biến dạng cột sống và các khớp. Những người VCSDK nếu thấy khớp háng không thoải mái thì nên đi kiểm tra sớm và khám định kỳ. Đối với người khớp háng đã bị cứng đờ, không thể sinh hoạt và làm việc bình thường thì phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.