Tay em thỉnh thoảng bị sưng các ngón tay cảm giác nóng và nhức ,khó chịu cho em hỏi em bị làm sao ạ,(tay em sưng như kiểu bị ong đốt rồi sau lại ko sưng nữa ),ngoài ra da em rất hay bị mẫn cảm hay nổi mụn ngứa với dát
Bạn thân mến!
Trường hợp của bạn rất có khả năng bị "Thấp khớp cấp" - một biểu hiện nguy hiểm của "chứng thấp tim":
Bạn nên đi thăm khám bác sĩ và có biện pháp phòng tránh chữa trị tốt nhất nha!
Chúc bạn may mắn và sức khỏe!
Bạn tham khảo thêm bài viết sau:
Bệnh thấp khớp (Viêm khớp dạng thấp)
“Thấp khớp” là một danh từ có tính mơ hồ chung chung, nhưng đã được nhiều người quen dùng để chỉ một số bệnh gây đau ở khớp. Nguyên nhân có thể do khớp bị viêm hoặc bị thoái hóa vì tuổi tác.
Tính chất đau cấp tính nghĩa là đau nặng đều gặp cả ở trường hợp khớp bị viêm hay thoái hóa.
Nguyên nhân bệnh viêm khớp thường do bao gân hoặc bao đựng hoạt dịch của gân bị viêm kèm theo hiện tượng chảy tràn lan dịch ra khớp dẫn tới sự biến dạng của khớp.
Hiện tượng “gỉ” khớp thường do các gân bị thoái hóa vì tuổi tác, các đầu xương lâu ngày bị tác dụng bởi sức nặng (sức nặng cơ thể, đồ mang vác khi làm việc, lao động) làm biến dạng, mòn, sứt mẻ.
. Triệu chứng
Người bị viêm khớp cảm thấy đau khớp ngay cả lúc nghỉ. Chỗ đau bị sưng và luôn tiết dịch ở bên trong. Khi cố sức cử động để làm việc càng thấy đau hơn. Buổi sáng khi mới ngủ dậy, thường cảm thấy cứng tay, cứng chân. Một lúc sau mới cử động dễ dàng hơn.
Người bị gỉ khớp thường chỉ đau khi lao động, đỡ đau khi nghỉ. Khi cử động các khớp có thể kêu răng rắc, đôi khi lên cơn đau vì bị viêm.
. Chẩn đoán và điều trị
Cần đi khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân bệnh. Bác sĩ thường yêu cầu đi chụp X-quang khớp và thử máu.
Bệnh viêm khớp có thể do khớp bị nhiễm trùng (bác sĩ có thể chích hút chất dịch ở khớp ra để xét nghiệm), do bị bệnh Gút, bệnh vẩy nến. Phụ nữ thường bị bệnh đa viêm khớp ở bàn tay và ở đầu gối, thường được chữa trị bằng thuốc chống viêm và các loại thuốc có corticoide. Ở đàn ông, hiện tượng đau khớp có thể xảy ra ở tay, đầu gối, cổ chcân và ở cả cột sống, thường được điều trị bằng các thuốc chống viêm, dầu xoa bóp ngâm nước có những tính chất nhất định.
Hiện tượng thoái hóa khớp ở đầu gối, hông, tay và cột xương sống thường được điều trị bằng Aspirine, thuốc chống viêm, cử động liệu pháp, các thuốc xoa bóp, ngâm nước biển, nước suối thích hợp.
Trường hợp bệnh nặng, có khả năng bị tàn tật do khớp đã bị hủy hoại nặng, cần phải mổ để thay thế bằng các khớp nhân tạo (khớp hông, khớp đầu gối).
Có thể bạn bị bệnh gút (gout) hay còn gọi là thống phong. (Nếu các khớp bàn chân,ngón chân cái, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay bị sưng đỏ và đau thường vào ban đêm thì chắc chắn là bị gút).
Cũng có thể bạn bị viêm khớp.Bạn nên đi khám bác sĩ là tốt nhất.
Mấy căn bệnh trên thường xuất hiện ở những bạn hay nhậu nhẹt uống bia rượu nhiều.
Nên đi khám bệnh và kiên trì chữa bệnh là tốt nhất. Đừng để quá trễ sẽ tốn kém nhiều hơn nữa.
Có thể bạn bị bệnh cước chân tay
Khi trời lạnh, các đầu ngón chân, ngón tay sưng lên, nóng đỏ, hơi đau do phù nề. Đặc biệt, bệnh nhân bị ngứa với mức độ khác nhau tùy từng người. Có người ngứa quá mức, phải gãi gây trầy xước và nhiễm trùng, dẫn đến viêm da.
Cần đi tất để giữ ấm chân.
Bệnh cước ở mức độ nhẹ có thể được khắc phục chỉ bằng cách giữ ấm cơ thể, nhất là bàn tay bàn chân bằng cách đi găng, bít tất. Mỗi buổi tối, nên ngâm chân chừng 20 phút trong nước ấm, cảm giác khó chịu sẽ dịu đi rất nhiều. Sau khi ngâm, xoa bóp và rửa sạch chân, cần lau thật khô rồi mới đi tất.
Trong nhà, nên đi loại dép giữ ấm, khi ra ngoài cần đi giày kín. Tuyệt đối không dùng nước lạnh khi rửa tay chân hay làm các việc tiếp xúc với nước.
Trường hợp cước nặng nên đến bác sĩ để được kê đơn thuốc nhằm giảm ngứa, chống phù nề; tránh gãi gây viêm loét.
Ngoài ra, để hạn chế sự phát triển bệnh da trong trời rét, các chuyên gia khuyến cáo:
- Hạn chế tối đa việc gãi. Nếu thấy không chịu được, cần đi khám để bác sĩ cho thuốc giảm triệu chứng này.
- Mặc kín và đủ ấm (với những người bị mề đay, điều này càng quan trọng). Hạn chế các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, bố. Tránh mặc quá chật vì sẽ gây cọ xát, kích thích tại chỗ.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và hạn chế chất kích thích (rượu bia, cà phê, thuốc lá).
- Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa. Nên đeo găng tay khi rửa bát, giặt giũ, lau nhà... Khi tắm và rửa tay, tốt nhất là dùng các sản phẩm được bác sĩ kê đơn. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu các loại kem bôi để giữ ẩm, làm mềm da và dịu cơn ngứa.
- Tắm bằng nước ấm để cân bằng nhiệt độ, tăng tuần hoàn cho da.
- Không nên dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, hoặc những món từng khiến bạn bị dị ứng.
Mình cũng có hiện tượng giống bạn: đầu ngón tay nổi nốt, nóng sưng như bị ong đốt, có 1 time thấy nó hết bữa sau lại bị lại, nốt nổi nhiều hơn. đau nhất là buổi sáng. Nhưng mình bị có 1 ngón tay thôi. Da mình ko bị mẫn cảm như bạn. Bạn đã đi khám bác sĩ chưa?
Hiện giờ bạn đã khỏi bệnh chưa? Chỉ mình với. cảm ơn bạn nhiều.
Bạn có thể dùng thử thuốc chữa khớp này. Đây là thuốc đông y rất an toàn nhưng hiệu quả lại rất tốt. Thuốc đã điều trị cho nhiều bệnh nhân bị khớp trong vòng 20 năm.https://www.facebook.com/thuocthapquahautan
Bạn có thể điều trị bằng thuốc thấp qua hậu tán. Thuốc đã được tin dùng và điều trị cho hàng vạn bệnh nhân trong vòng 20 năm trở lại đâyhttps://www.facebook.com/thuocthapquahautan
Theo mô tả thì có thể bạn đã mắc phải bệnh thoái hóa khớp rồi đó, trước đây đó là bệnh của người già nhưng giờ đây người mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, nguyên nhân thì nhiều lắm, nhưng chủ yếu là do các yếu tố sau:
Tuổi tác: Tuổi đời càng cao thì bệnh THK nói chung và khớp bàn tay, ngón tay nói riêng càng gia tăng do hiện tượng lão hoá các chức năng của cơ thể đặc biệt đối với nữ giới do suy giảm lượng hormon sinh dục. Sự THK là do lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp nói chung và khớp bàn tay, ngón tay nói riêng giảm sút một cách đáng kể và từ từ làm cho tổ chức sụn khớp thiếu chất dinh dưỡng. Trong khi sự thiếu hụt càng ngày càng gia tăng thì sức chịu đựng của sụn khớp càng ngày càng giảm bởi các tác động hằng ngày, liên tục lên khớp.
Làm việc nhiều với bàn tay: những người phải làm việc nhiều với bàn tay của mình như phụ nữ làm công việc nội trợ (giặt giũ, lao động tay chân…), béo phì,… càng dễ mắc bệnh thoái hóa xương khớp nói chung và khớp bàn tay, ngón tay nói riêng. Ngay cả sự THK cũng hay gặp ở bàn tay, ngón tay nào vận động nhiều hơn, người thuận tay phải thì khớp bàn tay phải và khớp các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa cũng sẽ dễ bị thoái hoá hơn các khớp bàn tay trái không thuận và khi bị thoái hoá thì các khớp bàn tay phải cũng có biểu hiện nặng hơn, thoái hoá, biến dạng khớp nhiều hơn. Trong các trường hợp viêm đa khớp dạng thấp thì hiện tượng THK cổ tay, bàn tay, ngón tay cũng chiếm tỷ lệ cao hơn các khớp khác.
Thiếu hụt canxi: Tỷ lệ người thiếu hụt canxi chiếm đa số là người lớn, trong đó đáng chú ý nhất là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Sự thiếu hụt canxi này cũng là một trong các nguyên nhân gây THK bàn tay, ngón tay.
Sau chấn thương: THK bàn tay, ngón tay cũng có thể gặp sau chấn thương, gãy xương, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hoặc một số bệnh rối loạn chuyển hoá như bệnh đái tháo đường. Đối với người cao tuổi còn có một nguyên nhân nữa là ít vận động cơ thể hoặc lười vận động.
Để đảm bảo việc điều trị được hiệu quả thì bạn nên đi khám bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp nha.
Đọc thêm bài viết sau để tham khảo nha bạn: http://jex.com.vn/tin-tuc/cho-xem-thuong-thoai-hoa-khop-ban-tay-ngon-tay-c1a559.html