Những thức ăn giảm nguy cơ bị ung thư?

zero
zero
Trả lời 14 năm trước
Một số thức ăn có tác dụng trung hòa các chất gây ung thư bằng cách liên kết với chúng và thải ra ngoài cơ thể hoặc giảm ảnh hưởng độc hại của chúng với cơ thể. - Các loại rau xanh, trái cây tươi, gạo lứt (giã dối), bánh mỳ đen đều có tác dụng phòng ung thư rất tốt. Trong các sản phẩm này có chứa nhiều vitamin, chất xơ. Giả thiết cho rằng chất xơ tạo điều kiện cho ruột đẩy nhanh các phần thức ăn chưa được tiêu hóa hết, giảm thời gian tiếp xúc của cơ thể với các chất độc hại có thể gây ung thư. Ngoài ra các chất gây ung thư có thể gắn vào các sợi xơ, qua đường ruột và thải ra ngoài cơ thể mà không bị lưu lại trong ruột. - Các thức ăn có chứa nhiều chất indol (cải bắp, súp lơ), chứa nhiều canxi đều có tác dụng phòng ngừa sự phát triển của ung thư. - Một số vitamin có tác dụng giảm nguy cơ ung thư như B2, PP, A, C và E. Trong một công trình nghiên cứu, các nhà khoa học Nhật Bản thấy rằng, những người tăng cường ăn hằng ngày các rau quả như cà rốt, ớt đỏ, rau dền, bí ngô trong vòng 5 năm, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày đã giảm 25%. Các chất này chứa nhiều beta-caroten là tiền vitamin A. Vitamin C có trong các loại rau quả có tác dung ngăn cản sự hình thành các chất gây ung thư từ các chất nitrat có trong thức ăn. Nhu cầu về vitamin C cần 100-150mg/ngày đã bảo đảm hiệu quả phòng bệnh. Vitamin C chứa nhiều trong hành tươi, cải bắp, tỏi, chanh, ớt, cam..., ngoài ra vitamin C còn được dùng ở dạng dược phẩm. Vitamin E cũng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật, các mầm quả như mầm thóc, giá đỗ. Các khuyến cáo trong chế độ ăn để giảm nguy cơ bị ung thư - Ăn uống điều độ, không ăn no, chỉ ăn khi cảm thấy đói, trong một tuần tiến hành 1-2 ngày ăn nhẹ. - Giảm sử dụng mỡ xuống còn khoảng 20% tính theo giá trị năng lượng. - Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, gạo giã dối, bánh mỳ đen, đồ biển. - Hạn chế tối đa ăn đồ rán, đồ nướng trên lửa, đồ hun khói, đồ hộp, đồ chế biến mặn, tẩm ướp gia vị, đồ dầm giấm. - Tránh các đồ ăn mà trên bao bì có ghi hạn bảo quản lâu. - Không dùng lại dầu mỡ đã sử dụng để rán, đồ nướng, đồ rán quá lửa. - Không dùng các đồ ăn có biểu hiện ôi thiu, nấm mốc; không ăn tương ớt không rõ nguồn gốc. - Hạn chế uống rượu có nồng độ cồn cao, uống rượu kết hợp hút thuốc lá. - Không chế biến thức ăn dùng trong nhiều ngày, không ăn thức ăn để lâu trong tủ lạnh, không sử dụng thức ăn và thức uống quá nóng, không uống quá 2-3 cốc cà phê mỗi ngày. Thực hiện tất cả các chỉ dẫn trên rất khó khăn, tuy nhiên để phòng ngừa ung thư mỗi người cần phải chú ý tối đa đến chế độ ăn uống để giảm thiểu các tác nhân gây hại. Phương thuốc tốt nhất trong cuộc chiến với ung thư là chế độ ăn uống dự phòng. Theo Sức khỏe & Đời Sống