Điều trị mụn trứng cá bằng lá hồng rừng thật sự có hiệu quả hay không ?

Hồng là loài cây ăn trái được trồng ở cả đồng bằng và miền núi nước ta. Quả hồng thường được chia thành "hồng ngọt" và "hồng chát" (còn gọi là "hồng ngâm"). Hồng ngọt chín ngay trên cây và tự nhiên hết vị chát, có thể hái về ăn ngay; còn hồng chát phải khử vị chát mới ăn được.

 

Tác dụng của lá Hồng rừng

Giải độc độc gan, hạ men gan, chữa nổi mụn, ban ngứa ngoài da, làm sáng đẹp làn da.
Giải độc rượu - bia.
Thanh nhiệt, tiểu lợi.
Sử dụng đung nước uống hàng ngày.
Thuốc từ quả hồng và cây hồng

Quả hồng là một thứ trái cây giàu chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học: Trong 100g thịt quả có: 0,7g protein. 0,1g lipid, 11g các chất carbohydrate, 3,1g chất xơ 10mg canxi, 19,1mg phôtpho, 0,2 mg sắt, 49,7 mg iôd, 0,16mg caroten, 0,01 mg vitamin B1, 0,02mg vitamin B2, 0,2mg vitamin PP, 0,2mg vitamin PP, 16mg vitamin C. Các chất carbohydrate trong quả hồng chủ yếu là đường saccharose, glucose và fructose; ngoài ra còn có pectine, tannin và một lượng nhỏ các hoạt chất khác.

Quả hồng và các bộ phận của cây hồng đều là những vị thuốc đã được dùng từ lâu đời trong Đông y học. Hồng được chế biến theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mục đích dùng làm thực phẩm hoặc là làm thuốc: Quả hồng đã chín đem bóc vỏ, moi bỏ hạt, ép bẹp, phơi hoặc sấy nhẹ cho se lại, cho vào hộp đến khi vỏ ngoài có mốc trắng thì lấy ra sấy ở nhiệt độ 50-60oC đến khi khô hẳn, như vậy sẽ được "hồng khô" hay còn gọi là "mứt hồng", khi chế hồng khô, bên ngoài quả hồng xuất hiện một lớp phấn, trắng như sương; thu gom lại cất riêng sẽ được thứ gọi là "thị sương" vừa là thức ăn vừa là vị thuốc. Trong chữ Hán quả hồng được gọi là "thị tử" (quả thị của ta gọi là "hoàng thị" hoặc "xú thịn"), cho nên các vị thuốc từ cây hồng đều mang chữ thị: "Thị đế" là tai quả hồng; "Thị tất" là nước ép từ quả hồng chưa chín, đem phơi hay sấy khô. 
Từ nhiều thế kỷ, người Nhật có tập quán dùng "trà lá hồng" để dưỡng sinh và phòng trị bệnh tật. Theo các nghiên cứu hiện đại, tronglá hồng có nhiều hoạt chất sinh học như các chất flavonoid, tannin, phenol, tinh dầu, betulinic acid, oleanolic acid, ursolic acid, rustin... đặc biệt hàm lượng vitamin C trong lá hồng rất cao (trong 100g lá tươi có tới 704mg). Lá hồng có tác dụng điệt khuẩn, hạ huyết áp, tăng độ bền thành mạch máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch; dùng để chống mất ngủ, giảm béo, chữa bệnh tim và động mạch vành tim, tiểu đường... Theo kết quả nghiên cứu của Viện u bướu Trung Quốc (TQ), lá hồng còn có tác dụng phòng chống ung thư: hàng ngày dùng 15g lá hồng uống thay trà có tác dụng trị liệu tương đối tốt đối với bệnh ung thư thực quản. Những năm gần đây TQ đã bắt đầu sản xuất trà lá hồng để xuất khẩu sang Nhật và tiêu thụ trong nước. Tại một số địa phương ở TQ, người ta chế biến trà lá hồng như sau: Từ khoảng trung tuần tháng 7 đến trung tuần tháng 9, hái lá hồng về, buộc thành từng chuỗi, đem nhúng vào nước nóng 85oC trong 15 phút, lấy ra nhúng vào nước lạnh, sau đó đem hong khô trong bóng mát (không phơi nắng), khi lá hồng khô thì vò vụn là được "trà lá hồng"; khi uống có thể hãm với nước sôi như pha trà.

 


Đối tượng sử dụng lá hồng rừng:

- Người bị nổi mụn, ban ngoài da

- Người bị men gan cao, gan nhiễm mỡ

Cách Sử Dụng : đun nước uống hàng ngày mỗi ngày 100gram cho 1 người .

Công Ty Cổ Phần Trà Thảo Dược Trường Xuân Chuyên bán Hồng Sâm cùng nhiều loại thảo dược khác, chất lượng đảm bảo, Giao hàng tận nhà trên Toàn Quốc:
Chi Nhánh Hà Nội:
Địa Chỉ: P310, Nhà 7, ĐH Tập Thể Thủy Lợi, Trung Liệt, Đống Đa.
Tel: (04) 3564 03 11 Hotline: 098 479 51 98
Showroom: Số 36 Ngõ 165 - Phố Chùa Bộc - Đống Đa
Tel: (04) 3564 34 12 - 0978 491 908
Chi Nhánh TP.HCM
Add: 194/48 Trần Văn Dư, Phường 13, Tân Bình
Showroom: 58A Trần Văn Dư - Phường 13 - Tân Bình
Tel: (08) 3556 43 52 Hotline: 098 480 68 76



Chưa có câu trả lời nào