Con tôi 8 tháng tuổi, cháu bị bệnh tay - chân - miệng cách đây 1 tháng và đã khỏi sau 2 tuần điều trị. Tôi muốn hỏi cháu đã bị bệnh 1 lần rồi thì bệnh có tái phát hay không, và hiện nay đã có vaccin phòng ngừa căn bệnh này chưa?
Hoàng Thu Hồng (Biên Hoà - Đồng Nai)
Biểu hiện của bệnh tay - chân - miệng
Bệnh tay - chân - miệng là một bệnh do siêu vi gây ra, thường gặp nhất là siêu vi Coxsackie A16, ngoài ra có một số ít trường hợp do enterovirus E71. Bệnh thường tự khỏi hoàn toàn sau 7-10 ngày và không có thuốc điều trị đặc hiệu để tiêu diệt siêu vi.
Khi trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng, trẻ sẽ tạo miễn dịch đối với loại siêu vi đó và có miễn dịch (đề kháng) đối với siêu vi đó. Nhưng vì bệnh này do nhiều loại siêu vi như trên gây ra, nên trẻ có thể mắc bệnh lại (không phải tái phát mà là nhiễm một loại siêu vi khác). Hiện tại, chưa có vaccin ngừa bệnh tay - chân -miệng cũng như rất nhiều loại bệnh do siêu vi khác. Biện pháp ngừa bệnh tốt nhất là che miệng khi ho hay hắt hơi và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước rửa tay sát khuẩn, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.
“Nóng” với bệnh tả, tay chân miệng, sốt xuất huyết
Đây là thông tin được BS Nguyễn Đắc Thọ - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM - đưa ra tại cuộc họp giao ban quận, huyện của TP vào sáng ngày 7.7.
Trẻ bị tay chân miệng đang được điều trị tại BV Nhi Đồng 1. Ảnh: V.T. |
Theo đó, tính đến đầu tháng 7, bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại TPHCM tăng 11,6% so với tháng trước và tay chân miệng tăng 23% so với cùng kỳ năm 2009. Ngoài ra, TP đã phát hiện 3 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả...
Theo kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur TPHCM vào ngày 7.7 cho thấy, ba trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả đều trú trên địa bàn quận Tân Bình. Hai trường hợp đầu tiên là Đ.T.Đ, 36 tuổi; T.A.D, 31 tuổi cùng làm công nhân ở đơn vị thi công kho hàng hoá sân bay Tân Sơn Nhất và một cụ ông tên V.V.T, 80 tuổi.
Ngoài ra, một bệnh nhân nữ 31 tuổi, trú ở quận 2 nghi ngờ mắc tả đang chờ kết quả xét nghiệm cuối cùng từ Viện Pasteur. Hiện nay, cả 4 trường hợp trên đang được theo dõi điều trị tại BV Nhân dân Gia Định.
Theo TS-BS Lê Trường Giang - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM - thì, Sở Y tế yêu cầu quận Tân Bình rà soát lại thực phẩm ở các chợ và thức ăn đường phố, xử phạt kiên quyết các điểm kinh doanh thực phẩm, hàng rong... không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cũng theo BS Thọ, mặc dù chưa vào mùa tay chân miệng (TCM) nhưng trong tháng 6.2010, TPHCM đã phát hiện thêm 342 trường hợp mắc bệnh mới (tăng 23% so với tháng 5). Thống kê của ngành y tế dự phòng cho thấy, toàn TP có 15/24 quận huyện có số ca TCM gia tăng. Thậm chí, tại các quận trung tâm như: Quận 1 - 3 - 4 - 6 - 8 - 10, Phú Nhuận... bệnh TCM cũng tăng đột biến. BS Thọ khuyến cáo, bệnh TCM sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới khi đỉnh dịch TCM tại TPHCM hàng năm thường xuất hiện trong hai tháng 9 và 10.
Cùng với sự gia tăng của tả và tay chân miệng thì TPHCM đang đối phó với tình trạng SXH đang bắt đầu bùng phát. Trong tháng 6.2010, số ca SXH tăng 11,6% so với tháng trước. Thạc sĩ BS Lê Bích Liên - Phó Giám đốc BV Nhi Đồng 1, Trưởng khoa SXH - cho biết, SXH đã vào mùa, số trẻ nhập viện vì SXH bắt đầu tăng lên. Nếu như trước đây chỉ có 40 - 50 trẻ điều trị nội trú về SXH nay đã tăng lên gần 70 trẻ. Tại BV Nhi Đồng 2, số trẻ điều trị cũng tăng lên 5 - 6% so với tháng trước.
BS Liên khuyến cáo, bệnh SXH vẫn còn là bệnh nguy hiểm, chưa có thuốc đặc trị, rất dễ dẫn đến tử vong do trụy tim mạch (sốc) xuất huyết ồ ạt nếu bệnh nhân không được phát hiện sớm và điều trị đúng. Tuy nhiên, việc phòng tránh để không bị SXH, không bị muỗi đốt không phải việc khó, việc đó phụ thuộc vào ý thức của cộng đồng.
10 tỉnh tái xuất hiện các ổ bệnh tả Ng.H |