Lịch sử chiếc xe huyền thoại Harley Davidson ????

Bạn nào có thông tin về vấn đề này thì chia sẻ với mình nhé, thanks.
trai_ha_noi
trai_ha_noi
Trả lời 14 năm trước
Harley-Davidson là một trong 2 hãng sản xuất xe môtô lâu đời nhất thế giới. Được sáng lập vào năm 1903 tại Milwaukee- Wisconsin (Hoa Kỳ) bởi 2 tên tuổi huyền thoại là William S. "Bill" Harley (1880 - 1943) và Arthur Davidson (1881 - 1950), sau này tiếp tục được phát triển bởi William A. Davidson, Horst Lambrecht (1870-1983) và Walter Davidson (1877 - 1942). [gallery]/1/rmt1254735576.jpg[/gallery] [center][b]Chiếc môtô Harley-Davidson đầu tiên[/b][/center] Lịch sử hơn 100 năm của Harley Davidson được bắt đầu vào năm 1907 bằng một bộ khung gần giống như xe đạp với động cơ chỉ một xi lanh và bánh ở phía sau được truyền động trực tiếp bằng một dây cu-roa. Chiếc xe đầu tiên này cũng chưa có cả hộp số và bộ côn (hay còn gọi là khớp li hợp), bộ đánh lửa được điều khiển bởi một bộ pin khá thô sơ (vào năm 1909 được thay bởi bộ đánh lửa nam châm). Thế nhưng sản phẩm này có tính ổn định và chất lượng rất cao vào thời bấy giờ, cái mà khiến cho mọi người phải chú ý. Ngay khi vừa cho ra đời những dòng xe môtô đầu tiên, Harley-Davidson đã làm giới đam mê xe vào thời đấy sửng sốt với động cơ 45 Grad V-Twin-Motor. Cơ chế hoạt động của loại động cơ đã làm cho Harley Davidson trở nên nổi tiếng như sau: Xi lanh thứ 1 ở phía trước sẽ được kích hoạt đầu tiên, sau một vòng xoay đúng 315 độ xi lanh thứ 2 sẽ được kích hoạt, tiếp theo là một vòng xoay 405 độ cho đến khi Xi lanh thứ 1 được kích hoạt lần nữa. Chính nhờ cơ chế hoạt động này mà những chiếc môtô của Harley thời đấy và cả đến bây giờ có tiếng động cơ mà không có một loại môtô nào trên thế giới có được. [gallery]/1/mgz1254735558.jpg[/gallery] [center][b]Một chiếc Harley-Davidson cổ điển[/b][/center] Năm 1909, Harley Davidson lần đầu tiên đưa loại động cơ V-Twin 2 Xy Lanh vào áp dụng trong xe của mình (cho đến bây giờ, V-Twin vẫn được để trong bảo tàng của Harley). Trong khi đó loại động cơ vẫn thường sử dụng từ trước đến nay là loại "Inline-V" với 2 xi-lanh cùng nằm trên một trục, vừa cồng kềnh lại vừa tốn chỗ. Tiếp theo đấy là sự áp dụng bộ côn và chiếc yên bằng da vào năm 1912, một năm sau là hộp số và xích thay cho dây cu-roa cũ kĩ, cũng trong năm đó chiếc Harley được trang hoàng thêm phần Kick (cần khởi động) và cuối cùng vào năm 1915, hộp số 3 tốc độ ra mắt dân “chơi” xe. Năm 1937, làng xe máy đón nhận thêm một tin vui từ phòng nghiên cứu của Công ty khi động cơ của Harley-Davidson được lắp thêm bộ phận mà ngày nay dân đi xe gọi là xú- páp treo thay cho loại xú-páp đứng đã lỗi thời của quân đội Mĩ. Và loại động cơ mới này được sản xuất hàng loạt vào năm 1948. [gallery]/1/gui1254735559.jpg[/gallery] [[b]center]Chiếc Harley với động cơ V-rod được coi là mạnh mẽ nhất[/center][/b] Năm 1957, xe Harley-Davidson được thiết kế hiện đại, nhỏ gọn và có dáng thể thao hơn. Serie động cơ này gồm 2 phiên bản 800 phân khối và 1200 phân khối, đây vẫn là loại động cơ V2-Twin 45 Grad với cái tên Big Twin (sau này được tích hợp với bộ truyền động bằng dây cuaroa răng cưa vào đầu thập niên 80 bởi hãng Mô tô danh tiếng Buell). Năm 1966, đánh dấu một giai đoạn cực kỳ gian truân của Harley Davidson khi liên minh của họ với Aermacchi đứng trên bờ vực phá sản do Aermacchi liên tục thua lỗ và những chiếc xe 2 thì của Harley không thể cạnh tranh được ở thị trường Châu Âu khắc nghiệt. Trong cơn hoạn nạn, Harley-Davidson không còn cách nào khác là phải sáp nhập với Công ty AMF. Năm 1978, tập đoàn Aermacchi phá sản và được bán cho Công ty Caviga. Nguyên nhân là vào những năm đầu tiên của thập niên 70 trên thế giới khá thịnh hành kiểu dáng xe gọi là Chopper và Harley đã không thể nào chống chọi được với các đối thủ cạnh tranh đến từ xứ sở mặt trời mọc.. Năm 1983, động cơ EVO được đưa vào sử dụng, thay thế hoàn toàn các loại động cơ trước đây của Harley, EVO đã được Harley và Porsche thai nghén trong suốt nhiều năm trước khi tung ra thị trường. Trong động cơ EVO người ta đã thay thế hoàn toàn những sợi xích truyền động rối rắm và gây tiếng ồn lớn bằng những sợi dây curoa đặc biệt. Lịch sử Harley Davidson bước sang một trang mới bằng một bước tiến thần kỳ, nó đã đặt hòn đá đầu tiên cho hơn 20 năm tiếp theo thành công rực rỡ của Công ty. Năm 1999, Harley-Davidson chính thức chia tay với động cơ EVO Big Twin và thay vào đó là một thế hệ động cơ mới rất hiện đại EVO Twin Cam 88. Ưu điểm nổi bật của dòng động cơ mới này là nhẹ hơn và có công suất lớn hơn rất nhiều so với Big Twin. [gallery]/1/tlx1254735560.jpg[/gallery] [center][b]Biểu tượng toàn cầu của Harley-Davidson[/b][/center] Năm 2002, Harley cho xuất xưởng mẫu xe đua đầu tiên của mình với động cơ của hãng Porsche :1300 phân khối, mô men xoắn cực đại lên đến 9000 vòng/ phút và đặc biệt là xy -lanh lệch góc 60 độ khác hoàn toàn với loại động cơ trước đây. Một thế kỷ đã đi qua, Harley-Davidson đã và vẫn tiếp tục cho ra đời những chiếc môtô làm bao người say mê. Năm 2004, Harley-Davidson kỷ niệm 101 năm ngày ra đời của chiếc xe môtô đầu tiên. “Mọi con đường đều bắt đầu từ đây và chúng sẽ không bao giờ kết thúc”. Đó là khẩu hiệu của Harley-Davidson. [gallery]/1/uhm1254735561.jpg[/gallery] [center][b]Văn hóa Harley-Davidson[/b][/center] Trong thế giới xe môtô phân khối lớn, nhắc đến Harley-Davidson là người ta liên tưởng ngay đến một thế giới riêng của những người say mê mác xe nổi tiếng này. Đã có biết bao huyền thoại về niềm say mê của các thế hệ, sự bình đẳng không phân biệt tầng lớp cùng Harley-Davidson. Dù là triệu phú, là chính khách, hay ngôi sao điện ảnh nhưng họ đều có chung niềm tự hào và kiêu hãnh – chủ nhân của chiếc Harley-Davidson. Harley-Davidson là một nét đặc trưng của văn hóa Mỹ Trải qua năm tháng, lịch sử chiếc xe tạo nên những huyền thoại, tuy vậy những câu lạc bộ Harley-Davidson, những người đam mê Harley-Davidson lại không phải là một thế giới riêng có điều gì đó huyền bí như nhiều người vẫn nghĩ. Đơn giản là mỗi nhóm có một gu chơi xe riêng, phong cách riêng và văn hóa riêng cho mình. Qua một chiêc xe cụ thể, có thể nó sẽ nói được không ít điều về chủ nhân của nó. Harley cũng vậy. Đây là kết luận của tổ chức Progressive Group cùng nhiều hãng bảo hiểm danh tiếng. Họ đã tiến hành nhiều nghiên cứu công phu đối với các nhóm người đi xe máy trên toàn nước Mỹ. Cũng cần nói thêm, Progressive Group là công ty bảo hiểm xe máy lớn nhất quốc gia này. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy những sự khác biệt hoặc đồng nhất rất thú vị giữa những người chủ của mác xe Harley-Davidson và chủ các mác xe phân khối lớn khác. Ví dụ như chúng ta đều đã biết rằng những người hâm mộ xe Harley-Davidson không bao giờ che giấu sự đam mê của họ với mác xe lâu đời và danh tiếng này. Theo kết quả thu được từ các cuộc điều tra, chủ nhân xe Harley-Davidson thường xuyên mặc quầng áo theo phong cách Harley-Davidson, sử dụng các đồ đạc mác Harley-Davidson. tỷ lệ này là 90% so với 30% của chủ các mác xe khác. Ngoài ra, những người điều khiển Harley-Davidson thích văn hóa body-art: xăm mình, và bản thân những chiếc xe của họ luôn được chủ nhân đặc biệt chú ý về vấn đề trang trí sao cho hòa hợp với người cầm lái. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nét chung nhất của những người ưa thích Harley-Davidson chính là khái niệm “tự do”. Mặc dù rất nhiều người lầm tưởng rằng những người điều khiển xe phân khối lớn luôn phóng xe với tốc độ kinh hoàng trên xa lộ, nhưng thực tế không hoàn toàn là như vậy. chỉ có 1% những người mê xe Harley mua xe để có được cảm giác mạnh về tốc độ. Tuy nhiên những người này luôn có chung sự giải thích về nguyên nhân mỗi khi “lướt gió” trên đường: đó là để thử động cơ, khi cần chuyển hàng gấp hay thư giãn cùng bè bạn trên các con đường cao tốc vắng người... [gallery]/1/obp1254735562.jpg[/gallery] [center][b]Một câu lạc bộ của những người đam mê xe Harley[/b] [/center] Có một điều thú vị là 95% những người điều khiển xe phân khối lớn đều chào nhau trên đường. Cách thức phổ biến nhất là vẫy tay (37%). Trong số đó, các chủ xe H được coi là nồng nhiệt hơn cả trong chào hỏi với lối chào đặc trưng là giơ hai ngón tay xuống phía dưới (30%). Tất nhiên là nếu cùng đi xe Harley thì sự thân thiện sẽ tăng lên rất nhiều.