Làm giá đỗ như thế nào?

Trả lời 16 năm trước
Thường 1kg đậu làm được 1 nồi giá cỡ trung bình. Đậu được đãi, rửa thật sạch, phơi ráo trong bóng râm, loại bỏ hạt xấu, ngâm nước trong nồi đất nung được cọ rửa sạch khoảng 3 đến 6 giờ liền đến khi đậu trương lên, nước ngâm nên dùng loại nước giếng khơi để món giá được trắng và ngọt, khi đậu đã trương tiếp tục lấy lá tre gài miệng nồi theo kiểu đan phên cài, sau đó úp nồi xuống nền đất đợi nảy mầm. Trong một đêm, người ta đổ thêm nước vào nồi 3, 4 lần, mỗi lần cho nước vào khoảng 30 phút, sau đó lại chắt nước ra. Khoảng 4 đến 5 ngày giá đỗ sẽ mọc đều, trắng muốt, dài chừng 3 đến 4 cm. Tổng trọng lượng của nồi giá khi đó lớn gấp nhiều lần nguyên liệu khi mới cho vào ủ, trung bình mỗi nồi sẽ cho từ 8 đến 10 kg giá đỗ thành phẩm. Lúc này thân giá mập mạp, để lâu hơn phần thân mọc dài ra và hai lá mầm tiêu giảm đi giá sẽ không còn ngon nữa. Người ta thường sàng sảy cho phần vỏ xanh rời hẳn khỏi hai lá mầm trước khi sử dụng.
Tran Linh
Tran Linh
Trả lời 15 năm trước
Cách làm giá đỗ không cần cát Thường mỗi mẻ làm khoảng 10kg đỗ xanh. Làm ướt hạt rồi sát (như vo gạo) trong khoảng 30 phút cho hạt mỏng bớt vỏ, sau đó rửa kỹ bằng nước sạch, ngâm nước 1 giờ sau đó chuẩn bị đem ủ. 1. Nguyên liệu: Nên dùng loại đỗ nhỏ hạt như giống Tiêu Hà Nội, Mộc Trung Châu, chất lượng vừa ngon mà tỷ lệ sản phẩm thu được trên một đơn vị nguyên liệu lại cao. Chọn hạt chắc, mẩy, sàng loại bỏ những hạt lép, lửng, tạp chất, sâu mọt. Nên dùng loại đỗ mới thu hoạch để làm giá, như vậy tỷ lệ nảy mầm của hạt sẽ cao (xấp xỉ 100%). Dụng cụ ủ là một chiếc thùng tôn, thùng nhựa hay bằng nhôm càng tốt, dung tích 100 lít, dưới đáy bố trí khoá nước để khi cần tháo nước khỏi thùng ủ. 2.Ủ đỗ: Trước khi đổ đỗ vào thùng để ủ, xếp khoảng 7- 8 viên gạch dưới đáy theo chiều dựng nghiêng, xếp kiểu xoè nan quạt, đặt vỉ tre lên, lót lá tre, lá chuối tươi rồi đổ đỗ xanh lên. Cứ một lớp đỗ xanh lại phủ một lớp lá tạo khoảng thoáng để đỗ dễ mọc mầm. Khi đổ hết đỗ vào thùng, phủ lớp lá cuối cùng và đậy lên trên bằng một vỉ tre khác, che phủ kín bằng vỉ cói, bao tải không cho ánh sáng lọt vào, tiếp theo dùng một vài viên gạch sạch đè lên. Lúc đầu đỗ chưa mọc, đè khoảng 2 viên, sau 2 ngày, đỗ xanh hút nước nứt nanh nở to, đặt khoảng 10 viên, ngày thứ 3- 4 đặt 15 viên (hoặc dùng vật khác nặng tương tự để đè). Mục đích chèn nặng để khi đỗ mọc mạnh không đội vỉ lên, mặt khác khi lèn chặt, thân giá sẽ mập hơn. 3. Chăm sóc đỗ ủ: Trong 2 ngày đầu sau ủ, mỗi ngày ngâm nước một lần khoảng 5 phút và tưới nước 5 lần (khoảng 5 giờ tưới một lần, kể cả ban đêm). Mỗi lần tưới, cho nước sạch vào thùng, mở khoá tháo nước dưới đáy thùng đến khi dùng tay sờ thấy nước mát là được. Trong quá trình ủ, nhất thiết không để khối ủ bốc nóng, vì như vậy sẽ làm hỏng giá đỗ. Ngày thứ ba và thứ tư, mỗi ngày ngâm 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối, mỗi lần 15 phút (vẫn rửa 5 lần/ngày). Đến ngày thứ năm thì ra giá. Trước khi dỡ giá, ngâm liền 1 giờ vào buổi sáng, giá sẽ giòn, tươi lâu. Đối với các hộ sản xuất ủ nhiều thùng, cần tính toán sao cho việc tưới và ủ được tiến hành một cách tuần tự, làm từng thùng một, việc ra giá cũng tuần tự, thùng ủ trước ra giá trước, ủ sau ra sau. Lưu ý khi ngâm và tưới cho thùng ủ, các vật liệu che lót và đè nén vẫn giữ nguyên để che sáng cho khối ủ, có như vậy giá đỗ mới trắng. 4. Ra giá: Sau khoảng 4- 5 ngày ủ tuỳ thời tiết, có thể ra giá. Khi dỡ giá khỏi thùng cần để sẵn một thùng nước sạch bên cạnh, một chiếc sảo lỗ to (1x1cm). Dỡ từng lớp giá ra, cho vào sảo sàng qua lại vài lượt để vỏ đỗ lọt qua sảo rơi xuống, giá sạch giữ lại phía trên, rửa qua nước sạch để loại bỏ chất chua trên thân giá là được. Đánh giá chất lượng sản phẩm, giá được coi là tốt khi màu sắc thân giá trắng đều, hạt đỗ vàng sáng, rễ màu nâu nhạt, lá màu vàng hay xanh nhạt, chiều dài thân giá 3- 5cm, đường kính thân giá 2,5- 3mm, rễ không quá 1cm, lá không quá 3mm... (Theo Hội nông dân)
Trả lời 14 năm trước
Cách làm của mình thì rất đơn giản thôi: Chuẩn bị: - Túi làm bằng vải valide màu trắng kích cỡ tùy chọn - Đỗ xanh loại mới hạt tròn, xanh mướt và bóng: 1 lạng - Nước sạch nóng ( 37-38 độ C) bạn sờ thấy nóng già là được - hai chiếc rổ cùng kích cỡ (kích cỡ rổ tùy chọn theo lượng giá bạn cần làm) - Một quả tạ 0.5 Kg hoặc một vật nặng tương đương. Cách làm: - Ngâm đậu trong nước nóng trong 4 tiếng ( khi bạn thấy đậu đã nứt vỏ và nhú mầm là được) - Đổ đậu vào túi vải valide - Cho túi đậu này vào chiếc rổ thứ nhất và dùng tay dàn nhẹ đậu cho đều, đậy miệng túi lại (chỉ cuộn miệng túi thôi) - Để chiếc rổ thứ hai lên trên túi đậu - Đặt quả tạ 0.5 Kg hoặc một vật nặng tương đương lên trên - Cho rổ vào chỗ tối -Hàng ngày bê nguyên cả rổ ngâm vào chậu hoặc bồn nước trong 15 phút, ngày ngâm hai lần, nhấc ra và để rổ ráo nước và để vào chỗ tối khoảng chừng 5 đến 8 ngày thì có thể sử dụng được. Cách này làm rất nhàn. Vải valide rất bền, ráo nước và giữ ẩm khá tốt nên không sợ phải mua hoặc may nhiều lần, rổ thì rất ráo nước nên đạt tiêu chuẩn không làm úng giá. Không phải là cứ nhiều nước là giá sẽ mập mà có khi nhiều nước quá cũng có thể làm giá bị úng và thối không thể nảy mầm tốt được. Thực ra việc cho đỗ vào nồi, chum, chậu, bình, hay túi thì cũng giống nhau cả thui vì cần phải có một chỗ để vừa làm ẩm và vừa để chứa được đậu. Điều quan trọng khi làm giá là độ ẩm , có chèn chặt vừa phải và tránh ánh sáng để giá nẩy mầm tốt. Chúc các bạn thành công. Orchid Last edited by orchid0998; hôm nay at 09:27 AM.