Có thai mấy tháng thì có thể nghe thấy tiếng tim thai?

Trả lời 15 năm trước
Hệ thống tuần hoàn của thai nhi lớp phôi giữa hình thành và bắt đầu phát triển rất sớm. Thế nhưng tiếng tim thai còn gọi là “tim thai” thường phải đến tuần thứ 18 hay tuần thứ 20 mới nghe được. Tiếng tim thai gần giống tiếng “tịch tà” của đồng hồ, tốc độ rất nhanh, mỗi phút đập 120 - 160 lần, vang rõ. Tỷ số lần đập của tim thai vào giữa thời gian có thai đập nhanh hơn vào cuối kỳ, có lúc mỗi phút có thể đập trên 160 lần. Trước khi thai được 6 tháng, sẽ nghe được tiếng tim thai ở chính giữa hoặc khoảng phía dưới rốn. Sau khi thai được 6 tháng thì có thể kiểm tra rõ ngôi thai, căn cứ vào tiếng tim thai đã nghe thấy để đoán ngôi thai, thường nghe thấy rõ nhất ở đằng lưng của thai nhi. Trên lâm sàng, nhờ nghe tim thai có thể biết được tình hình của thai nhi ở trong tử cung, đồng thời cũng giúp cho việc phán đoán ngôi thai và số thai. Nếu tần số đập của tim thai luôn luôn bình thường, đột nhiên tăng nhanh, mỗi phút đập vượt quá 160 lần hoặc chậm đến 120 lần hoặc từ mạnh chuyển sang yếu hoặc lúc nhanh lúc chậm không đều thì phải lập tức đến ngay bệnh viện điều trị. 40. Có thai bao nhiêu lâu thì thai máy? Số lần thai máy có ý nghĩa gì? Sau khi người phụ nữ mang thai, phôi thai lớn dần trong tử cung. Khi mang thai đến tuần thứ 8 thì bào thai đã mang hình người. Đã có thể nhìn thấy mắt, tai, miệng, mũi ở phần đầu. Lúc đó thai nhi đã có thể hoạt động. Nhưng do hoạt động rất khẽ và yếu. Người mẹ không thể cảm thấy được, chỉ có thông qua siêu âm mới thấy được. Khi thai được khoảng 16 tuần (4 tháng), tử cung phồng to lên khá nhanh, lượng nước ối cũng nhanh chóng nhiều lên. Hệ thống xương tứ chi của thai nhi phát triển khá hơn, giúp cho sức hoạt động của thai nhi mạnh hơn, khiến người mẹ có thể cảm thấy thai máy, cứ như có vật gì đang đội lên ở bụng dưới. Thời gian mang thai tăng dần, thai máy ngày càng rõ. Khi được khoảng 7 - 8 tháng, có lúc người mẹ sẽ cảm thấy có bàn tay bàn chân nhỏ đang đạp trong bụng. Nếu chú ý quan sát kỹ lưỡng việc thai máy thì sẽ thấy nó có tính quy luật nhất định. Thường trong một tiếng đồng hồ thì thai máy 3 - 5 lần, trong 12 tiếng đồng hồ có thể máy tới trên 30 - 40 lần. Thế nhưng thai máy sớm hay muộn còn do sự khác nhau của từng người. Thông thường những phụ nữ sinh con so thường thấy thai máy muộn hơn những phụ nữ sinh con dạ. Nhưng khi có thai đã được năm, sáu tháng, vẫn không thấy thai máy thì phải đi bệnh viện kiểm tra. Bởi vì thai có máy hay không, yếu hay khỏe và số lần thai máy nhiều hay ít là những tiền tố quan trọng phản ánh một số bệnh lý khác thường trong cơ thể mẹ và chức năng của nhau thai bị gây trở ngại, kể cả việc thai nhi bị thiếu ôxy mạn tính. Chẳng hạn như, có thể mẹ mắc bệnh viêm phổi trên diện rộng trong thời gian mang thai, do thiếu ôxy trong cơ thể, tim đập nhanh lên, thở gấp, sự cung cấp máu của thai nhi bị khó khăn, thì biểu hiện ra ngoài là thấy thai máy không yên ổn. Nếu như tâm trạng người mẹ bị xáo động, quá sợ hãi buồn rầu có thể làm tăng những chất hóa học có trong mạch máu, dễ gây hại đến hệ thống thần kinh và mạch máu của tim, khiến tần số và cường độ máy của thai bỗng tăng gấp mấy lần. Điều này hiển nhiên là đã gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sự tăng trưởng bình thường của thai nên có những biện pháp xử lý ngay, khắc phục và chấn chỉnh lại những nhân tố không hay này, để giúp cho thai nhi sinh trưởng và phát triển được tốt. Nếu số lần thai máy giảm ít đi, số lần máy (hay đạp) hàng ngày tụt xuống, trong 12 tiếng đồng hồ chỉ đạp dưới 10 lần hoặc hoàn toàn không còn nghe thấy gì nữa thì chứng tỏ thai thiếu ôxy rất nghiêm trọng, phải phá thai để cứu mẹ. 41. Làm thế nào để đoán được số tháng có thai theo vòng bụng to nhỏ? Bắt đầu từ khi trứng thụ tinh vào làm tổ trong niêm mạc tử cung cho đến thai lớn lên đủ tháng đủ ngày và được sinh ra, tổng cộng tất cả khoảng 40 tuần, cũng chính là thời gian 280 ngày. Trong một thời gian kéo dài này cùng với sự lớn lên của thai nhi, tử cung cũng dần dần to lên. Qua thực tiễn một thời gian dài, người ta phát hiện thấy, vòng bụng to hay nhỏ có quan hệ tỷ lệ nhất định với số tháng mang thai. Vì thế trên lâm sàng có thể thông qua quan sát vòng bụng to nhỏ để đoán thai được bao nhiêu tháng. Điều này rất có ý nghĩa đối với những phụ nữ có thai mà kinh nguyệt không đều. Thông thường mà nói, đến cuối tháng thai nghén thứ nhất của người phụ nữ, tử cung to bằng quả trứng; hết tháng thứ 2 tử cung to bằng quả trứng ngỗng. Đầy 3 tháng, tử cung to bằng nắm tay người lớn, có thể sờ thấy ở bụng dưới, cuối tháng thứ 4, tử cung to bằng đầu đứa trẻ mới sinh, đáy tử cung cao hơn khớp mu từ 2 đến 3 đốt ngón tay; hết tháng thứ 5, đáy tử cung nhô lên cách dưới rốn 2 đốt ngón tay, tròn 6 tháng đáy tử cung ngang bằng rốn; cuối tháng thứ 7 đáy tử cung nhô lên trên rốn 2 đốt; hết tháng thứ 8 đáy tử cung nổi cao hơn rốn chút nữa; 9 tháng, đáy tử cung tụt xuống 2 đốt ngón tay; tháng thứ 10, do đầu thai chúc xuống, đáy tử cung lại cao bằng độ cao tháng thứ 8. Thông qua sự to nhỏ của vòng bụng mà tính ra số tháng có thai, đây chỉ là cách tính sơ bộ. Bởi vì điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng của từng phụ nữ khác nhau, khiến tốc độ sinh trưởng phát triển của thai nhi cũng khác nhau nên vòng bụng mỗi phụ nữ đang mang thai đều có sự khác nhau. Để tính số tháng có thai một cách chính xác, tốt nhất nên nhớ kỹ ngày hành kinh lần cuối trước khi bạn mang thai. Kết hợp với những hiện nghén, ngày thai máy để tính ra số tháng mang thai. 42. Phụ nữ mang thai có những đặc điểm sinh lý gì? Để thích ứng với nhu cầu sinh trưởng phát triển của thai nhi và để chuẩn bị tốt cho việc sinh con, nuôi con bằng sữa, sau khi người phụ nữ có thai, hệ thống sinh dục và các bộ phận trên toàn thể cơ thể người mẹ đều có những thay đổi tương ứng theo như: 1. Bộ máy sinh dục Chủ yếu là tử cung cùng với sự lớn lên của thai nhi, tử cung to dần lên, đến gần ngày sinh nở, trọng lượng của riêng tử cung từ 30 gam tăng lên đến 1,0 kg, to gấp 33 lần; sức chứa cũng tăng lên đến 4000 - 5000 mililít, tăng trên 500 lần so với lúc bình thường. Đồng thời số lượng mạch máu trong tử cung cũng tăng lên nhiều, vì vậy lưu lượng máu chuyển vận trong tử cung phải tăng gấp 4 - 6 lần so với lúc bình thường, vị trí tử cung dần dần được nâng cao. Sau 3 tháng có thai, có thể sờ thấy tử cung ở phía trên khớp mu. Khi được 5 - 6 tháng, tử cung cao ngang rốn; 9 tháng, tử cung cao hơn rốn một ít. Ngoài những điều đó ra, để thích ứng với sự tăng trưởng của thai nhi, niêm mạc tử cung cũng có những biến đổi rất rõ rệt. Trong tế bào mang nhiều thành phần dinh dưỡng phong phú, trở thành “màng xác”. Còn về cổ tử cung và âm đạo, sự sung huyết rõ hơn và trở nên mềm mại trong thời kỳ mang thai. Vào tháng cuối của thời kỳ thai nghén, cổ tử cung dần dần co lại và biến đi, để khi sinh nở thai nhi chui ra được. 2. Bầu vú Do tác động các nội tiết tố nữ khi người mẹ mang thai, bầu vú căng to rõ rệt tuyến sữa và nang tuyến phát triển, tổ chức đệm kết xung huyết, vú phình to, núm vú thâm lại, sắp đến kỳ sinh nở thì đầu vú tiết ra một ít sữa non màu vàng. 3. Hệ thống mạch máu tim Để thích ứng với việc lưu lượng máu tăng lên trong tử cung và nhau thai, bắt đầu từ sau khi thai được 3 tháng, tổng lượng máu trong cơ thể mẹ dần dần tăng lên. Đến cuối thời gian mang thai, đã tăng lên khoảng 30% số máu so với lúc bình thường. Do lượng tăng lên lại là bộ phận dịch thể trong máu, khiến hồng cầu tăng lên khá ít, vì thế dễ gây ra tình trạng ” thiếu máu có tính sinh lý trong thời kỳ có thai”. Hơn nữa, do tử cung ngày càng lớn to lên, thậm chí làm cho mô hoành cách bị nâng lên, tim bị đẩy lên phía trên, sang trái. Đồng thời, do tổng lượng máu tăng lên, cũng làm cho tim phải gánh nặng thêm, cho nên trong thời kỳ có thai, tim thường to lên, đập nhanh hơn, lượng máu được đưa ra từ tim trong mỗi phút tăng lên 50% so với bình thường. Do tim có chức năng thay thế, tuy phải gánh thêm nhiều, nhưng vẫn bình thường. Nhưng nếu trước kia có bệnh thì khi có thai tim sẽ phải hoạt động quá nặng, chỉ có thể làm cho bệnh nặng thêm. 42. Phụ nữ mang thai có những đặc điểm sinh lý gì? (tiếp) 4. Về huyết áp Không có sự thay đổi lớn đối với những trường hợp mang thai bình thường, khi gần đến ngày sinh nở thì có thể cao hơn một chút. Thế nhưng huyết áp tối thiểu không nên vượt quá huyết áp cơ bản 40 mmHg, huyết áp tối đa không nên vượt quá 20 mmHg. 5. Hệ hô hấp Lượng ôxy cần cho thời kỳ mang thai và lượng carbonic (CO2) thải ra ngoài đều tăng nên phổi phải làm việc nhiều. Đồng thời, do mô hoành cách bị đẩy lên vì tử cung ngày càng to lớn nên khoang ngực bị hẹp lại. Vì vậy, người phụ nữ thường hay thở gấp. 6. Hệ tiêu hóa Phần lớn số phụ nữ có thai đều có phản ứng nghén trong thời gian đầu khi mới mang thai như chán ăn, buồn nôn, nôn oẹ… Do acid trong dạ dày tiết ra ít, sự nhu động của thành ruột kém nên họ hay đầy bụng và táo bón. Ngoài ra, gan cũng phải hoạt động nặng hơn trong thời kỳ có thai. 7. Hệ triết niệu Khi có thai, do cả mẹ cả con thay nhau bài tiết nên thận phải hoạt động nhiều. Lưu lượng máu trong thận và lượng lọc của tiểu cầu thận tăng 30 - 50% so với trước khi có thai. Nếu vượt quá khả năng hấp thụ nặng nề của tiểu cầu thận, có thể gây ra “đái đường có tính sinh lý” trong thời kỳ có thai. Dưới tác dụng của nội tiết tố progesteron, sức căng của ống dẫn nước tiểu kém, nhu cầu chậm, cộng thêm với việc bàng quang bị tử cung đè lên, nước tiểu thải ra không hết, vì thế dễ bị viêm nhiễm hệ tiết niệu. Trong thời gian đầu có thai, tử cung to lên, đẩy bàng quang lên phía trên và đè lên bàng quang, vì vậy hay đi giải nhiều sau khi tử cung phồng to lên, lên cao đến khoang bụng, đỡ đè lên bàng quang làm giảm bới số lần đi giải. Cuối thời gian mang thai, do đầu thai nhi chúc xuống đè vào bàng quang, số lần đi giải lại tăng lên. 8. Hệ nội tiết Trong thời gian có thai, khí quan, nội tiết đều có những thay đổi rõ rệt về kết cấu và cơ năng. Thuỳ trước của tuyến yên rộng gấp 2 -3 lần so với bình thường, có lần cao quá mức bình thường, vì vậy kích thích các tuyến nội tiết của toàn thân lên cao quá mức theo. Tuyến giáp trạng tăng 30 - 40% so với bình thường, chúng ta thường thấy cổ người phụ nữ có thai to lên là do nguyên nhân này. Do tuyến giáp trạng to lên nên cơ thể người phụ nữ cũng theo đó to lớn lên. Các bộ phận khác nhu tuyến thận, tuyến giáp trạng phụ cũng tăng theo. 9. Hệ thần kinh Trong thời gian có thai, do sự thay đổi của hệ thần kinh, người mẹ có thể có nhiều thay đổi về trạng thái thần kinh chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa, háo ngủ, vị giác và tâm trạng không ổn định. 10. Da dẻ Khi có thai, sắc tố da thường sẫm lại, nhất là ở xung quanh đầu vú, âm hộ, đường sọc chính giữa rốn phía dưới rốn hai bên mũi, má thường có vết xạm. Có người sau khi sinh con xong vẫn chưa sạch hết xạm do tuyến mồ hôi và tuyến mỡ của da tiết ra nhiều hơn, móng tay và lông tóc mọc nhanh. Trên bề mặt lớp da thành bụng, bầu vú và dọc hai bên đùi ngoài, có nhiều vết rạn của da, khi mới có thì mang màu hồng tím, khi cũ thì có màu trắng. 11. Bộ xương và dây chằng Trọng lượng tử cung khi có thai làm cho trọng tâm cơ thể đổ về phía trước. Để giữ cân bằng, đầu và vai người mẹ phải ngả về phía sau, vì thế tạo nên ” hình dáng đàn bà chửa”. Sự thay đổi của dây chằng chỉ yếu do các dây chằng khớp và các bộ phận gắn với khung chậu lỏng ra, giúp cho xương chậu hoạt động dễ dàng, dễ mở ra cho thai nhi chui ra khi sinh con. Cá biệt có trường hợp, do dây chằng quá rão, có thể gây nên đau khớp, gây cản trở cho hành động, không thể đứng lâu hay đi lâu, hiện tượng này càng gần đến tháng sinh con càng thấy rõ, sau khi sinh con mới hồi phục được. 12. Trọng lượng cơ thể Khi mới có thai, do ăn uống thất thường nên trọng lượng cơ thể thường bị giảm sút. Nhưng sau 4 tháng, cơ thể bắt đầu tăng cân. Tính đến tháng sinh con, có thể tăng 10-14 kg, bình quân mỗi tuần tăng 0,5 kg. Nếu trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh hoặc trọng lượng cơ thể tăng quá ít là không bình thường.