Đối với dòng sạc nhanh 1 cổng QuickCharge 3.0 18W, người dùng vẫn không khỏi băn khoăn để tìm cho mình chiếc sạc phù hợp nhất với thiết bị. Nguy cơ cháy nổ từ sạc điện thoại đang xảy ra rất nhiều, nhất là đối với dòng sạc nhanh, sự an toàn, tiện lợi, tin cậy thường sẽ được lòng người dùng nhiều hơn.
Bài viết hôm nay tôi mạn phép đưa ra 2 dòng sạc nhanh được nhiều người tò mò tìm kiếm gần đây là Anker A2013 và Marakoko MA15
Bạn cũng có thể tham khảo bài viết test giữa sạc nhanh Marakoko MA16 với sạc nhanh Anker A2129 2 cổng sạc nhanh, 12W
Thiết kế bên ngoài
Tổng thể bên ngoài của hai thiết bị này đều thuộc diện di động, gọn nhẹ, đơn giản thuận tiện trong việc di chuyển của người dùng. Nhất là những người yêu cầu tính chất công việc cần di động, di chuyển nhiều thì nên sắm cho mình một chiếc sạc dự phòng hoặc sạc nhanh.
- Với dòng Marakoko MA15, Điểm đặc biệt mà nhiều người thích chính là chân sạc được thiết kế là chân trụ tròn. Kiểu chân này không chọn lựa ổ cắm vì đây là kiểu thiết kế cổ điển, truyền thống từ trước. Thích hợp khi mang đi di chuyển mà không sợ ổ nguồn vuông.
- Với dòng sạc Anker PowerPort 2 Lite - 12w - A2129, được thiết kế với chân vuông, dòng chân vuông có ưu điểm về ngoại hình cập nhật hơn tuy nhiên nhiều khách hàng phàn nàn về sự không chắc chắn khi lắp vào ổ điển, dòng chân vuông này thường tạo ra tiếng kêu rè rè khó chịu khi sạc. Đồng nghĩa với nhiều ổ cắm di động thiết kế không dành cho chân vuông sẽ làm bạn đau đầu với việc tìm cổng chuyển đổi kết nối đi kèm.
Thông số kỹ thuật
ND |
Marakoko MA16 |
Anker PowerPort 18W |
Cổng sạc |
1 cổng |
1 cổng |
Công nghệ sạc |
QuickCharge 3.0 |
QuickCharge 3.0 |
Dòng ra |
18W |
18W |
Sàng lọc thiết bị |
Không |
Không |
Tích hợp |
IC chống quá dòng, LED sạc, SmartID |
|
Công nghệ sạc QuickCharge3.0 và hơn thua giữa Anker và Marakoko?
Cả 2 củ sạc nhanh 18W 1 cổng này đều được trang bị công nghệ sạc nhanh QuickCharge 3.0.
Có thể hiểu dòng sạc QuickCharge 3.0 giúp dòng điện đi vào ở cường độ cao hơn nhằm tối đa hóa hiệu quả sạc pin.
Nghĩa là điện thoại sẽ sạc được nhiều dung lượng pin hơn chỉ trong một khoảng thời gian cực ngắn, thông thường là khoảng vài chục phút là có thể sử dụng được vài giờ đồng hồ. Cá biệt có thể lên tới 1 ngày sử dụng sau khi sạc chừng 30 phút.
Tuy nhiên đối với dòng sạc này, nhược điểm của nó ở chỗ, cả điện thoại và bộ sạc phải tương thích với điện áp và dòng điện sạc. Điện thoại của bạn có thể hỗ trợ sạc ở mức 9V / 2A, nhưng nếu bạn chỉ có bộ sạc 1A thì quá trình nạp điện sẽ mất nhiều thời gian hơn. Tương tự như vậy, cắm một bộ sạc 2A vào điện thoại chỉ chấp nhận 0.7A sẽ không làm cho pin sạc nhanh hơn.
- Đối với sạc nhanh Anker, chắc chắn nhiều người sử dụng qua đã cảm thấy sự tiện lợi của thiết bị này khi được nhà SX trang bị sạc công nghệ cao, cùng với thương hiệu uy tín sẽ làm vừa lòng tương đối người tiêu dùng.
- Đối với sạc nhanh Marakoko, người dùng có thể sẽ chưa nhận ra sự khác biệt của thông số kỹ thuật dòng sạc nhanh này so với các dòng sạc của Anker A2013. Cũng với Công nghệ sạc QuickCharge 3.0, Marakoko tích hợp thêm tính năng sạc SmartID để nhận dạng thiết bị và cho dòng đi vào phù hợp nhất cho thiết bị. Thông thường sạc nhanh sẽ cho phép sạc đầu ra với 5V/2A, 9V/2A, 12V/1.5A, chính vì thế SmartID giúp nhận dạng thiết bị cho đầu vào sạc nhanh phù hợp nhất để thiết bị thực sự an toàn trong quá trình sạc.
Test kiểm tra sạc nhanh 18W, 1 cổng
Kiểm tra cả 2 dòng sạc nhanh 1 cổng này nhận thấy: Sạc thiết bị tương thích lên đến 80% trong vòng 35 phút. Vậy là đúng với công nghệ sạc nhanh QuickCharge 3.0 đã tăng tốc độ sạc lên gấp 4 lần so với thông thường.
Nhìn chung cả 2 dòng sạc đều có những ưu điểm riêng của mình để giúp người dùng trải nghiệm. Với Anker A2013 hay Marakoko MA15 thì đều mang đến cho người dùng những công nghệ mới, an tâm, tiện ích hơn.