tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b]Tình trạng của Motorola trong những năm gần đây rất “bi thương”. Hầu hết những mẫu điện thoai của họ không còn được ưa chuộng nữa, có ra sản phẩm nào là bị chê sản phẩm đó. Không cam chịu thất bại, Motorola đã dồn hết tinh hoa của mình để tạo ra một thiết bị mới, một thiết bị mà theo họ có thể làm tất cả mọi thứ, dễ dàng đánh bại mọi chiếc điện thoại khác. Vậy liệu điều đó có đúng hay chỉ là một biện pháp marketing tầm thường như bao công ty khác? Hãy cùng www.tinhte.com đánh giá về Motorola Milestone (Droid), sản phẩm cao cấp nhất của Motorola ở thời điểm hiện tại để tìm ra câu trả lời.
I)Phần cứng
Thiết kế: tốt
[/b]
Đã bao lần bạn cầm chiếc điện thoại cả chục triệu đồng của mình lên và tự hỏi tại sao nó lại đắt đến thế không? Liệu nó có xứng với cái giá mà bạn phải bỏ ra để mua không khi chiếc máy đó trông giống một “cục nhựa” rẻ tiền? Rất may là với Milestone, Motorola đã không làm như vậy. Toàn thân chiếc máy này được cấu tạo bởi những vật liệu cao cấp như kính hay kim loại. Chính vì vậy, cảm giác khi cầm máy là rất tuyệt vời, đằm và chắc chắn.
[gallery]/18/aaz1266915947.jpg[/gallery]
Hiện Milestone đang là chiếc điện thoại có bàn phím qwerty trượt ngang mỏng nhất thế giới. Nếu bạn từng cầm sản phẩm này, sẽ thấy Motorola chăm chút cho nó thế nào. Từng điểm nhỏ trong thân máy đều được thiết kế khá đẹp, toát lên một vẻ cao cấp mà không nhiều sản phẩm có.
[gallery]/18/snz1266915947.jpg[/gallery]
Tuy vậy, không phải Milestone không có nhược điểm. Hàng 4 phím cảm ứng phía trước của máy nhìn thì hiện đại thật nhưng đôi khi không thể sử dụng được nếu tay bạn bị ướt hay đeo một lớp găng tay dày. Bên cạnh đó, phím nguồn đồng thời là mở khóa máy đặt hơi thiếu hợp lý khi bạn phải với tay rất nhiều mới có thể tác động vào nó. Nếu Motorola chuyển phím này về 2 bên cạnh thì sẽ tiện cho người dùng hơn rất nhiều. Nếu không thì họ nên thêm vào cài đặt cho phép mở máy khi nhấn bất cứ phím cứng nào.
[gallery]/18/qht1266915947.jpg[/gallery]
4 phím cảm ứng ở mặt trước máy
[gallery]/18/jfz1266915947.jpg[/gallery]
Những ai có tay bé có thể sẽ không thích nút nguồn của Milestone
Các vị trí phím khác như tăng giảm âm lượng và chụp hình được thiết kế khá tốt, không có gì để phàn nàn về cảm giác bấm của chúng. Tuy vậy, do nằm hơi lồi ra ngoài nên đôi khi bạn thấy nó hơi lỏng lẻo chứ không được chắc chắn lắm. Bên cạnh đó, Motorola đã hơi thiếu hợp lý khi đặt cổng MicroUSB bên cạnh trái của máy, cùng hướng với bàn phím trượt. Hậu quả là, khi đang sạc pin hoặc chép dữ liệu, bạn sẽ khó dùng bàn phím này do sợi dây cáp hơi vướng.
[gallery]/18/rfk1266915947.jpg[/gallery]
[gallery]/18/afj1266915958.jpg[/gallery]
Mật sau máy sang trọng nhưng hơi đơn điệu. Mình đã dán một miếng da của Khắc Tên lên, vừa đẹp mà lại tinh tế hơn!
[gallery]/18/jdi1266915958.jpg[/gallery]
[gallery]/18/qfz1266915958.jpg[/gallery]
[b]Bàn phím: Khá[/b]
Khi những hình ảnh đầu tiên của Milestone xuất hiện trên mạng, mình đã tự hỏi làm thế nào mà Motorola có thể làm ra cái bàn phím như thế nhỉ? Phím thì nằm lệch hẳn về một bên, máy mỏng vậy chắc cảm giác bấm tệ lắm, rồi lại còn có cả phím 4 chiều nằm chắn ngang thế kia. Nếu vậy thì thà bỏ nguyên cái bàn phím đó còn làm máy đẹp và gọn hơn.
[gallery]/18/zxl1266915958.jpg[/gallery]
Chính vì vậy, khi cầm máy trên tay thì việc đầu tiên mình làm là trượt ngay bàn phím ra xem cảm giác thế nào. Ngạc nhiên thay, cho dù làm phẳng nhưng cảm giác bấm phím là rất tốt, kích thước từng phím khá hợp lý, giữa chúng cũng có những rãnh nhỏ để phân biệt với nhau. Có vẻ như kinh nghiệm làm bàn phím chìm của những chiếc V3 ngày xưa đã giúp đỡ Motorola rất nhiều. Cho dù đôi khi mình phải hơi với một chút mới có thể gõ được nhưng xét một cách tổng thế, bàn phím của Milestone khá thoải mái.
Tuy vậy, cái gì cũng có 2 mặt của nó. Với những người tay vừa hoặc hơi bé thì phím điều hướng thật sự là vấn đề lớn. Ngón tay cái của họ phải rướn liên tục để chạm vào các phím chữ cái. Trong quá trình sử dụng mình cũng thấy phím này thật sự không cần thiết, có lẽ Motorola chỉ để nó vào để trang trí hơn là dùng thật sự. Nếu muốn họ có thể làm nó theo kiểu 4 phím lên, xuống, phải, trái của máy tính để bàn hoặc chuyển cụm phím này sang bên trái giống chiếc Motorola Cliq sẽ tiện hơn rất nhiều.
Nhân nói về bàn phím, chúng ta cũng nói thêm về cơ chế trượt của máy. Milestone không dùng cơ chế trượt bán tự động như các máy khác, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tác động một lực khá mạnh mới có thể đẩy máy lên. Chính vì thiết kế như vậy mà Milestone rất chắc chắn và bạn không phải lo ngại gì về nó.
[b]Màn hình: xuất sắc[/b]
Màn hình cảm ứng điện dung 3,7 inch của Milestone cho chất lượng hình ảnh cao đáng ngạc nhiên cho nó vẫn là loại TFT LCD truyền thống. Đó là bởi vì màn hình của máy có độ phân giải thuộc loại cao nhất trong thế giới điện thoại hiện nay, FWVGA 854x480 pixels (trừ XGA của một số điện thoại Nhật). Được biết đây chính là chiếc Android đầu tiên đạt đến độ phân giải này.
Không có nhiều màn hình qua được chiếc máy này ở khoản hiển thị, cho dù là trong nhà hay ngoài trời. Kể cả đó là iPhone danh tiếng hay “quái vật” kích thước 4,3 inch HTC Touch HD2. Màn hình của Milestone trong veo, từng nét chữ được hiển thị chi tiết và sắc sảo. Lợi thế của màn hình độ phân giải cao là nếu mắt bạn đủ tốt, sẽ chẳng cần phải phóng to khi lướt web nữa.
Có thể nói màn hình chính là điểm mạnh nhất của Milestone. Do sử dụng cảm ứng diện dung nên màn hình này rất nhạy, mình đã thử để tay vào một tắm khăn mỏng rồi lướt trên màn hình thì máy vẫn nhận tốt. Tuy vậy, khi dùng găng tay dày hơn thì lúc này nhược điểm của công nghệ điện dụng bắt đầu thể hiện, bạn gần như không thể điều khiển được màn hình nữa.
[b]
II)Trải nghiệm
Giao diện:[/b]
[gallery]/18/djf1266915958.jpg[/gallery][gallery]/18/drt1266916242.jpg[/gallery]
Android đã khá quen thuộc với chúng ta nên mình tạm thời chỉ nói về những nhược điểm của nó. Android 2.0 vẫn có 3 trang màn hình chủ như các bản Android cũ. Giao diện cũng đã được thay đổi cho phù hợp hơn với người dùng nhưng vẫn còn đó nhiều khuyết điểm cần khắc phục. Chẳng hạn như phần mềm quản lý file và ghi chú. Không hiểu sao đến tận thời điểm này mà Google còn không cung cấp 2 phần mềm này trên Android. Mỗi lần muốn ghi chú gì là mình lại phải giở mail ra để ghi lại nếu không muốn cài thêm phần mềm bên ngoài.
Giao diện pop-up của Milestone cũng không được hợp lý lắm. Khi một cửa sổ pop-up mở ra, bạn không thể bấm vào các khoảng trống xung quanh màn hình để tắt đi được mà phải với tay xuống bấm phím back để thực hiện điều đó. Đây chính là điều mình không thích nhất về giao diện của máy, gây tốn thời gian không cần thiết.
Không chỉ có vậy, Android 2.0 hỗ trợ nhiều tài khoản Gmail nhưng khi muốn gỡ bỏ tài khoản đó ra, bạn buộc phải format lại máy như mới xuất xưởng. Đồng nghĩa với toàn bộ thiết lập hệ thống, phần mềm sẽ mất hết và phải cài lại từ đầu. Đây là một điều rất đáng tiếc cho dù tính tích hợp của Android là rất hay. Khi bạn nhập tài khoản Google lúc cài đặt máy, toàn bộ chương trình có sử dụng Internet sẽ tự động thiết lập đó là tài khoản mặc định mà bạn không cần phải làm gì thêm. Chẳng hạn như bạn thiết lập mail abc@gmail.com thì sau đó trong trình duyệt, Google Talk, Gmail.... đều đã được đăng nhập sẵn bằng tài khoản abc@gmail.com.Có một điều mà ai cũng thấy kỳ lạ ở Android, đó chính là hệ điều hành này gần như không có khái niệm tắt chương trình! Hậu quả là pin đã kém nay còn kém hơn khi hàng loạt phần mềm chạy nền thi nhau xem ai có thể "ăn" nhiều pin nhất. Cuối cùng người dùng cũng phải cài thêm phần mềm quản lý tiến trình bên ngoài vào để tắt chúng đi. Google làm khó người dùng một cách không cần thiết.
Bên cạnh đó, dù là đa nhiệm nhưng cách quản lý của Android không hay. Bạn không có cách nào chuyển đổi nhanh giữa các chương trình mà phải nhấn giữ phím home làm hiện ra các chương trình vừa dùng để truy xuất chúng. Dù sao đi nữa, Android là hệ điều hành có khả năng quản lý bộ nhớ rất tốt. Sau khi cài chương trình quản lý tiến trình và dùng nó tắt các chương trình chạy nền đi, lượng RAM còn lại của máy gần như không thay đổi so với lúc mới khởi động.
[b]
Tốc độ và pin:[/b]
Cũng như một số điện thoại thông minh cao cấp khác, Motorola sử dụng CPU TI OMAP3430 nhưng xung nhịp của máy bị giảm xuống còn 550Mhz nhằm tiết kiệm pin. Cho dù vậy, tốc độ của máy vẫn rất nhanh và bạn gần như không cảm nhận được độ trễ khi thao tác trên máy.
Trước khi sử dụng Milestone, mình đang dùng Nokia N900 và cứ nghĩ rằng đây là chiếc điện thoại có pin yếu nhất mình từng dùng. Nhưng rất tiếc là không phải vậy, Milestone cũng có khả năng “đốt” pin ngang ngửa N900 chứ không hề chịu thua kém. Công nghệ vi xử lý đã đi quá xa trong khi các nhà chế tạo pin còn đang loay hoay tìm cách khắc phục. Hy vọng ngành công nghiệp này sẽ tạo được bước đột phá trong tương lai gần để chúng ta không còn phải chịu cảnh kè kè cục sạc theo người mỗi lần muốn ra ngoài.
Mình là một người sử dụng điện thoại ở mức khá. Một ngày trung bình nhận được khoảng 15-20 email và trả lời hơn một nửa số đó, gọi điện khoảng 10-15 phút, nhận 25-30 tin nhắn và trả lời gần như hoàn toàn. Mình cũng rất hay duyệt web trên điện thoại với khoảng từ 1-1,5 tiếng, dịch vụ Google Talk chạy nền dù không chat. Thử nghiệm thực tế cho thấy với cường độ sử dụng như vậy trên mạng 3G thì Milestone phải sạc lại trung bình khoảng 3 lần trong 2 ngày. Có những ngày dùng nhiều thì sạc ngày 2 lần là chuyện bình thường cho dù pin theo máy có dung lượng 1420mAh.
Milestones có một chức năng rất hay là xem thành phần nào của máy dùng pin nhiều nhất. Không có gì ngạc nhiên khi màn hình là ứng cử viên hàng đầu với tỷ lệ khoảng 40. Nếu Motorola dùng màn hình OLED tiết kiệm điện hơn thì có lẽ hiệu năng sử dụng pin của máy đã được cải thiện một chút. Trong điều kiện sử dụng bình thường, bạn có thể thoát Google Talk và mạng 3G để tiết kiêm pin hơn. Lúc này thời lượng sử dụng có thể lên tới hơn 1 ngày.
[b]
Chức năng gọi điện: khá tốt[/b]
[gallery]/18/ans1266915970.jpg[/gallery][gallery]/18/qkr1266916334.jpg[/gallery]
Khả năng bắt sóng của Milestone là rất tốt. Tại nơi mình ở gần sân bay TSN, cả Nokia E72, N900 và Milestone đều bị chuyển đổi liên tục giữa sóng 3G và 3,5G của Mobifone do mạng không ổn định nhưng cường độ chuyển đổi của Milestone ít hơn 2 đại diện nhà Nokia khá nhiều.
Xét về mặt giao diện cuộc gọi hay quản l tin nhắn, danh bạ thì Milestone làm khá tốt. Tuy nhiên, không hiểu sao đến thời điểm này mà trên máy còn không có chức năng tìm kiếm T9 ở màn hình bấm số. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không thể nào gọi trực tiếp được nếu không nhớ số mà phải chuyển qua màn hình danh bạ hoặc danh sách các cuộc gọi gần đây. Milestone có tính năng danh bạ ưa thích khá hay, nó sẽ tự động thống kê và tạo danh sách những người bạn hay liên lạc nhất.
Giao diện tin nhắn của máy cũng rất tốt, bạn có thể sao chép nội dung hay số điện thoại người gửi một cách dễ dàng. Có thể nói ngoài việc không có tìm kiếm ở màn hình bấm số, Milestone là thiết bị hỗ trợ cuộc gọi rất tốt.
[b]Email: Tốt[/b]
Là điện thoại sử dụng Android, tất nhiên Milestone hỗ trợ Gmail rất tốt. Thử nghiệm cho thấy mình nhận email trong vòng 30 giây kể từ khi máy bên kia báo gửi xong. Giao diện email cũng khá hiện đại và thân thiện. Bên cạnh đó, bản Android 2.0 cũng đã được Google bổ sung thêm tính năng hỗ trợ nhiều tài khoản và Exchange.
Nếu bạn có nhiều hơn 1 hộp thư, Milestone sẽ tự động gom chúng lại thành một giao diện duy nhất chứ không tách từng hộp ra nữa. Tuy vậy, bạn sẽ có 1 hộp Inbox với 1 là Gmail và 1 là các tài khoản khác. Cho dù vẫn thua giao diện Blackberry Message của RIM nhưng đã tốt hơn rất nhiều so với các bản cũ. Đáng tiếc, tính năng tìm kiếm chỉ hoạt động khi bạn dùng thư có đuôi @gmail.com còn các đuôi khác vẫn chưa được hỗ trợ.
[gallery]/18/hwg1266915970.jpg[/gallery][gallery]/18/fno1266916409.jpg[/gallery]
Duyệt web:Tốt
[gallery]/18/wix1266916534.jpg[/gallery][gallery]/18/vuy1266916544.jpg[/gallery]
[gallery]/18/vii1266915978.jpg[/gallery]
Hẳn bạn sẽ cảm thấy thất vọng khi chuyển từ một sản phẩm được xếp hạng xuất sắc sang sản phẩm khác chỉ nằm ở mức tốt. Đó chính là cảm giác của mình khi mới tiếp xúc với Milestone, chiếc máy này có giao diện duyệt web khá tốt, màn hình có khả năng hiển thị tuyệt vời cùng với cách điều khiển khá trực quan nhưng rất tiếc, như vậy là chưa đủ để vượt qua Nokia N900 về mặt này.
Dù hỗ trợ Flash nhưng bạn không thể coi video Youtube trên Milestone được mà buộc phải thông qua chương trình streaming video riêng. Đây là một điều cực kỳ đáng tiếc mà đáng ra Motorola nên khắc phục trước khi bán sản phẩm ra thị trường. Flash để làm gì khi Youtube không coi trực tiếp được chứ?
Trình duyệt web của Milestone có tính năng dự đoán khá hay. Mỗi khi bạn nhập một từ vào, nó sẽ tự động kết nối Internet để hiển thị các gợi, giống như trang web Google trên máy tính vậy. Chẳng hạn như bạn nhập từ tinht là đã thấy dòng chữ www.tinhte.com sẵn sàng rồi. Không chỉ trong trình duyệt mà Widget tìm kiếm ngoài màn hình chủ cũng có chức năng tương tự.
Trình duyệt Chrome của Android 2.0 cũng hỗ trợ duyệt web bằng nhiều tab khác nhau. Tuy nhiên bạn không thể chuyển đổi trực tiếp giữa các tab với nhau mà phải vào giao diện riêng để chuyển. Điều này hơi bất tiện nhưng sẽ mở rộng không gian hiển thị, làm cho nó không còn chật chội nữa. Milestone cũng hỗ trợ phóng to, thu nhỏ bằng 2 ngón tay nhưng mình thích cách xoay ngón tay hoặc chạm màn hình 2 lần liên tiếp hơn vì chúng ta không phải dùng cả 2 tay để làm việc đó.
[b]
Quay phim/chụp hình: Khá[/b]
[gallery]/18/bih1266916599.jpg[/gallery]
Tính năng quay phim của Milestone tỏa sáng trong khi chụp hình lại hơi chập chờn. Video quay từ máy có độ phân giải 720x480 cho chất lượng đáng khen ngợi. Cho dù thỉnh thoảng còn bị nhòe nhưng với một chiếc điện thoại, mình không thể đòi hỏi gì hơn.
Có camera 5MP và đèn flash LED kép nhưng khả năng chụp hình của máy không được ổn định như quay phim. Milestone tốn hơi nhiều thời gian vào việc lấy nét và lưu và thẻ nhớ. Thêm vào đó, đôi khi máy lấy tiêu cự không được chính xác lắm nhưng dù sao hình ảnh cũng ở mức chấp nhận được.
[b]
Giải trí: Tốt[/b]
Giao diện giải trí của Milestone vẫn chưa được hay lắm. Motorola vẫn tách nhạc và hình ra thành 2 chương trình khác nhau chứ chưa tích hợp chung lại. Dù đôi khi máy xử lý hơi chậm nhưng nhìn tổng thể, khả năng quản lý hình của Milestone là khá tốt. Mình đã chép thử hơn 1000 tấm hình và 10 clip mà máy hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, khi xoay ngang màn hình, Milestone sẽ hiển thị giao diện khá đẹp, gần giống với CoverFlow trên iTunes.
[gallery]/18/odw1266915978.jpg[/gallery]
[gallery]/18/ugf1266916723.jpg[/gallery]
Khi bạn chép nhạc vào thẻ nhớ, Milestone sẽ phân nó thành 4 nhóm khác nhau bao gồm toàn bộ các bài hát, ca sĩ, album và danh sách nhạc (Playlist). Tại đây bạn cũng có thể tìm kiếm bất cứ thông tin nào chỉ bằng cách bấm vào nút search là máy sẽ tự động lọc ra. Chẳng hạn mình tìm chữ Fir máy sẽ hiện ra các bài hát mà tên có chứa chữ này hoặc ca sĩ hát bài đó...
Giao diện phát nhạc cũng khá tốt, khi ẩn màn hình xuống, Milestone sẽ tự động hiện thị bài hát đang phát lên Nortification bar để bạn truy xuất bất cứ lúc nào. Có thể nói việc điều khiển tính năng nghe nhạc trên Android khá tiện lợi.
[gallery]/18/vzz1266915987.jpg[/gallery]
Với bộ xử l ARM Cortex A8 và nhân đồ họa PowerSGX, Milestone không sợ bất cứ game nào. Tuy game trên Android còn chưa nhiều nhưng có khá nhiều game miễn phí mà lại rất hay. Hy vọng trong thời gian sắp tới, sự bùng nổ của hệ điều hành này sẽ hấp dẫn các nhà sản xuất nhiều hơn.
[b]
Kết luận:[/b]
Như vậy, có thể thấy Milestone không phải là một chiếc điện thoại kém mà trái lại, nó rất tốt và đáp ứng được nhu cầu của rất nhiều người. Có vẻ như niềm tin của Motorola với Android đã được đền đáp khá tốt. Hầu hết những nhược điểm mà mình nhắc đến trong bài viết này đều xuất phát từ bản thân Android chứ không phải là lỗi của Motorola. Có lẽ sắp tới, Google sẽ hỗ trợ các hãng sản xuất tùy biến sản phẩm của mình tốt hơn để phù hợp với người tiêu dùng.
[b]
Lưu ý:[/b] Trong quá trình thử nghiệm với mạng mobi, thỉnh thoảng mình gặp tình trạng mất sóng. Khi ở thành phố thì còn đỡ nhưng lúc về vùng nông thôn thì gần như không còn liên lạc được nữa. Không biết đây là lỗi của ROM hay của máy. Vậy còn các bạn thì sao?