Điện thoại nhiều sim nhiều sóng: Có nên mua ko?

mai minh đức
mai minh đức
Trả lời 13 năm trước

Với sự “đổ bộ” của các dòng điện thoại thương hiệu Việt giá rẻ, những chiếc điện thoại có khả năng vận hành cùng lúc nhiều sim đang khá phổ biến trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là có thực sự nên… chạy theo xu hướng này?

Giá rẻ, hợp với túi tiền thời bão giá!

Chừng ba năm trở lại đây, không khó để chọn một chiếc điện thoại có thể cho phép sử dụng cùng lúc nhiều số điện thoại ở Việt Nam. Có thể liệt kê ra một loạt các thương hiệu điện thoại tham gia vào phân khúc điện thoại này như Q-Mobile, F-Mobile, Hi-mobile, Bluefone, AVIO… Sức hấp dẫn của các dòng này khiến ngay cả những thương hiệu vốn đã có tên tuổi như Samsung, Nokia, LG cũng phải nghiên cứu và đưa ra những dế nhiều sim sóng tới người dùng.

Chẳng hạn dòng điện thoại AVIO của một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, trong thời gian ngắn trở lại đây, đã có tới vài chục mẫu mã điện thoại hai sim được tung ra thị trường. Thậm chí, không dừng lại ở hai sim, thương hiệu điện thoại Bluefone của CMC còn có cả những dế có tới ba sim, bốn sim tích hợp.

Ưu điểm lớn nhất của các dòng điện thoại này trước hết là sự phong phú về kiểu dáng, mẫu mã. Sự phong phú về chủng loại, mẫu mã này lại đi kèm mức giá thành cực mềm, hợp lý, chỉ từ 900 ngàn đồng đến 2,5 triệu đồng là người dùng đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại nhiều sim với nhiều sự lựa chọn khác nhau.

Các điện thoại giá rẻ, đa sim luôn được nhà sản xuất nghiên cứu, đưa ra đáp ứng từng đối tượng khách hàng khác nhau. Chẳng hạn điện thoại đa sim dành cho khách hàng thích nghe nhạc, điện thoại đa sim thời trang… Quả thực, giá rẻ, lại nhiều tính năng, hình dáng bắt bắt, sử dụng một điện thoại mà như mình có tới hai, ba điện thoại để kết nối, liên lạc với người thân, bạn bè đang là sức hấp dẫn lớn của những chú “dế” này với các khách hàng bình dân, và nhất là giới trẻ hiện nay.

Nhưng cũng nhiều “gót chân asin”

Mặc dù vậy, điện thoại nhiều sim nhiều sóng vẫn có nhiều nhược điểm không thể không chú ý tới. Thứ nhất, dòng điện thoại này được trang bị khá nhiều tính năng nhưng giá thành lại rẻ, nên yếu tố “tiền nào của nấy” thể hiện rất rõ ràng.

Những chiếc điện thoại tích hợp nhiều sim này thường có chất lượng không cao, trang bị các tính năng chụp ảnh, quay video… dù có nhưng chất lượng chỉ ở mức vừa vừa. Cũng đã có một vài chiếc điện thoại được tích hợp công nghệ 3G nhưng hiếm, chủ yếu chỉ đáp ứng trong mạng 2G, thậm chí có điện thoại có ứng dụng GPRS, Wifi cũng ít.

Yếu tố thứ hai mà điện thoại nhiều sim sóng hiện nay hầu như vẫn còn chưa đáp ứng được đó là pin đủ khoẻ, đủ bền với thời gian sử dụng dài. Trong quá trình sử dụng máy nhiều sim, bạn cũng phải nhớ rằng, do một lúc nó phải hoạt động, vận hành duy trì kết nối cho hai, ba sim số trở lên do đó việc ngốn pin hơn cũng là điều dễ hiểu.

Và vì là chiếc điện thoại nhiều sim, có thể với nhiều người dùng, một chiếc điện thoại như vậy là đủ để làm cầu nối liên lạc với người thân, bạn bè, đồng nghiệp… Nhưng lúc bình thường thì không sao, khi chiếc điện thoại này hết pin vào thời điểm cần kịp thì thật là một tai nạn lớn.

Nếu hai sim ở hai chiếc điện thoại khác nhau còn có “cơ” hỗ trợ, khắc phục bằng cách lắp sim vào máy còn pin, nhưng với một chiếc điện thoại đa sim thì đành bó tay. Chiếc điện thoại này hết pin tức là cùng lúc những thuê bao hoạt động với chiếc máy đó đều mất khả năng kết nối.

Tuy nhiên, cũng đã nắm được điểm yếu này nên hiện nay, một số dòng điện thoại đa sim như AVIO, LG, Philips… đã thiết kế những chú “dế” có pin rất khủng, thời gian đàm thoại lên tới vài chục tiếng, còn thời gian chờ cũng phải tới vài chục ngày. Tuy nhiên, bên cạnh một số thương hiệu đó, vẫn có khá nhiều dòng điện thoại gặp phải yếu điểm này.

Một lưu ý nữa khi bạn dùng điện thoại đa sim đó là khi mua, nhớ phải kiểm tra xem những chiếc điện thoại này có đáp ứng đủ những tiêu chuẩn an toàn và đảm bảo thân thiện với môi trường hay không? Vì tích hợp nhiều sim, tương đương với mức độ phát sóng của nó cũng cao hơn hẳn các điện thoại chỉ tích hợp một sim, nên cũng phải tìm hiểu từ phía nhà sản xuất các tiêu chuẩn an toàn như lượng kim loại nặng, mức độ bức xạ… liệu có được kiểm định một cách nghiêm túc với những sản phẩm của các thương hiệu nhỏ hay không?

Khi chưa có thông tin rõ ràng, thì tốt nhất, ngoài lúc đàm thoại, bạn nên để những chiếc điện thoại này xa với cơ thể. Không nên thường xuyên để trong túi quần, túi áo mà nên “cách ly” chúng bằng nhưng bao điện thoại, để trong túi xách, trên bàn làm việc…

djshg
djshg
Trả lời 13 năm trước

Những chiếc điện thoại có khả năng vận hành cùng lúc nhiều sim đã không còn xa lạ trên thị trường Việt Nam. Vậy có nên mua một chiếc điện thoại loại này?

Kiểu dáng đa dạng, thương hiệu phong phú

Không khó để chọn một chiếc điện thoại có thể cho phép sử dụng cùng lúc nhiều số điện thoại ở Việt Nam. Có khá nhiều thương hiệu điện thoại tham gia vào phân khúc điện thoại này, từ những hãng lớn như Samsung, Phillips đến những thương hiệu Việt như Q-Mobile hay F-Mobile và mới đây là Bluefone của CMC.

Chính sự đa dạng thương hiệu này đã dẫn đến sự phong phú về kiểu dáng, mẫu mã với đủ mọi chất liệu và kích thước khác nhau giúp người dùng có được nhiều sự lựa chọn.


Một mẫu điện thoại 3 sim 3 sóng

Hầu hết những chiếc điện thoại loại này cho phép sử dụng cùng lúc hai số thuê bao, một số mẫu máy có thể hỗ trợ ba, bốn thuê bao cùng một lúc. Những chiếc điện thoại này cũng được trang bị những tính năng từ đơn giản như nghe nhạc MP3, xem tivi analog, đến những tính năng cao cấp như bảo mật bằng mật mã hay hỗ trợ Java.

Giá thành cũng là một trong những lợi thế của những chiếc điện thoại nhiều sim nhiều sóng, mức giá dao động từ 900.000 đồng cho tới hơn 2 triệu đồng. Người tiêu dùng có thể sử dụng cùng lúc hai thuê bao nhưng với giá tiền thấp hơn so với việc mua riêng hai máy điện thoại khác nhau.

Có thực sự tiện lợi?

Mặc dù vậy, điện thoại nhiều sim nhiều sóng vẫn có nhiều nhược điểm. Do phải tiết kiệm giá thành nên vật liệu cấu thành nên những chiếc điện thoại này có chất lượng không cao, trang bị phần cứng (màn hình, máy ảnh…) không được chú trọng nhiều. Đa phần những chiếc điện thoại này đều không hỗ trợ kết nối 3G.

Điểm yếu thứ hai chính là pin của hầu hết những mẫu máy điện thoại này đều khá thấp trong khi một chiếc máy phải hoạt động gần như gấp đôi hoặc gấp ba do cùng lúc phải duy trì nhiều kết nối. Như vậy, nếu chiếc điện thoại hết pin tức là cùng lúc những thuê bao hoạt động với chiếc máy đó đều mất khả năng kết nối.

Để giải quyết vấn đề này, một số hãng như Phillips hay Lenovo đưa ra giải pháp tăng dung lượng pin, còn Samsung thường lựa chọn giải pháp một sim hoạt động một sim nghỉ. Tuy nhiên những mẫu điện thoại này không nhiều.

Điểm thứ ba là liệu những chiếc điện thoại này có đáp ứng đủ những tiêu chuẩn an toàn và đảm bảo thân thiện với môi trường? Các tiêu chuẩn an toàn như lượng kim loại nặng, mức độ bức xạ… liệu có được kiểm định một cách nghiêm túc với những sản phẩm của các thương hiệu nhỏ?