Cách kiểm tra máy?

[:-P]chao cak bak pro.cak pk cho em hoi chut,em dang co y dinh mua con t929 ve dung thu .cho e hoi nen kiem tra may nhu the nao truoc khi mua.thank cac bak
Do Hoang Ha
Do Hoang Ha
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn!

Bạn tham khảo bài viết sau để có kinh nghiệm hơn khi đi mua điện thoại nhé:

Kiểm tra trước khi mua

Bài viết sẽ chia sẻ vài mẹo nhỏ giúp bạn vượt qua được cái mê cung ĐTDĐ giả nhái, vàng thau lẫn lộn.


Hiện nay trên thị trường xách tay có rất nhiều hàng giả hàng nhái các loại ĐTDĐ Nokia. Đa số những hàng giả,hàng nhái này được xuất xứ từ Trung Quốc. Trong đó các dòng sang trọng là được nhái nhiều hơn cả như 8800, 8600... dĩ nhiên không thể thiếu các dòng máy dùng hệ điều hành Symbian S60 cao cấp như E71, E75, N96, N97… Với một ngoại hình bên ngoài và giao diện bên trong giống hàng thật đến mức khó tin, lượng hàng kém chất lượng này đã làm nhiều khách hàng phải dở khóc dở cười vì đã trót mua phải.
Có thể bạn không cần phải thử hết, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn trải nghiệm lần lượt tất cả các bước sau đây:
1. Điều đầu tiênbạn cần nên tránh khi đi mua những chiếc ĐTDĐ là nơi giao dịch mua bán phải có địa chỉ rõ ràng, không giao dịch ngoài đường hay quán nước. Vì có thể sau khi lừa bạn, người bán sẽ “cao chạy xa bay” trốn tránh trách nhiệm về mặt hàng kém chất lượng của mình.
2. Về Phần cứng:thật ra bạn cũng đừng trông chờ gì nhiều vào cách kiểm tra phần cứng. Nhưng hiện nay, kỹ thuật làm hàng nhái của Trung Quốc đã đạt đến mức hoàn hảo. Rất nhiều người, thậm chí những người có kinh nghiệm cũng khó phân biệt được. Bạn chỉ có thể nhận biết nhanh nhất qua các phụ kiện đi kèm theo máy như sạc, tại nghe. Thông thường tai nghe nhái được làm khá thô, chất lượng âm thanh rất kém. Còn sạc nhái thường nhẹ hơn sạc xịn, hay có đèn led bên trên, và sợi dây điện không có sự co giãn như loại xịn. Thế nhưng, cái giá trị nhất mà chúng ta cần phân biệt chính là chiếc ĐTDĐ. Vì vậy, nếu người bán bán ĐTDĐ nhái, nhưng dùng phụ kiện xịn thì cách này lại trở nên vô nghĩa. Kiểm tra về vấn đề phần mềm là cách khả dĩ nhất,duy nhất và nhanh nhất bạn có thể làm.
3. Code mặc địnhcủa dòng Nokia Symbian S60: Khi thử tất cả những code sau đây, nếu một trong số đó không hoạt động được trên ĐTDĐ thì cần phải đề phòng ngay, nhiều khả năng ĐTDĐ bạn sắp mua chính hiệu hàng giả.
*#0000#: khi nhập code này ngoài màn hình chính của ĐTDĐ Nokia, ĐTDĐ sẽ hiện ra bảng thông báo về version phần mềm và model của máy.
*#7780#: code này để reset các tùy chỉnh trong ĐTDĐ về mặc định ban đầu, không làm mất các dữ liệu.
*#7370#: code này là đặc trưng của dòng S60, dùng để format ĐTDĐ trở về trạng thái như mới xuất xưởng. Sau khi nhập code, bảng thông báo format sẽ hiện ra, và đòi mã bảo vệ. Mã bảo vệ mặc định của Nokia là12345.
*#92702689#: code này dùng để xem thời gian đã nghe gọi của ĐTDĐ, gọi làLifetime.
Thực tế, một số dòng ĐTDĐ nhái của Trung Quốc còn làm nhái luôn 100% các code này vì vậy vẫn còn một vài “chiêu” khác để bạn test.
- Bạn vàoMenucủa ĐTDĐ. VàoTools, tìm mụcThemescủa ĐTDĐ, ĐTDĐ nhái thường không có theme trong Tool, nếu vẫn có thì bạn vào thử xem cótheme mặc định Nokiatrong đó hay không.
- Nếu máy có tính năng Wi-Fi, bạn cần kiểm tra Wi-Fi của ĐTDĐ. Hãy đến chỗ có song Wi-Fi và dò xem có sóng hay không, nếu có thì hãy chắc chắn nó vào web được bằng Wi-Fi qua trình duyệt web mặc định của Nokia.
4. Nếu tất cảcác bước trên đều thất bại thì hãy thử “tuyệt chiêu cuối cùng” này. Cách này đòi hỏi bạn phải có một ĐTDĐ khác cóBluetooth, chuẩn bị sẵn 2 file cài đặt dạng*.sis, một file là phần mềm, một file là theme của Nokia. Hai file sis này phải cài đặt bình thường trên các dòng S60 khác (lưu ý làchuẩn bị file *.sis tương thích theo đúng chuẩn HDH của dòng máy mình định mua). Chuyển 2 file này qua máy đang test bằng Bluetooth.
Hàng nhái thường không nhận biết được định dạng này, và không thể cài đặt. Nếu ĐTDĐ nhận biết được dạng file này ta cài đặt thử xem được không. Nếu cài đặt được, phần mềm sẽ xuất hiện trong mụcInstallat. trongMenu, và theme sẽ xuất hiện trong mụcThemesđã nói ở trên.

Chúc bạn mua được chiếc điện thoại như ý

Hoang Trung Thuc
Hoang Trung Thuc
Trả lời 13 năm trước

MỘT VÀI MẸO NHỎ KHI MUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm của bản thân mình hoặc sưu tầm từ sách báo, internet về những thủ thuật cho chiếc điện thoại di động như cách mua hàng, cách phân biệt hàng giả, hàng nhái, cách giải quyết khi bị khóa sim, khóa mã...Hy vọng sẽ mang đến cho các bạn nhiều điều bổ ích trước khi chọn mua chiếc Mobile ưng ý và sử dụng nó thật hiệu quả nhé!

Kiểm tra chung đối với máy mới

A.Kiểm tra chung, phiếu BH, tem:xem có đầy đủ chi tiết không, địa chỉ cửa hàng, thời gian BH...tem nhập khẩu của ai (không có là hàng xách tay).

B. Kiển tra số imei máy:bạn nhấn *#06# dãy số sẽ tự động hiện ra, bạn hãy so sánh với số IMEI ghi trên hộp. Hàng chính hãng thì máy luôn trùng IMEI với hộp và thân máy).
+ Để kiểm tra số IMEI của thân máy, các bạn tháo pin ra, xem phía sau máy có 1 tấm kim loại, sẽ có in dãy số imei, đó là imei vỏ máy, bạn so sánh xem 3 dãy số này có trùng nhau không, nếu không giống nhau thì chắc chắn máy đã bị thay linh kiện hay đã bị sửa chữa.

* (số IMEI là gì, xin đọc bài bên dưới)

Khi mua máy mới, bạn nên hỏi nơi bán, nếu gặp trục trặc thì sao, thường thì một số cửa hàng lớn sẽ đổi máy mới nếu máy bạn gặp trục trặc trong 1-3 tháng đầu sau khi mua.

Dù bạn mua máy mới hay máy cũ, phần kiểm tra chi tiết là rất cần thiết để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Xin xem bài post kế tiếp.

Một số cửa hàng tại thời điểm hiện tại theo mình là có uy tín, giá thành hợp lý và có chế độ hậu mãi tốt:
.Trung tâm Nguyễn Kim

.Thế Giới Di Động
website:www.thegioididong.com

.Viễn Thông A
website:
www.vienthonga.com.vnwww.fonemart.com.vn

.Phước Lập Mobile
website:www.phuoclapmobile.com.vn

.Mai Nguyên
website:
www.muabandtdd.com

Số IMEI là gì và ý nghĩa của nó ra sao?

IMEI là viết tắt của International Mobile Equipment Identity (Mã số nhận dạng quốc tế cho thiết bị di động)

IMEI là một dãy mã số bao gồm 15 chữ số, được sử dụng để mạng di động nhận diện điện thoại cá nhân. Số IMEI có thể xem được trên hầu hết tất cả các laọi điện thoại di động GSM bằng cách bấm *#06#. Nó thường được in trên tem dán đằng sau máy. Định dạng thông thường của số IMEI là: 111111-22-333333-4. Định dạng này sẽ hiệu lực đến 01/04/2004.

TAC FAC SNR CD
D14 D13 D12 D11 D10 D09 D08 D07 D06 D05 D04 D03 D02 D01
· TAC: type approval code (Mã hiệu chuẩn)
· FAC : final assembly code (Mã sản xuất, chế tạo)
· SNR: serial number (Số serial)
· CD: check digit (Số kiểm tra)

TAC được tạo thành bởi sáu số đầu tiên của dãy số IMEI. Mã này dùng để nhận diện quốc gia cấp hiệu chuẩn cho điện thoại. CHÚ Ý: từ 01/04/2004 TAC sẽ được rút gọn thành mã vùng phân phối (Type Allocation Code)
FAC (Final Assembly Code) là mã nhận diện công ty sản xuất điện thoại di động (VD: nokia, Samsung, SonyEricsson...).

CHÚ Ý: từ 1 tháng 1 năm 2003 dãy số IMEI đã được sắp xếp lại. Sự sắp xếp này thay đổi định dạng truyền thống của số IMEI; mã FAC sẽ được đặt về 00 trong khoảng thời gian từ 01/01/2003 đến 01/04/2004. Sau đó FAC sẽ bị loại bỏ và TAC sẽ bao gồm 8 chữ số thay vì 6 như trước đây. Định dạng mới sẽ là 11111111-222222-3
TAC SNR CD
D14 D13 D12 D11 D10 D09 D08 D07 D06 D05 D04 D03 D02 D01 SRN (Serial Number) là một dãy số gồm sáu chữ số, nó là duy nhất và được gán cho một máy cụ thể. CD (Check Digit) thường được sử dụng để kiểm tra tính hợp lệ của số IMEI cho các thiết bị Phase 2 và Phase 2+. Phase 1 GSM handsets, thường có số sau cùng là không (0).

Hiện tại số IMEISV hay được sử dụng. Nó thêm vào sau số IMEI thông thường 02 số nữa, biểu thị phiên bản phần mềm chuẩn đi kèm theo máy. Như vậy định dạng của số IMEISV sẽ là 111111-22-333333-4-55. Sau ngày 01/04/2004 định dạng này sẽ là; 11111111-222222-3-44.

Kiểm tra từng chi tiết:(áp dụng cả máy mới lẫn máy cũ)

A. Chú ý mặt trước máy:Màn hình ngoài của máy giả khi tắt máy sẽ có màu đen hơi pha xanh, không đen hẳn như máy xịn. Vì chất lượng màn hình máy giả rất kém.


B.Kiểm tra phím bấm:Thử tất cả phím bấm xem có phím nào kẹt hay bị liệt, bị cứng ko, thử bấm thật nhanh xem phím có ăn ko.
+ Kiểm tra ốc vít : Xem các ốc vít có còn mới ko, có sắc nét không, nếu máy còn zin chưa sử chữa thì ốc vít còn mới, các góc cạn sắt nét rõ ràng, ko trầy xước. Nếu có tem bao hành che kín con ốc thì càng tốt.

B.Kiểm tra màn hình, camera:
. Nhìn màn hình theo hướng nghiêng và dùng tay ấn thử nhiều chỗ xem có bị vỡ màu không. Nếu máy có camera thì bạn mở chức năng chụp hình, rồi dùng tay bịt kín ống kính, để màn hình hiện màu tối đen, để kiểm tra xem màn hình và ống kính camera có bị bể hay trầy xước không.

. Với những máy nhái, máy giả, phần đường viền xung quanh ống kính thường không đều, không đồng tâm và hay bị lệch, rất dễ nhận biết. Và vài chi tiết khác như loa, bàn phím... cũng vậy, chữ số, nét vẽ không thẳng hàng và không đều.

C.Kiểm tra nguồn, sóng và loa:Bạn thử gọi điện trong khỏang 1 phút và nghe, nói thử xem âm thanh có rõ không. Và xem máy có bị tắt nguồn đột ngột khi đang gọi ko. Sau khi gọi, bạn để ý xem pin có nóng hay không, nếu sau khi gọi xong mà pin quá nóng thì rất có thể máy đã qua sửa chữa, hoặc pin dỏm, hoặc máy đã từng bị rớt và chạm mạch.

D.Kiểm tra chế độ rung:Thử gọi hay cho đổ chuông xem máy có rung hay không, đôi khi vẫn có nhiều máy hư chức năng rung, nên hãy kiểm tra là tốt nhất.

E. Mở nắp tháo pin, xem phần sau của máy:* Tem máy:
Tem nhái rất sơ sài, chữ in mờ, không thẳng hàng, có khi không ghi nơi sản xuất...Nếu hàng bạn mua do FPT nhập, sẽ có con tem phản quang 7 sắc của FPT, các bạn chú ý thêm hiện nay tem này cũng làm giả rồi, nhưng không sắc sảo và bị mờ khi xem ở nhiều góc độ.
* Ốc máy:
Máy nhái thường vẫn xài các loại ốc hình dấu cộng (+) chứ không phải ốc hình hoa, hình sao (*) như máy thật.
* Phần miếng lót bằng màu trắng bằng kim loại:
Máy nhái thường không dán kỹ, hay bị cong vênh, nhất là ở các góc cạnh, dù là máy mới còn nguyên.

*Chú ý:khi mua điện thoại hiện nay, nhiều nơi bán hàng rẻ hơn bình thường, chúng ta thường thấy rẻ và ham, nhưng thực chất người bán đã có chiêu của họ, nếu không phải hàng giả hay máy gặp trục trặc thì máy đó họ không đưa bạn đủ phụ kiện như nhà sản xuất đưa ra.

Trên đây chỉ là một vài cách kiểm tra và nhận biết cơ bản, còn rất nhiều những chiêu nhái tinh vi hơn nữa. Các bạn khi mua máy mới nhất là những bạn mới mua lần đầu, nếu đủ điều kiện các bạn nên chọn mua máy chính hãng ở những nơi uy tín hoặc những bạn bè, anh em đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng và độ bền cho máy nhé!

Cảnh giá với máy cũ, máy giả:
Thị trường máy cũ hiện nay còn lại khá nhiều model điện thoại nhái có chất lượng rất kém. Ngay cả những người sành sỏi trong nghề cũng đã bị lừa, nên khi chọn mua máy, bạn hãy cẩn thận! Dưới đây là những model điện thoại dễ bị dởm nhất.

Một trong số đó là model nhái Nokia 6610 hàng xách tay cách đây chưa lâu. Cũng đầy đủ phụ kiện như hàng xách tay khác, nhưng trong khi giá thị trường xách tay cho một chiếc Nokia 6610 là 1,8 triệu đồng thì có nơi chỉ bán 1,2 triệu đồng. Những chiếc 6610 giá rẻ đó chỉ được bảo hành trong 1 tháng và được gọi với cái tên mĩ miều là “hàng gia công”, để phân biệt với những chiếc Nokia xách tay loại tốt được bảo hành 12 tháng.

Bệnh phổ biến của chiếc điện thoại này là khả năng bắt sóng kém, màn hình mờ và tai nghe dỏm đi kèm rất dễ bị hư. Đầu cắm của tai nghe kém chất lượng thường được làm bằng nhựa nên khi cắm vào máy hoặc chân tai nghe sẽ bị gãy, hoặc chân tiếp xúc của máy sẽ bị hở gây mất nguồn. Và nếu có ai đó tò mò đưa điện thoại… lên mũi sẽ thấy một mùi khét rất khó chịu.

Cùng với chiếc 6610 xách tay kém chất lượng kể trên, những tay sản xuất hàng lậu còn cho ra các máy 3100, 3120, 6220, 7260, 7360, 7610 giả tràn lan trên thị trường, trong đó nhiều nhất vẫn là Nokia 6610, 7260, 7360.

Nếu ai đã từng dùng 3120 dỏm chắc chắn đã biết đến tình trạng sóng yếu cố hữu của nó. Việc nghe gọi chập chờn khiến nhiều người đổ lỗi cho nhà mạng, hoặc cho rằng khu vực mình ở sóng yếu chứ ít khi nghĩ rằng chính chiếc điện thoại giá thấp trên tay mới là nguyên nhân.

Hàng giả cũng không ngần ngại tấn công luôn cả model thành công nhất trong bộ sưu tập “Huyền thoại đương đại” của Nokia là 7260, những chiếc 7260 không rõ xuất xứ nhìn bề ngoài giống với hàng chính hãng như đúc nhưng một thời gian sau khi dùng, loa sẽ bị rè, sóng yếu và chụp hình mờ đi.

Những model điện thoại kể trên tuy không còn được các đầu nậu mua về nhưng vẫn còn lưu hành trong giới mua bán hàng cũ. Nhiều nhất hiện nay chính là Nokia 7360, và gần 90% trong các model xách tay này lưu hành trên thị trường là hàng giả. Nếu máy bạn mới dùng được vài tháng nhưng nghe nói qua loa không rõ, chụp hình mờ, màn hình không sắc nét hay nghe nhạc được vài phút, pin nóng lên thì khả năng chiếc điện thoại trên tay bạn là hàng dỏm là rất lớn.

Lai Hoang Doanh
Lai Hoang Doanh
Trả lời 13 năm trước

Điện thoại đang trở thành “tất cả trong một” với rất nhiều tính năng được tích hợp, như video camera, máy nghe nhạc MP3 và thiết bị hỗ trợ các nhân PDA thậm chí cả chức năng chơi game 3D. Do đó, người dùng đi mua sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Sau đây là 10 thủ thuật giúp bạn chọn được một “con” ưng ý.

1.Màn hình ngoài/ caller ID: Đối với điện thoại gấp, khi máy có cuộc gọi đến thì màn hình ngoài phải hiển thị tên người gọi trước khi bạn mở nắp điện thoại.

2.Danh sách liên lạc/Quay số bằng giọng nói: Bạn hãy lưu ý kiểm tra máy có thể lưu được bao nhiêu số liên lạc. Và quay số bằng giọng nói giúp người dùng có thể thực hiện cuộc gọi mà không cần chạm vào bàn phím. Tính năng này thực sự hữu ích khi bạn sử dụng jack tai nghe.

3.Trình duyệt: Trình duyệt cho phép lướt web không dây. Giao thức WAP (Wireless Access Protocol) giúp người dùng xem trang web với giao điện đầy đủ trên màn hình nhỏ của điện thoại. Tuy nhiên, hiện nay vẫn không phải tất cả các website đều được lập trình dành cho trình duyệt WAP. Bạn cũng có thể dùng điện thoại kết nối Internet như một modem gửi fax. Tuy nhiên, bạn sẽ phải mua đúng loại cáp truyền dữ liệu thích hợp để khai thác tính năng này.

4.Tin nhắn văn bản, tin nhắn nhanh, e-mail:Chức năng này giúp liên lạc nhanh mà không cần gọi điện. Bạn nên biết chắc chắn điện thoại hỗ trợ bao nhiêu tin nhắn mỗi tháng. Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng e-mail thì tính năng này cũng rất quan trọng.

5.Camera, video recorder và tin nhắn hình: Điện thoại chụp ảnh, quay camera và chia sẻ những kiểu ảnh đẹp chính là những chức năng đang được nhiều người yêu thích.

6.Speakerphone/conference calling: Speakerphone tỏ ra rất hữu ích khi bạn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, ví dụ bạn vừa đàm thoại qua điện thoại vừa làm việc với máy tính. Bạn nên chọn loại speakerphone hai chiều, giúp hai bên đều được nói cùng một lúc. Nhờ điện thoại hỗ trợ chức năng conference calling, doanh nhân có thể tổ chức cuộc họp mà không cần chuẩn bị trước.

7.Tính năng Push to talk: Dịch vụ này cho phép bạn ngay lập tức có thể liên lạc với người khác hoặc với tập thể nào đó. Chức năng này đặc biệt hữu ích đối với những người làm kinh doanh, giúp liên lạc nhanh chóng với đồng nghiệp. Tuy nhiên không phải nhà sản xuất nào cũng tích hợp chức năng này.

8.Cổng Bluetooth và cổng hồng ngoại: giúp kết nối với các thiết bị ngoại vi khác. Điện thoại có cổng hồng ngoại cho phép bạn chia sẻ thông tin với các PDA hoặc thậm chí là PC. Cổng Bluetooth có thể kết nối với một thiết bị không dây.

9.Các chức năng đa phương tiện: Bạn nên sử dụng một số tính năng như: MP3, FM và nhạc chuông đa âm sắc. Ngoài ra, điện thoại hỗ trợ streaming video và hội nghị qua video (videoconferencing) cũng rất phổ biến hiện nay. Tất nhiên, tất cả các dịch vụ sẽ được tính phí riêng.

10.Thiết bị và Phụ kiện:Bạn nên chọn model nào phù hợp với sở thích của mình. Liệu bạn có mua nếu điện thoại không có các trò game và các ứng dụng khác? Bạn hãy lưu ý đến các phụ kiện đi kèm.

Sông Hương(theoCNet)