Đầu kỹ thuật số VTC T13 có phải chính hãng không?

lam sao biet chinh hang voi ko chinh hang
BT
BT
Trả lời 14 năm trước
Hiện tại tôi đang dùng đầu T13, theo người lắp nói là của TQ chứ không phải hàng của VTC (mặc dù T13 của VTC cũng là do TQ sản xuất). Tôi có một số thắc mắc: 1. Khi dò thì được khoảng hơn 30 kênh, nhưng lại có một số kênh bị trùng (xuất hiện 2 lần) vd như HTV7,9 và VTV1, 3. Vậy có phải VTC phát chúng trên hai tần số khác nhau không? 2. Một số kênh có tên vd như HTV1, HTV2 nhưng một số kênh lại để là noname. Vậy lý do là tại sao và có thể chỉnh noname thành BTV1 được không? 3. Đôi khi tín hiệu từ đầu thu không tốt và một số kênh không phát bởi VTC, vd như kênh LongAn, vậy có cách nào trộn tín hiệu trực tiếp từ anten và tín hiệu output của đầu thu không? Cảm ơn các bạn. Tôi cũng đọc được thông tin [b]Cẩn thận mua phải đầu kỹ thuật số dởm [/b] Được sản xuất tại Trung Quốc nhưng khi tuồn về Việt Nam tiêu thụ, các đối tượng làm hàng giả đã “chế” toàn bộ giấy bảo hành, cataloge, tem xuất xưởng… giống hệt sản phẩm chính hãng. Đó là lô hàng đầu kỹ thuật số vừa bị đội QLTT số 1 - Chi cục QLTT Hà Nội thu giữ. [b] Hàng lậu… tổng hợp [/b] Khoảng 17h ngày 25-9, tổ công tác đội QLTT số 1 trong khi làm nhiệm vụ đã phát hiện, dừng chặn 1 xe ôtô tải nhẹ BKS 29Y- 5159 đang trên đường vào nội thành. Trên xe có hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm, đầu kỹ thuật số nhãn hiệu VTC. Người điều khiển xe kiêm chủ hàng là Lê Quang Hùng (SN 1974), nhà ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Hùng khai số hàng này anh ta vừa nhập từ biên giới phía Bắc về. Qua kiểm đếm, đội QLTT số 1 xác định số hàng gồm 2.224 sản phẩm mỹ phẩm, dầu dưỡng tóc mang thương hiệu của Pháp, Italia, Hàn Quốc như Studio, Best Coco, Olive, Mlik Cream… nhưng đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và visa nhập khẩu. Đáng chú ý, lực lượng QLTT phát hiện 30 chiếc đầu kỹ thuật số nhãn hiệu VTC, ký hiệu D901- model T13. Phần lớn trong số đầu kỹ thuật số VTC trên có kèm theo giấy bảo hành và cataloge với dấu đỏ, chữ ký của ông Bùi Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm dịch vụ truyền hình số VTC. Nghi ngờ nguồn gốc lô hàng này, đội QLTT số 1 liên lạc với đại diện của VTC. Ngay khi kiểm tra sơ bộ giấy bảo hành và cataloge trên, đại diện VTC khẳng định, 30 chiếc đầu kỹ thuật số bị thu giữ đều là hàng giả. [b] 7 năm chưa ra giải pháp[/b] Dù đã xăm xoi rất kỹ những chiếc đầu kỹ thuật số mà Kiểm soát viên đội QLTT số 1, ông Nguyễn Văn Đương đưa, chúng tôi thực sự không phân định được chi tiết nào là giả trên những sản phẩm này. Đối chiếu với mẫu sản phẩm thật, sự mơ hồ càng gia tăng bởi 30 chiếc đầu kỹ thuật số bị thu giữ không hề khác bất kỳ chi tiết nào. Sự thật về 30 chiếc đầu VTC chỉ bộc lộ khi thông tin từ phía nhà cung cấp VTC Việt Nam cho biết, từ 2 tháng nay, dòng sản phẩm D901 đã ngừng sản xuất, thay vào đó là dòng F901. Dấu hiệu “giả” tinh vi khác mà nhà cung cấp VTC chứng minh với cơ quan Quản lý thị trường, đó là chữ ký và con dấu trên giấy bảo hành - cataloge 30 chiếc đầu kỹ thuật số thu giữ đều là giả mạo. Đối tượng đã chủ mưu làm giả những giấy tờ này, bằng cách photocopy màu chữ ký của lãnh đạo Công ty VTC. “Quả thực, nếu không có thông tin từ phía nhà sản xuất chính hãng, ngay cả chúng tôi cũng khó phân định đâu là hàng giả, hàng thật”, ông Nguyễn Công San, đội trưởng đội QLTT số 1 bày tỏ sự lo ngại. Giá một sản phẩm đầu VTC của Trung Quốc trên thị trường chỉ từ 300 - 400.000 đồng; sản phẩm chính hãng giá từ 1,7- 1,9 triệu đồng. Nhưng nếu người bán cố tình lập lờ, thì nguy cơ người tiêu dùng trả tiền hàng thật để mua phải hàng giả là hoàn toàn có thể xảy ra. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hệ thống cung cấp đầu kỹ thuật số VTC đã có mặt trên toàn quốc. Nhưng doanh nghiệp này mới ký cam kết không “bán lẫn” hàng Trung Quốc với 3 đại lý cấp 1 ở ba miền Bắc, Trung Nam. Hàng trăm đại lý cấp 2, cấp 3 đang ngoài tầm kiểm soát của VTC, và như một cán bộ của doanh nghiệp này thừa nhận, “không ít cửa hàng bán kèm hàng chính hãng với hàng do Trung Quốc sản xuất”. Hàng giả thương hiệu VTC xuất hiện rất nhanh sau khi VTC trình làng ra thị trường, khoảng năm 2001. Nhưng đến thời điểm này, nhà cung cấp vẫn chưa đưa ra được biện pháp chống hàng giả hữu hiệu, đơn giản nhất là tem chống hàng giả cũng chưa có. Khảo sát nhanh thị trường “chợ Trời” ở phường phố Huế, quận Hai Bà Trưng, chúng tôi ghi nhận việc mua bán dễ dàng những chiếc đầu kỹ thuật số VTC do Trung Quốc sản xuất. Một bộ phận người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm giả này, do giá thành rẻ. Song chắc chắn không ít người tiêu dùng sẽ bị mắc lừa, bởi sản phẩm họ mua có cả giấy bảo hành - cataloge giống hệt chính hãng. Thực tế là khi sản phẩm giả bị hỏng, người tiêu dùng có mang giấy bảo hành đến VTC cũng không được đáp ứng sửa chữa, bởi VTC không coi đó là sản phẩm của họ. Cách bảo vệ mình, hay có thể nói, sự khuyến cáo của VTC với người tiêu dùng thời điểm hiện nay, là hàng “xịn” sẽ xem được 26 kênh; hàng giả chỉ xem được 18 kênh. Đại diện VTC tự tin, “ngay cả khi đối tượng làm giả giấy bảo hành và cataloge của chúng tôi, hàng giả cũng không thể đáp ứng được năng lực thông tin bằng sản phẩm chính hãng”. Sự tự tin này là cần thiết, nhưng rõ ràng chưa đủ trước trước dấu hiệu phức tạp tràn làn của đầu KTS “made in Trung Quốc”. Uy tín của VTC Việt Nam chắc chắn bị ảnh hưởng; người tiêu dùng sẽ thiệt thòi, và đáng phải suy nghĩ hơn, không lẽ, cứ phải chấp nhận sự cạnh tranh công khai giữa hàng thật và hàng giả VTC như vậy (?)