Bạn làm theo các cách như sau thì khả năng cao bạn sẽ chọn được 1 em cũ ưng ý:
- Kiểm tra tên nhà sản xuất, dòng chipser, socket, các thông số về tốc độ, bus, cache, mainboard, ram laptop CPU-Z: CPU-Z giúp bạn xem được tên nhà sản xuất, dòng chipset, socket, các thông số về tốc độ, bus, cache, có bao nhiêu core … nhờ đó bạn có thể kiểm tra được các thông tin về chipset của mình và biết được máy đang chạy ở chế độ overclock hay không …Ngoài ra, CPU-Z còn cho biết thêm các thông tin về mainboard, memory (ram) để bạn đối chiếu về sự tương thích giữa chúng với chipset
- Kiểm tra màn hình laptop có điểm chết hay không bạn dùng phần mềm Dead Pixel Buddy chương trình này sẽ lần lượt chạy tất cả các màu phông nền từ trắng, đỏ, đen, vàng, xanh… để cho người dùng có thể nhận diện được điểm chết.
- Kiểm tra hiệu suất, dung lượng ổ cứng laptop xem ở cứng có bị lỗi dùng phần mềm Hard Disk Sentinel (HDSentinel) là phần mềm có thể giúp bạn thực hiện cả 2 việc này. Đây là phần mềm cho phép quản lý và theo dõi tình trạng của ổ cứng để sớm phát hiện các lỗi phát sinh trên đó, đồng thời cảnh báo sớm cho người dùng nếu phát hiện vấn đề bất thường xảy ra.
- Kiểm tra thời lượng pin laptop, mức độ chai pin Với Everest Ultimate Edition: là phần mềm cho phép người dùng xem chi tiết các thông tin về các linh kiện và thiết bị của máy tính đang sử dụng.Ở bảng bên phải, mục Wear Level sẽ hiển thị mức độ chai của pin laptop. Nếu dừng ở mức 0%, nghĩa là pin bạn chưa bị chai, và ở mức 100%, nghĩa là pin của bạn đã bị chai hoàn toàn.
- Kiểm tra bàn phím laptop Với KeyboardTest™ của PassMark bạn có thể dễ dàng kiểm tra bàn phím máy tính (cả Desktop và Laptop) một cách dễ dàng, rất dễ sử dụng và hầu như ai cũng có thể tự làm được.