Cùng là laptop chính hãng được phân phối tại Việt Nam nhưng có nơi sẵn sàng bán thấp hơn giá mặt bằng chung từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng.
Giá chênh lệch nhau rất lớn
Một chiếc laptop Acer 4741-332G32Mn chính hãng tại TP.HCM, nếu khách hàng mua ở cửa hàng Thế Giới Di Động bán 11.999.000 đồng, Viễn Thông A bán 11.690.000 đồng, một số nơi giá vừa tầm như Bách Khoa Computer và Wonderbuy bán 11,3 triệu. Nhưng nếu mua ở Hoàng Long Computer khách hàng sẽ được một cái giá rẻ hơn rất nhiều, chỉ 10,8 triệu đồng, thậm chí còn được tham gia gói bảo hành vàng của sản phẩm trị giá 1 triệu đồng với nhiều dịch vụ chăm sóc kỹ lưỡng.
Hay chiếc HP CQ42 – 173TX, nếu mua trực tiếp từ nhà phân phối FPT Online khách hàng phải bỏ ra 16 triệu đồng.Ở một số cửa hàng khác, khách hàng chỉ cần bỏ ra khoảng 14 triệu đồng đã có thể sở hữu được chiếc laptop này cho riêng mình.
Sự cạnh tranh nhau về giá giữa các đại lý kinh doanh mặt hàng laptop đã tạo điều kiện cho khách hàng có thể mua được những sản phẩm với giá rẻ. Tuy nhiên, việc một số đại lý bán sản phẩm với mức giá quá thấp hơn giá mặt bằng chung, thậm chí là rẻ hơn cả giá của nhà phân phối, đã khiến cho các đại lý khác lao đao trong việc kinh doanh của mình.
Phá giá hay không?
Theo ông Trần Việt Quân, Giám đốc Bách Khoa Computer (BKc), hiện nay, một số đại lý như Hoàng Long đang bán laptop với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với giá quy định của nhà phân phối, thậm chí họ sẵn sàng chỉ lời 5000 đồng đến 10.000 đồng trên một chiếc máy, hay chấp nhận bán lỗ, đã khiến cho các đại lý khác như BKc gặp rất nhiều khó khăn trong việc bán hàng. Đây là hiện tượng phá giá, tuy nhiên các đại lý khác cũng không thể làm gì được, bởi có kiện lên nhà phân phối thì họ cũng không biết làm cách nào để giải quyết tình trạng này, vì nếu không phân phối sản phẩm đó cho các đại lý bán phá giá nữa thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Anh Võ Văn Dũng, đại diện truyền thông nhà phân phối CMC cũng khẳng định, việc một số đại lý bán với mức giá thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng giá chung, đó là việc làm phá giá thị trường. Bởi khi phân phối sản phẩm nhà phân phối sẽ quy định cho đại lý bán thấp nhất là mức C và cao hơn nhưng ở trong tầm cho phép là mức A, mức B… Tuy nhiên, một số đại lý sẵn sàng bán thấp hơn cả mức C nên gây ra hiện tượng phá giá trên thị trường.
Thực tế các nhà phân phối cũng đã can thiệp việc này rất nhiều bằng cách không nhập hàng cho đại lý bán phá giá nữa. Tuy nhiên, cũng rất khó áp dụng lâu dài, bởi đại lý không phải chỉ nhập có mỗi một mặt hàng từ nhà phân phối, họ phá giá mặt hàng này nhưng ở các mặt hàng khác lại bán rất tốt. Nếu nhà phân phối không nhập mặt hàng phá giá, thì họ đối phó bằng cách không bán các mặt hàng khác cho nhà phân phối đó. Đại lý bán phá giá thực chất cũng không phải bán lỗ mà chấp nhận ăn lời ít. Cách làm này họ nhanh chóng đẩy được hàng cũ, hàng tồn kho, sớm nhập về hàng mới công nghệ cao hơn, dễ bán hơn.
Mặc dù biết như thế, nhưng theo luật sư Nguyễn Đình, văn phòng luật sư Đại Đế tại TP.HCM, thì về luật các doanh nghiệp trên hoàn toàn không bán phá giá. Bởi việc họ bán hàng lợi nhuận ít hơn so với các đại lý khác hoàn toàn không ảnh hưởng đến thị trường. Còn việc các đại lý đó bán giá thấp hơn so với giá bên phân phối quy định, thì họ cũng chỉ vi phạm vào hợp đồng phân phối sản phẩm.Hơn nữa pháp luật cũng cho phép doanh nghiệp có thể khuyến mãi theo hình thức giảm giá đến 50% sản phẩm của mình, nên về luật thì việc bán hàng như thế hoàn toàn hợp lệ.
Các câu hỏi vì sao thường là những câu hỏi khó. trên tất cả các lĩnh vực. trong lĩnh vực mà bạn vừa hỏi mình cũng ko biết trả lời bạn sao cho hay dc. có lẽ những nơi bán rẻ họ chỉ cần lãi ít, nơi bán đắt họ thích lãi nhiều. có những nơi bán hàng ko phải để lấy lãi nữa cơ bạn ạ . có những mặt hàng còn cho không. hiiiiiii, thế thì sao giá bán cùng loại laptop lại có sự chênh lệch nhỉ ??? chưa kể đến những quy luật về kinh tế, về vận chuyển, về số lượng mà cửa hàng bán ra khác nhau, ... rồi chất lượng nữa, chắc gì cùng loại ở hai cửa hàng mà chất lượng đã giống nhau? hiiiiiiiiii