Những lưu ý khi mua Ram cho Laptop?

Phutho
Phutho
Trả lời 16 năm trước
Trước khi quyết định tăng thêm Ram, bạn cần phải biết Laptop của mình đang sử dụng loại Ram nào, bus bao nhiêu và của nhà cung cấp nào. Với loại SD Ram thì không cần phải thay giống hệt. Riêng DDR Ram hoặc DDR2 Ram thì nên gắn Ram theo cặp giống nhau. Chẳng hạn, Laptop bạn đang dùng Ram 512MB bus 667Mhz thì khi thêm cũng phải là Ram 512MB bus 667Mhz. Sở dĩ phải nắm rõ những vấn đề này vì Ram gắn thêm vào cần cùng hiệu, cùng bus và cùng dung lượng để đảm bảo tính ổn định và tăng hiệu suất tối đa nhất. Trường hợp bạn muốn gắn Ram 2GB thì nên gắn 2 thanh Ram, mỗi thanh là 1GB cùng loại chứ không nên gắn luôn thanh 2GB như mọi người vẫn tưởng. Việc bạn chọn Ram dung lượng từ 1-2GB phụ thuộc vào hệ điều hành và những chương trình mà bạn cần dùng. Chẳng hạn bạn thích dùng Vista thì thông thường bạn nghĩ chỉ cần Ram 1GB là đủ. Thế nhưng thực tế, bạn phải mua thanh Ram từ 2GB mới đảm bảo hoạt động mượt mà. Trường hợp bạn dùng Win XP thì chỉ cần cắm thêm Ram 512MB- 1GB là đủ. Cũng cần lưu ý là trong trường hợp CPU Laptop không quá cao mà bạn mua Ram dung lượng quá lớn thì sẽ lãng phí vì không cải thiện được tình hình là bao nhiêu. Các Laptop sử dụng CPU Celeron thì chỉ cần thanh Ram 512MB- 1GB là quá đủ để chạy Win XP. Việc tăng thêm Ram sẽ mang lại nhiều lợi ích cho những Laptop có dùng card đồ họa on board (card này sẽ sử dụng dung lượng lớn Ram để tính toán đồ họa như game, 3D... Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho Ram có thể tăng dung lượng bộ nhớ ảo hoặc sử dụng Readyboot trong Vista (đã từng được đề cập ở Xã hội Thông tin các số trước). Khi gắn thêm Ram, tốt nhất là bạn nên đến các trung tâm lớn, uy tín để chọn mua Ram có thương hiệu nổi tiếng và nhờ gắn thêm vào. Vì việc gắn thêm Ram đòi hỏi bạn phải rành rẽ về kỹ thuật bởi vì phải mở nắp thân máy bên dưới. Các loại Ram: gồm 3 loại phổ biến: SD Ram, DDR Ram, và DDR2 Ram. SD Ram (Single Data Rate SDRam), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "SDR". Có 168 chân. Được dùng trong các máy vi tính cũ, bus speed chạy cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời. DDR Ram (Double Data Rate SDRam), được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR". Có 184 chân. Tuy bus speed vẫn chạy cùng clock speed, nhưng nhờ khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi SDR. DDR2 Ram (Double Data Rate 2 SDRam), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed.