Bạn thường xuyên sử dụng điện thoại khi thực hiện các cuộc gọi và thấy màn hình chiếc smartphone của mình luôn tắt. Bạn tự hỏi tại sao điện thoại lại tự động tắt màn hình như vậy? Trong bài viết lần này, Vật Giá sẽ lý giải giúp bạn câu hỏi này mà không phải ai cũng biết.
Việc màn hình smartphone tự động tắt khi nghe điện thoại thực sự là một tính năng vô cùng hữu ích, vừa giúp người dùng tránh chạm một bộ phận nào đó trên cơ thể chạm vào màn hình gây gián đoạn cuộc gọi, lại giúp tiết kiệm được kha khá dung lượng pin.
Tính năng hữu ích này hoạt động được là nhờ một cảm biến có tên là cảm biến tiệm cận được trang bị ở mặt trước, gần khu vực camera selfie hay loa của điện thoại. Cơ chế hoạt động của cảm biến cũng khá đơn giản, sử dụng các tia sáng, môi trường điện từ hay một chùm bức xạ phát ra để theo dõi và tự thay đổi các loại tín hiệu xem smartphone có ở gần cơ thể bạn không, từ đó đưa ra phản hồi tương tự.
Phạm vi hoạt động của cảm biến tiệm cận trên điện thoại thường giao động từ 2 – 5 cm, ngoài ra cũng có nhiều loại cảm biến mạnh mẽ hơn và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác.
Cảm biến tiệm cận tuy không có tính năng nổi trội nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với người dùng, nhất là khi gọi điện. Bình thường, bạn có thể không để ý, nhưng đến khi cảm biến này có hoạt động không tốt thì bạn mới nhận ra nó quan trọng đến nhường nào.
Hy vọng là qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm được lý do tại sao màn hình điện thoại lại tắt khi thực hiện cuộc gọi. Bạn có thể cập nhật những thông tin thú vị khác trong các bài viết tiếp theo trên chuyên mục của Vật Giá.