Cần bổ trợ 1 số kiến thức khi mua N5800 cũ ?

Sắp tới mình có ý định mua 1 con 5800 cũ nhưng không biết xem máy thế nào, sợ mua phải hàng đã bị sửa chữa cũng như là 1 số chức năng không đảm bào. Mọi người có thể tư vấn cho mình xem cách kiểm tra máy xem còn mới và chưa sửa chữa j đc không?

    Xin cảm ơn!!!!

rudfjghdgj
rudfjghdgj
Trả lời 13 năm trước

Bạn tham khảo bài viết sau để có thêm kinh nghiệm mua điện thoại cũ nhé.


Kinh nghiệm mua sắm điện thoại cũ

Với một số tiền không quá lớn, giờ đây bạn vẫn có thể sở hữu những chiếc điện thoại hiện đại với nhiều chức năng giải trí, hỗ trợ công việc đẳng cấp cao, hàng chính hãng 100% chỉ có điều không phải hàng “đập hộp”. Thị trường ĐTDĐ cũ cũng vì thế mà giờ đây trở nên sôi động và phong phú hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để không bị “qua mặt” khi mua sắm những “chú dế” loại này tốt nhất bạn nên trang bị cho mình một số kinh nghiệm cơ bản.

Lợi dụng việc thiếu kinh nghiệm của nhiều khách hàng khi đi mua mặt hàng này, nhiều cửa hàng thường “dựng” máy từ các linh, phụ kiện kém chất lượng hoặc bán các máy chất lượng không ổn định, lỗi màn hình, loa, phần mềm… rồi dán tem vào. Có nhiều máy, lúc bạn thử tại cửa hàng thì không sao nhưng khi mang về nhà là bị lỗi.
Góc mua sắm kỳ này xin mách bạn một số cách cơ bản phân loại điện thoại di động khi đi mua sắm:

Màn hình khởi động
Về mặt nguyên tắc khởi động chuẩn, thông thường các máy khởi động theo trình tự sau. Đối với Nokia, sau khi bật nguồn, màn hình sẽ là một nền đen. Nối tiếp màn hình đen này là màn hình trắng mờ trong vòng 1-2 giây. Tiếp theo sẽ là cột pin bên góc phải phía trên. Tiếp theo, đối với Nokia sẽ là logo Startup, rồi hai bàn tay bắt nhau và nhận mạng. Đối với Samsung thì là màn hình nền đen, rồi đến logo Startup và nhận mạng… Đối với các máy đã chạy lại phần mềm, bạn sẽ nhận thấy từ lúc bật nguồn đến lúc màn hình chuyển từ đen sang trắng phải mất đến 5-6 giây. Tiếp theo mới xuất hiện cột pin, Startup Logo của Nokia…

Số IMEI
Bạn nhấn #*06#, số IMEI sẽ hiện ra (áp dụng cho tất cả các hãng điện thoại). Bạn xem con số thứ 15 (số cuối cùng) trong dãy số IMEI có trùng với trên tem dán sau lưng máy không. Nếu không trùng thì tức là máy “dựng” (từ nhiều nguồn, linh kiện khác nhau). Trong số IMEI, con số thứ 15 này không dùng, nó được tính ra từ 14 con số đầu tiên, nên trên các tem giả có thể con số này không trùng với IMEI của máy. Con số thứ 15 nếu muốn thay cũng rất mất công và có chi phí cao nên hầu hết các thợ “dựng” máy không làm.

Độ sắc nét của ốc vít
Mở vỏ mặt trước của máy ra, bạn sẽ thấy các con ốc vặn trên board bàn phím. Nếu máy còn “nguyên zin” tức là các con ốc này chưa mở, nên các cạnh trong của nó rất sắc và trên mặt kính màn hình không có dấu tay. Các máy lên đời thì các cạnh của ốc không còn sắc nữa mà có dấu vặn ra vặn vào. Nhiều máy còn để lại dấu tay của người thợ trên màn hình trong quá trình lắp ráp thủ công.

Thử loa, sóng
Khi thử gọi đi, gọi đến, bạn nên thử với các mức độ âm lượng to, nhỏ khác nhau, tránh trường hợp có những máy khi nghe trung bình thì được nhưng khi chọn âm lượng tối đa thì ko nghe được hoặc bị rè. Bạn nên thử sử dụng phím chuyển âm lượng nhanh, để xem nút này có bị kẹt, lỗi gì không… Bạn nên gọi thử trong thời gian hơn 1 phút, tránh trường hợp có những máy đàm thoại lâu là mất nguồn, mất sóng…

Bảo hành màn hình Samsung

Nếu bạn là một "tín đồ" của dòng máy Samsung thì bạn nên chú ý các bệnh thường gặp của dòng máy gập, đẩy trượt này. Các máy gập, đẩy trượt cũ của Samsung thường có các bệnh liên quan đến màn hình như là chập chờn màn hình, trắng màn hình, kẻ ngang màn hình, mất đèn màn hình trong, ngoài… Nếu bạn mua máy ở các cửa hàng bán máy cũ thì nên yêu cầu cửa hàng bảo hành màn hình trong một thời gian nhất định (mặc dù bạn sẽ phải chịu giá máy cao hơn một chút).

Bảo hành máy
Thông thường, bạn nên yêu cầu cửa hàng bảo hành máy cho mình trong vòng 1 tháng. Thời hạn này vừa đủ để xác định được chất lượng tương đối của một chiếc điện thoại cũ.

Chúc bạn sắm được một "chú dế” ưng ý!

djghjfdg
djghjfdg
Trả lời 13 năm trước

Mua điện thoại cũ: Dễ hay Khó ?!?

Bạn muốn mua 1 chiếc di động secondhand vì nhiều lý do khác nhau: ít tiền, muốn thay đổi, muốn dùng cho biết… Và lượng cung trên thị trường sẵn sàng đáp ứng cho những nhu cầu khác nhau của bạn về tính năng, chất lượng hay giá cả. Tất cả đều tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Mình xin có những lời khuyên cho các bạn sau bao nhiêu năm “nằm đường lết đất” săn lùng điện thoại:

1) Bạn phải phân biệt rõ, hàng cũ có 2 loại chính: hàng cũ chính hãng và hàng cũ xách tay.

+ Hàng cũ chính hãng thì giá cao hơn 1 chút.
Hàng xách tay thì chủ yếu là nguồn hàng từ Trung Quốc, 1 số từ biên giới Campuchia nhưng ko nhiều vì ko phong phú về chủng loại. Việc phân biệt giữa hàng chính hãng và hàng xách tay thường chỉ dựa vào tem. Bạn đừng nghĩ tem thì có thể mua được nên ko bảo đảm lắm, chỉ đúng với lúc trước thôi, còn bây giờ, ngoài tem của chính hãng thì ít nhất cũng phải có tem của cửa hàng bán. Giá bán cũng tùy thuộc vào tem của cửa hàng nào uy tín nữa.

+ Hàng xách tay Trung Quốc cũng có 2 loại:hàng trôi nổi do thợ ráp và hàng chính hãng sản xuất nhưng nhà máy ở Trung Quốc.

2) Cách phân biệt mainboard:
thường dựa vào màu sắc của main. Main màu xanh lá nhạt là của chính hãng. Hàng dỏm thường có màu xanh lá sậm. Mình còn nghe nói main chính hãng còn có loại màu vàng trà và màu trắng, nhưng chưa gặp bao giờ. Những main được cho là “đẹp” là có màu xanh lá nhạt, dầy và nặng, bóng, các mạch và ốc sáng.

3) Nhận biết máy đã bung hay chưa:
đây là vấn đề rất thường gặp khi mua hàng cũ. Lúc nào người bán chẳng nói hàng của mình chưa bung. Bạn sẽ kiểm tra bằng mắt đơn giản như sau: nhìn thật kỹ mấy con ốc gắn vào sườn máy, phía sau máy (mở pin ra) hoặc tháo hẳn vỏ ngoài ra, xem mấy con ốc đó có vết trầy xước gì không. Nếu máy bị bung, không có tay thợ nào cao thủ đến mức vặn ốc mà không bị trầy cả, vả lại ốc điện thoại thường có màu đen (cách điện) nên cũng dễ quan sát. Đây là cách kiểm tra đơn giản mà hiệu quả nhất. Thêm nữa, kiểm tra số IEME để xem sườn có bị tráo hay không? Bấm *#06#, ghi lại số IEME để đối chiếu với số trên sườn máy phía sau.

4) Kiểm tra sóng:
gọi vào số điện thoại hỗ trợ tùy mạng, như Mobifone và Vinafone là 900, Viettel là 198, lấy tay bịt trên đầu điện thoại, xem cột sóng có bị lên xuống không, nếu ổn định thì sóng tốt. Gọi cho ai đó để xem nói và nghe có rõ hay không. Còn 1 điều nữa là thời gian gọi phải liên tục khoảng 1 phút, vì có trường hợp máy bị lỗi version, gọi 30s là tắt máy!

5) Xem màn hình:
để nghiêng nghiêng xem có “điểm chết” nào hay không đối với màn hình màu. Còn màn hình trắng đen thì lấy tay bóp nhẹ lên mặt kính coi có bị nhòe màu không.

6) Kiểm tra hệ điều hành:với những máy có hệ điều hành, chạy nhiều chương trình cùng lúc xem có bị treo không? Tắt mở lại trong vòng 30s thì được, với Nokia 6600 thì khoảng 35s. Bị lỗi hệ điều hành thì sửa cũng dễ, chỉ cần format sâu là được. (Mình đã có bài viết về các cách format cho Nokia series 60 trong diễn đàn).

7) Kiểm tra pin:pin khi để nằm ngang phải thẳng, nếu cong và nhô lên thì nó sắp "chết" rồi, cũ hay mới gì cũng được. Sạc thử khoảng 1-2 phút xem có bị nóng pin hay không? Nếu nóng thì nó cũng sắp lên đường rồi.

8) Kiểm tra phím bấm:bấm hết tất cả các phím, không nhạy cũng ko sao, chỉ cần chùi rửa là được, nhưng chú ý đừng lấy máy bị liệt 1 vài phím nào đó, thay dây nguồn tốn tiền lắm!

9) Kiểm tra các phần phụ:chuông, rung, nhắn tin thử (có nhiều máy không nhắn tin được) …

Thế là ổn rồi. Việc cuối cùng là bạn trả giá với người bán thôi. Tùy vào nơi bán mà giá cả cũng khác nhau. Chúc các bạn sở hữu những chiếc điện thoại ưng ý với giá cả phải chăng.


djghjdgh
djghjdgh
Trả lời 13 năm trước


Một vài kinh nghiệm chọn mua điện thoại cũ:


* Check IMEI
* Vỏ: Xem còn mới không, bóp nhẹ các mép xem có khít không, có dấu hiệu bị cạy, mở không.
* Màn hình: Nghiêng 4 chiều xem tấm LCD có khớp với lớp meca mặt trên máy không, nếu thấy màn hình
hơi xộc xệch, không đều dù chỉ một chút thì chắc chắn là chiếc điện thoại này đã bị bung (bị mở máy). Ngoài ra, cần kiểm tra xem màn hình có dính dead pixel nào không, người mua cũng nên thay đổi độ sáng tối màn hình liên tục xem đèn hình có còn đủ độ nhạy.
* Mở nắp pin: Kiểm tra tem (nếu có), kiểm tra các con ốc xem có dấu hiệu bị trầy xước hay không. Kiểm tra miếng tem bạc dán bên trong máy (dưới pin) xem có dấu hiệu bị cạy, lột chưa. Xem thông số trên đó xem có trùng với số IMEI trên máy không. Xem bên trong xem chân tiếp xúc với pin thế nào.
* Pin: Bỏ viên pin ra xem thử (pin xịn cầm khá nặng tay). Người mua nên để ý hình thức viên pin có sắc sảo không, chân tiếp xúc còn mới không, tem chống ẩm có dấu hiệu bị hút ẩm chưa, bóp hai đầu pin xem có chắc chắn không… Thêm nữa là pin zin sau khi lắp vào máy và đóng nắp thì rất khít, ấn vào phần nắp pin không bị ọp ẹp.
* Lắp pin vào để test các chức năng của máy: Chụp ảnh, nghe nhạc, bluetooth, chỉnh sửa ngày giờ, xem máy có bị treo hay không. Chú ý cả mức tụt và hồi của pin để kiểm tra pin luôn (lúc sử dụng nhiều tính năng pin tụt nhanh, sau đó sẽ hồi lại).
* Chụp ảnh: Xem máy ảnh bắt sáng, lấy nét có nhạy không, chụp liên tục nhiều tấm xem ổn định không.
* Nghe nhạc: Cắm và tháo tai nghe (ấn nhẹ cuống tai nghe xuống dưới tai sẽ bật ra) vài lần xem máy có nhận tai nghe nhạy không. Khi nghe nhạc bật Megabass và volume hết cỡ xem có bể tiếng không (tai xịn không bị bể bass). Chỉnh vài chức năng trong trình nghe nhạc để xem phần mềm thế nào luôn.
* Nghe/ gọi: Thử xem âm đàm thoại và sóng có tốt và ổn định.

Bên cạnh đó, đối với mỗi loại máy, đều có những mã riêng để kiểm tra các tính năng, thông số sản phẩm một cách rất thuận tiện. Người mua nên tìm hiểu trước để có thể áp dụng ngay trong khi thử máy.