Mua điện thoại cũ cần chú ý những gì? Nên kiểm tra gì trước khi mua?

Mít đặc
Mít đặc
Trả lời 16 năm trước
Bài viết này là 1 kinh nghiệm nhỏ trong việc mua điện thoại cũ . Bạn tham khảo cho biết nhé . Mua điện thoại cũ: Dễ hay Khó ?!? Bạn muốn mua 1 chiếc di động secondhand vì nhiều lý do khác nhau: ít tiền, muốn thay đổi, muốn dùng cho biết… Và lượng cung trên thị trường sẵn sàng đáp ứng cho những nhu cầu khác nhau của bạn về tính năng, chất lượng hay giá cả. Tất cả đều tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Mình xin có những lời khuyên cho các bạn sau bao nhiêu năm “nằm đường lết đất” săn lùng điện thoại: >> Bạn phải phân biệt rõ, hàng cũ có 2 loại chính: hàng cũ chính hãng và hàng cũ xách tay. + Hàng cũ chính hãng thì giá cao hơn 1 chút. Hàng xách tay thì chủ yếu là nguồn hàng từ Trung Quốc, 1 số từ biên giới Campuchia nhưng ko nhiều vì ko phong phú về chủng loại. Việc phân biệt giữa hàng chính hãng và hàng xách tay thường chỉ dựa vào tem. Bạn đừng nghĩ tem thì có thể mua được nên ko bảo đảm lắm, chỉ đúng với lúc trước thôi, còn bây giờ, ngoài tem của chính hãng thì ít nhất cũng phải có tem của cửa hàng bán. Giá bán cũng tùy thuộc vào tem của cửa hàng nào uy tín nữa. + Hàng xách tay TQ cũng có 2 loại: hàng trôi nổi do thợ ráp và hàng chính hãng sản xuất nhưng nhà máy ở TQ. >> Cách phân biệt mainboard: thường dựa vào màu sắc của main. Main màu xanh lá nhạt là của chính hãng. Hàng dỏm thường có màu xanh lá sậm. Mình còn nghe nói main chính hãng còn có loại màu vàng trà và màu trắng, nhưng chưa gặp bao giờ. Những main được cho là “đẹp” là có màu xanh lá nhạt, dầy và nặng, bóng, các mạch và ốc sáng. >> Nhận biết máy đã bung hay chưa: đây là vấn đề rất thường gặp khi mua hàng cũ. Lúc nào người bán chẳng nói hàng của mình chưa bung. Bạn sẽ kiểm tra bằng mắt đơn giản như sau: nhìn thật kỹ mấy con ốc gắn vào sườn máy, phía sau máy (mở pin ra) hoặc tháo hẳn vỏ ngoài ra, xem mấy con ốc đó có vết trầy xước gì ko. Nếu máy bị bung, ko có tay thợ nào cao thủ đến mức vặn ốc mà ko bị trầy cả, vả lại ốc điện thoại thường có màu đen (cách điện) nên cũng dễ quan sát. Đây là cách kiểm tra đơn giản mà hiệu quả nhất. Thêm nữa, kiểm tra số IEME để xem sườn có bị tráo hay ko? Bấm *#06#, ghi lại số IEME để đối chiếu với số trên sườn máy phía sau. >> Kiểm tra sóng: gọi vào số điện thoại hỗ trợ tùy mạng, như Mobifone và Vinafone là 900, Viettel là 198, lấy tay bịt trên đầu điện thoại, xem cột sóng có bị lên xuống ko, nếu ổn định thì sóng tốt. Gọi cho ai đó để xem nói và nghe có rõ hay ko. Còn 1 điều nữa là thời gian gọi phải liên tục khoảng 1 phút, vì có trường hợp máy bị lỗi version, gọi 30s là tắt máy! >> Xem màn hình: để nghiêng nghiêng xem có “điểm chết” nào hay ko đối với màn hình màu. Còn màn hình trắng đen thì lấy tay bóp nhẹ lên mặt kính coi có bị nhòe màu ko. >> Kiểm tra hệ điều hành: với những máy có hệ điều hành, chạy nhiều chương trình cùng lúc xem có bị treo ko? Tắt mở lại trong vòng 30s thì được, với Nokia 6600 thì khoảng 35s. Bị lỗi hệ điều hành thì sửa cũng dễ, chỉ cần format sâu là được. (Mình đã có bài viết về các cách format cho N Fix 60 trong diễn đàn). >> Kiểm tra pin: pin khi để nằm ngang phải thẳng, nếu cong và nhô lên thì nó sắp die rồi, cũ hay mới gì cũng được. Sạc thử khoảng 1-2 phút xem có bị nóng pin hay ko? Nếu nóng thì nó cũng sắp lên đường rồi. >> Kiểm tra phím bấm: bấm hết tất cả các phím, ko nhạy cũng ko sao, chỉ cần chùi rửa là được, nhưng chú ý đừng lấy máy bị liệt 1 vài phím nào đó, thay dây nguồn tốn tiền lắm! >> Kiểm tra các phần phụ: chuông, rung, nhắn tin thử (có nhiều máy ko nhắn tin được)… Thế là ổn rồi. Việc cuối cùng là bạn trả giá với người bán thôi. Tùy vào nơi bán mà giá cả cũng khác nhau. Chúc các bạn sở hữu những chiếc điện thoại ưng ý với giá cả phải chăng. (sưu tầm)
ken
ken
Trả lời 14 năm trước
Trích dẫn:
Từ bài viết của mitdac
Bài viết này là 1 kinh nghiệm nhỏ trong việc mua điện thoại cũ . Bạn tham khảo cho biết nhé .

Mua điện thoại cũ: Dễ hay Khó ?!?

Bạn muốn mua 1 chiếc di động secondhand vì nhiều lý do khác nhau: ít tiền, muốn thay đổi, muốn dùng cho biết… Và lượng cung trên thị trường sẵn sàng đáp ứng cho những nhu cầu khác nhau của bạn về tính năng, chất lượng hay giá cả. Tất cả đều tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Mình xin có những lời khuyên cho các bạn sau bao nhiêu năm “nằm đường lết đất” săn lùng điện thoại:

>> Bạn phải phân biệt rõ, hàng cũ có 2 loại chính: hàng cũ chính hãng và hàng cũ xách tay.
+ Hàng cũ chính hãng thì giá cao hơn 1 chút. Hàng xách tay thì chủ yếu là nguồn hàng từ Trung Quốc, 1 số từ biên giới Campuchia nhưng ko nhiều vì ko phong phú về chủng loại. Việc phân biệt giữa hàng chính hãng và hàng xách tay thường chỉ dựa vào tem. Bạn đừng nghĩ tem thì có thể mua được nên ko bảo đảm lắm, chỉ đúng với lúc trước thôi, còn bây giờ, ngoài tem của chính hãng thì ít nhất cũng phải có tem của cửa hàng bán. Giá bán cũng tùy thuộc vào tem của cửa hàng nào uy tín nữa.
+ Hàng xách tay TQ cũng có 2 loại: hàng trôi nổi do thợ ráp và hàng chính hãng sản xuất nhưng nhà máy ở TQ.

>> Cách phân biệt mainboard: thường dựa vào màu sắc của main. Main màu xanh lá nhạt là của chính hãng. Hàng dỏm thường có màu xanh lá sậm. Mình còn nghe nói main chính hãng còn có loại màu vàng trà và màu trắng, nhưng chưa gặp bao giờ. Những main được cho là “đẹp” là có màu xanh lá nhạt, dầy và nặng, bóng, các mạch và ốc sáng.

>> Nhận biết máy đã bung hay chưa: đây là vấn đề rất thường gặp khi mua hàng cũ. Lúc nào người bán chẳng nói hàng của mình chưa bung. Bạn sẽ kiểm tra bằng mắt đơn giản như sau: nhìn thật kỹ mấy con ốc gắn vào sườn máy, phía sau máy (mở pin ra) hoặc tháo hẳn vỏ ngoài ra, xem mấy con ốc đó có vết trầy xước gì ko. Nếu máy bị bung, ko có tay thợ nào cao thủ đến mức vặn ốc mà ko bị trầy cả, vả lại ốc điện thoại thường có màu đen (cách điện) nên cũng dễ quan sát. Đây là cách kiểm tra đơn giản mà hiệu quả nhất. Thêm nữa, kiểm tra số IEME để xem sườn có bị tráo hay ko? Bấm *#06#, ghi lại số IEME để đối chiếu với số trên sườn máy phía sau.

>> Kiểm tra sóng: gọi vào số điện thoại hỗ trợ tùy mạng, như Mobifone và Vinafone là 900, Viettel là 198, lấy tay bịt trên đầu điện thoại, xem cột sóng có bị lên xuống ko, nếu ổn định thì sóng tốt. Gọi cho ai đó để xem nói và nghe có rõ hay ko. Còn 1 điều nữa là thời gian gọi phải liên tục khoảng 1 phút, vì có trường hợp máy bị lỗi version, gọi 30s là tắt máy!

>> Xem màn hình: để nghiêng nghiêng xem có “điểm chết” nào hay ko đối với màn hình màu. Còn màn hình trắng đen thì lấy tay bóp nhẹ lên mặt kính coi có bị nhòe màu ko.

>> Kiểm tra hệ điều hành: với những máy có hệ điều hành, chạy nhiều chương trình cùng lúc xem có bị treo ko? Tắt mở lại trong vòng 30s thì được, với Nokia 6600 thì khoảng 35s. Bị lỗi hệ điều hành thì sửa cũng dễ, chỉ cần format sâu là được. (Mình đã có bài viết về các cách format cho N Fix 60 trong diễn đàn).

>> Kiểm tra pin: pin khi để nằm ngang phải thẳng, nếu cong và nhô lên thì nó sắp die rồi, cũ hay mới gì cũng được. Sạc thử khoảng 1-2 phút xem có bị nóng pin hay ko? Nếu nóng thì nó cũng sắp lên đường rồi.

>> Kiểm tra phím bấm: bấm hết tất cả các phím, ko nhạy cũng ko sao, chỉ cần chùi rửa là được, nhưng chú ý đừng lấy máy bị liệt 1 vài phím nào đó, thay dây nguồn tốn tiền lắm!

>> Kiểm tra các phần phụ: chuông, rung, nhắn tin thử (có nhiều máy ko nhắn tin được)…
Thế là ổn rồi. Việc cuối cùng là bạn trả giá với người bán thôi. Tùy vào nơi bán mà giá cả cũng khác nhau. Chúc các bạn sở hữu những chiếc điện thoại ưng ý với giá cả phải chăng.
(sưu tầm)
thanks nhìu nha bạn.................

Tony Phạm
Tony Phạm
Trả lời 13 năm trước

Theo kinh nghiệm của m`thì bạn nên test xem óc ác đô` coi co' bi tray xuoc j ko jf co' la` may da bj bung, test thu chan sac nua, a` quen nua ban nen test thu bluetooth lun nhe' ( cai nay it aj mua dt cu ma` test thu lam m` cung vay nek mua ve roi moi biet la ko co bluetooth :(( )