Sử dụng ổ cứng ssd cần lưu ý gì?

Lang thang trên mạng mới tìm được chút thông tin về cách sử dụng ổ cứng ssd cho máy tính được bền nhất post lên đây để các bạn tham khảo nhé.-

- Hạn chế thấp nhất việc nap và xóa dữ liệu trên ổ cứng SSD, một trong những yếu điểm lớn nhất của ổ cứng máy tính hiện nay , sẽ là cơn ác mộng với những người có nhu cầu nạp và ghi dữ liệu như hình ảnh, phần mềm. Để khắc phục được yếu điểm này của loại ổ cứng này thì bạn nên tạo máy ảo trên máy tính để có thể an toàn hơn cho chiếc ổ cứng nếu công việc của bạn phải nạp và xóa dữ liệu nhiều

Đinh Chiêu Phong
Đinh Chiêu Phong
Trả lời 8 năm trước

6 điều không nên mà có thể bạn sẽ mắc phải khi sử dụng ổ cứng SSD, vậy làm sao để sử dụng ổ cứng SSD đúng cách và bền nhất


Như các bạn đã biết, ổ cứng SSD có cấu tạo khác hẳn với ổ cứng HDD được sử dụng rộng rãi. Vì thế, có rất nhiều điều bạn không nên làm trên ổ cứng SSD như với ổ HDD thông thường.

Hướng dẫn sử dụng ổ cứng SSD đúng cách và bền nhất


Tuy ổ cứng SSD cũng được vận hành nhờ vào hệ điều hành giống như các ổ cứng HDD nhưng nó lại hoạt động theo một cách khác. Vì thế, nếu bạn là một người thường xuyên hoặc chỉ chú trọng sử dụng ổ cứng SSD thì điều quan trọng là bạn nên biết những gì mình không nên làm.

Không nên chống phân mảnh ổ cứng

Bạn không cần chống phân mảnh trên ổ cứng SSD. Bởi vì các khu vực lưu trữ trên một ổ SSD thường có một số giới hạn về việc ghi dữ liệu - thường sẽ ít ghi hơn trên các ổ cứng giá rẻ, do đó chống phân mảnh sẽ dẫn đến việc nhiều dữ liệu được ghi hơn và khiến các tập tin này bay ra ngoài vùng kiểm soát của ổ cứng.

Hơn nữa, bạn sẽ không thấy bất kỳ sự cải thiện về tốc độ nào từ việc chống phân mảnh. Trên một ổ cứng HDD, sẽ là rất tốt nếu bạn thực hiện thao tác chống phân mảnh vì đầu của ổ đĩa có để di chuyển qua các đĩa từ tính để đọc dữ liệu. Nếu một tập tin dữ liệu bị phân tán ra khắp ổ đĩa thì đầu đọc sẽ phải di chuyển xung quanh để đọc tất cả các mảnh nhỏ của tập tin và điều này sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc đọc dữ liệu từ một địa điểm duy nhất trên ổ đĩa.

Ổ cứng SSD được chế tạo không có chuyển động cơ học. Chúng chỉ đơn giản là đọc dữ liệu từ bất cứ thành phần nào nằm trong bên trong. Bên cạnh đó, ổ cứng SSD còn được thiết kế để rải đều dữ liệu , giúp tạo ra các hiệu ứng bao phủ chứ không tập trung một vùng dữ liệu nhất định.

Không ghi đè hoặc xóa tập tin

Giả sử bạn đang sử dụng một hệ điều hành có hỗ trợ công nghệ TRIM - Windows 7+, Mac OS X 10.6.8+ hoặc Linux được phát hành trong ba hoặc bốn năm qua (Linux kernel 2.6.28+) - bạn sẽ không cần phải ghi đè lên hoặc xóa hẳn những phần miễn phí của bạn. Điều này là rất quan trọng khi hoạt động với các ổ cứng HDD, như việc các tập tin được xóa trên ổ cứng HDD không thực sự bị xóa ngay lập tức. Và những khu vực được đánh dấu là đã xóa đó khi bị ghi đè, dữ liệu có thể được phục hồi với một công cụ phục hồi file như Recuva.

Để ngăn chặn điều này xảy ra khi xử lý một máy tính hoặc ổ cứng, người sử dụng các công cụ như DBAN hoặc các công cụ ổ cứng Wiper trong CCleaner để ghi đè lên không gian tự do, đảm bảo các dữ liệu đã xóa sẽ không sử dụng được.

Trên các hệ điều hành có hỗ trợ công nghệ TRIM, tập tin bị xóa ngay lập tức. Khi bạn xóa một tập tin trong hệ điều hành, nó sẽ thông báo cho ổ cứng chứa các tập tin đã bị xóa bằng lệnh TRIM làm cho các tập tin đó được xóa ngay lập tức và không thể phục hồi.

Trên một số ổ SSD cũ không hỗ trợ công nghệ TRIM. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ TRIM đã trở nên phổ biến hơn và được đưa vào sử dụng trong ổ cứng SSD.

Không nên sử dụng hệ điều hành Windows XP, Windows Vista hoặc tắt chức năng TRIM

Nếu máy tính của bạn đang sử dụng ổ cứng SSD thì hệ điều hành đi kèm với máy nên là một hệ điều hành hiện đại. Đặc biệt, điều này có nghĩa là bạn không nên sử dụng hệ điều hành Windows XP hoặc Windows Vista. Cả hai hệ điều hành cũ này đều không hỗ trợ cho các lệnh TRIM. Khi bạn xóa một tập tin, hệ điều hành sẽ không gửi lệnh TRIM tới ổ cứng, vì vậy dữ liệu của tập tin sẽ vẫn ở trong những khu vực nhất định trên ổ đĩa.

Hướng dẫn sử dụng ổ cứng SSD đúng cách và bền nhất


Ngoài việc tạo khả năng phục hồi dữ liệu riêng tư của bạn, điều này sẽ làm chậm cả hệ thống của bạn. Khi hệ điều hành của bạn cố gắng viết một tập tin mới vào các không gian trống đó, các khu vực chưa được xóa hẳn sẽ được xóa đầu tiên sau đó mới có thể ghi dữ liệu mới vào. Điều này làm cho hoạt động ghi dữ liệu mất nhiều thời gian hơn và làm chậm hiệu suất ghi trên ổ cứng của bạn.

Đây cũng là lý do tại sao bạn không nên tắt chức năng TRIM trên Windows 7 và các hệ điều hành hiện đại khác. Vì chức năng này được kích hoạt mặc định nên hãy cứ để nó thực hiện nhiệm vụ của mình.

Không nên tận dụng hết dung lượng ổ cứng

Bạn nên để lại một khoảng trống trên ổ cứng nếu không hiệu suất ghi dữ liệu của nó sẽ làm chậm đáng kể. Điều này có thể gây ngạc nhiên, nhưng thật ra khá dễ hiểu.

Khi một ổ SSD có nhiều không gian trống thì cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ có nhiều các khối dữ liệu rỗng. Lúc bạn bắt đầu ghi một tập tin, ổ cứng sẽ ghi dữ liệu của tập tin đó vào các khối rỗng này.

Khi một ổ SSD có ít không gian trống, nó sẽ có rất nhiều khối dữ liệu đầy. Và khi bạn ghi một tập tin, nó sẽ phải đọc các khối này và điền vào bộ nhớ cache của nó sau đó sửa đổi các khối dữ liệu đầy với các dữ liệu mới, và viết nó trở lại ổ cứng. Điều này sẽ xảy ra với từng tập tin mới được ghi vào khi ổ cứng SSD đã gần đầy.

Nói theo cách khác, ghi dữ liệu tập tin cho một khối dữ liệu trống là khá nhanh chóng, nhưng khi ghi dữ liệu cho một khối dữ liệu gần đầy sẽ thay đổi giá trị của nó, và sau đó mới ghi trở lại vào các khối dữ liệu này. Điều này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần cho mỗi tập tin bạn ghi vào ổ cứng cũng như các tập tin có khả năng sẽ tiêu hao nhiều khối dữ liệu.

Với bảng kết quả tiêu chuẩn của mình, trang công nghệ Anandtech khuyên bạn nên có kế hoạch sử dụng dung lượng chỉ khoảng 75% công suất của ổ cứng nếu bạn muốn có một sự cân bằng tốt giữa khả năng hoạt động và dung lượng. Nói cách khác, hãy dành ra 25% dung lượng trên ổ đĩa của bạn và không ghi dữ liệu vào nó cũng như chỉ nên sử dụng đến 75% không gian trống của ổ đĩa để duy trì hiệu suất lý tưởng. Bạn sẽ thấy hiệu suất ghi dữ liệu bắt đầu chậm lại khi vượt qua các mức này.

Không ghi dữ liệu quá thường xuyên trên ổ SSD

Để tăng tuổi thọ ổ cứng SSD, bạn nên cố gắng giảm thiểu việc ghi dữ liệu lên chúng càng nhiều càng tốt. Ví dụ, bạn có thể làm điều này bằng cách tinh chỉnh các thiết lập chương trình của bạn, ghi các tập tin tạm thời và các bản ghi ở nơi khác như ổ cứng HDD chẳng hạn.

Tuy nhiên, bạn vẫn nên ghi nhớ điều này - không chạy các ứng dụng khi tập tin tạm thời của chúng ghi thường xuyên lên ổ cừng. Nếu muốn sử dụng các ứng dụng như vậy, bạn nên để chúng vào ổ cứng HDD, nơi bạn sẽ không phải lo lắng về việc ổ đĩa của mình bị mòn dần.

Không lưu trữ những tập tin quá lớn hoặc ít sử dụng

Điều này là khá dễ hiểu vì ổ cứng SSD nhỏ hơn và có giá đắt hơn trên từng GB so với các ổ cứng HDD. Lí do là vì các nhà sản xuất làm ra ổ SSD với tiêu chí tiêu thụ điện năng ít, giảm tiếng ồn, và tăng tốc độ truy xuất dữ liệu.

Các tập tin lý tưởng để lưu trữ trên ổ cứng nên là các tập tin trên hệ điều hành, các chương trình, trò chơi, và các tập tin khác được thường xuyên và nhanh chóng truy cập. Sẽ thật sự không tốt nếu bạn lưu trữ cả một bộ sưu tập dữ liệu đa phương tiện trên ổ cứng SSD vì chúng sẽ làm chậm tốc độ truy xuất dữ liệu cũng như gây lãng phí không gian lưu trữ quý giá của bạn. Nếu không có đủ không gian trên SSD, bạn hãy lưu trữ những dữ liệu này trên ổ cứng HDD. Ngoài ra, hãy xem xét việc gắn một ổ cứng ngoài cho dữ liệu đa phương tiện nếu bạn đang sử dụng laptop. Bên cạnh đó, ổ cứng HDD hiện vẫn đang được sử dụng nhiều trong việc cung cấp khả năng lưu trữ lớn với chi phí thấp trên mỗi GB.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

ổ cứng SSD hay còn gọi là ổ cứng thể rắn đang là một sản phẩm rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, do cấu tạo khác với ổ cứng HDD, nên trong quá trình sử dụng, người dùng cũng nên lưu lý những điều sau đây.

ổ cứng SSD

Không nên chống phân mảnh ổ cứng

Để tăng tốc độ ổ cứng HDD, nhiều người thường thực hiện chống phân mảnh ổ cứng. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết khi dùng ổ cứng SSD. Nó không có điện cực giống như HDD, dữ liệu được sao chép vào ổ sẽ tư động phân tán đều lên các vùng khác nhau của ổ cứng. Vì thế, việc này thậm chí còn gây hại vì ổ cứng SSD có số lần đọc/ghi dữ liệu giới hạn. Số lần sao chép dữ liệu hết, ổ cứng sẽ truy xuất rất chậm hoặc có khả năng gây hỏng ổ cứng, mất dữ liệu.

Không nên sử dụng Windows XP, Windows Vista và gỡ bỏ lệnh TRIM

Hãy gỡ bỏ lệnh TRIM nếu bạn đang sử dụng Windows XP hoặc Windows Vista đối với ổ cứng SSD, vì những hệ điều hành này không hỗ trợ tiện ích TRIM. Điều này đồng nghĩa với việc khi xóa dữ liệutrong ổ cứng, hệ điều hành không thể gửi lệnh TRIM đến ổ đĩa và dữ liệu đó vẫn sẽ tồn tại ở một nơi nào đó trên ổ cứng SSD. Phần dữ liệu này sẽ làm chậm tốc độ và giảm tuổi thọ của ổ cứng.

Không để ổ cứng đầy

Khi ổ cứng SSD đã chứa đầy dữ liệu, những “khoang” chứa dữ liệu sẽ đầy hết. Muốn tạo file mới hoặc sao chép dữ liệu, ổ cứng sẽ phải tìm kiếm khoang trống, làm cho tốc độ xử lý giảm xuống rõ rệt. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì chỉ nên sử dụng khoảng 75% dung lượng, để đảm bảo ổ cứng luôn hoạt động tốt.

Hạn chế sao chép, tạo dữ liệu mới

Chính vì mỗi ổ cứng SSD đều giới hạn số lần đọc/ghi dữ liệu nhất định nên số lần sao chép, tạo dữ liệu mới càng nhiều thì tuổi thọ của ổ cứng càng giảm. Bạn nên hạn chế lưu trữ những file có dung lượng lớn đồng thời cài đặt để phần mềm không lưu bộ nhớ đệm vào ổ cứng. Thông thường, bây giờ người ta sử dụng ổ cứng lai để tiện lợi hơn, với dữ liệu lưu vào ổ cứng HDD, hệ điều hành và một số phần mềm lưu trên ổ cứng SSD.

Không lưu trữ file có dung lượng quá lớn mà ít sử dụng

Nếu sử dụng ổ cứng SSD để lưu trữ hệ điều hành, hay phần mềm game thì khá tuyệt vời vì tốc độ của nó nhưng để lưu trữ hàng chục GB ảnh thì là điều nên xem xét. Không những chúng làm giảm dung lượng trống ở ổ cứng SSD mà một vài ứng dụng còn tự động sản sinh dữ liệu để duy trì hoạt động. Chính vì thế hãy upload chúng lên các website hỗ trợ lưu trữ hoặc để trong ổ HDD thay vì lưu giữ trong ổ cứng SSD.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước
Ổ cứng thể rắn hay còn được biết với cái tên ổ cứng SSD đã và đang giúp ích rất nhiều cho người dùng máy tính. Không những có tốc độ truy cập cao hơn, độ bền tốt hơn ổ cứng quay thông thường, ổ cứng SSD còn có kích thước nhỏ hơn nên đang rất được ưa chuộng trên các dòng laptop, ultrabook.
Tuy nhiên, do kết cấu khác nhau mà rất nhiều thao tác quen thuộc ở ổ đĩa thường không nên áp dụng với ổ cứng SSD. Nếu như bạn đang là người sử dụng ổ SSD, mong rằng những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ ổ cứng của mình tốt hơn.
1. Không nên chống phân mảng ổ
Với ổ cứng HDD, người dùng thường có thói quen chống phân mảng (defragment) để làm ổ gọn gàng hơn cũng như các thao tác truy xuất dữ liệu nhanh hơn. Tuy nhiên đây lại là điều tối kị đối với ổ cứng SSD do ổ cứng này giới hạn số lượng lần sao chép. Ổ cứng càng rẻ sẽ có số lần sao chép càng thấp, khi số lượng lần sao chép hết ổ cứng sẽ truy xuất rất chậm hoặc có khả năng hỏng hóc cao.
5 điều không nên làm khi dùng ổ cứng SSD 1
Tính năng chống phân mảng (defragment) sẽ sao chép dữ liệu trong ổ cứng sau đó sắp xếp lại chúng gọn gàng, nhưng đây lại là điều tối kị khi sử dụng ổ thể rắn SSD.
Ngoài ra, chống phân mảng cũng không giúp ổ cứng SSD hoạt động hiệu quả hoặc thông tin truy xuất nhanh hơn. Ở ổ cứng HHD, việc chống phân mảng sẽ làm cho những điện cực trong ổ di chuyển giúp cho dữ liệu được làm gọn lại. SSD không hề có điện cực giống như HHD, dữ liệu khi được chép vào ổ sẽ tự động được chia đều lên các vùng khác nhau của ổ cứng, việc này làm tăng thời lượng sử dụng của ổ SSD cũng như làm dữ liệu truy xuất nhanh hơn.
2. Không nên sử dụng Windows XP, Windows Vista hoặc tắt bỏ tính năng TRIM
Nếu như bạn đang sử dụng Windows XP hoặc Windows Vista, bạn nên gỡ bỏ tính năng TRIM nếu như không muốn làm hại ổ cứng của mình. Ổ cứng SSD được tích hợp tốt hơn ở những hệ điều hành mới, Windows XP và Windows Vista không hỗ trợ tính năng TRIM. Điều này đồng nghĩa với việc khi bạn xóa một dữ liệu trong ổ cứng, hệ điều hành không thể gửi lệnh TRIM tới ổ đĩa và dữ liệu này vẫn sẽ tồn tại trong một phần nào đó của ổ cứng mà không thể xóa bỏ.
5 điều không nên làm khi dùng ổ cứng SSD 2
Thiếu tính năng TRIM làm cho dữ liệu sau khi bị xóa vẫn tồn tại trong ổ cứng.
Phần dữ liệu thừa sẽ làm chậm tốc độ đọc, ghi dữ liệu của ổ cứng đồng thời làm giảm tuổi thọ của ổ SSD. Nếu như bạn đang sử dụng Windows 7 và ổ cứng SSD, bạn không nên tùy chỉnh tính năng này để đảm bảo hiệu năng của ổ cứng.
3. Không nên để ổ cứng đầy
Đây có lẽ là điều không cần phải nhắc lại nhiều nữa, cả ổ HDD cũng như SSD đều hoạt động rất chậm khi dung lượng lưu trữ không còn nhiều. Ở ổ SSD, khi dữ liệu lưu trữ còn thừa nhiều, sẽ còn rất nhiều "khay" chứa dữ liệu trống. Mỗi khi bạn sao chép hoặc lưu dữ liệu trong ổ nhớ, ổ cứng sẽ tự động chuyển file này vào một khay còn trống.
5 điều không nên làm khi dùng ổ cứng SSD 3
Chú ý tới dung lượng còn trống của ổ cứng là điều nên làm thường xuyên.
Khi mà ổ cứng SSD đã chứa đầy dữ liệu, đồng nghĩa với việc những khay này sẽ đầy hết. Mỗi khi bạn tạo file mới hoặc sao chép dữ liệu, ổ cứng sẽ phải tìm kiếm khay dữ liệu trống. Việc tìm kiếm này sẽ làm cho tốc độ xử lý của ổ cứng giảm rõ rệt.
Để ổ cứng hoạt động hiệu quả nhất, bạn nên để lại 25% dữ liệu trống. Phần dữ liệu trống sẽ giúp máy tính hoạt động hiệu quả, ổ cứng truy xuất tốt hơn và có tuổi đời dài hơn.
4. Hạn chế sao chép, tạo dữ liệu mới
Mặc dù đây có thể nói là điều khó khăn với rất nhiều người do việc lấy thông tin trên Internet trở nên dễ dàng hơn và nhu cầu sử dụng thay đổi liên tục. Tuy nhiên dữ liệu mới được sao chép vào ổ cứng sẽ làm giảm tuổi thọ của ổ SSD. Bạn nên hạn chế sao chép những file có dung lượng lớn đồng thời cài đặt để phần mềm không lưu bộ nhớ đệm vào ổ cứng. Việc sử dụng hai ổ cứng HDD và SSD cùng lúc sẽ trở nên tiện lợi hơn, dữ liệu được lưu vào ổ HDD trong khi đó hệ điều hành cùng một số phần mềm quan trọng được lưu vào SSD để hiệu suất hoạt động cao nhất.

5. Không lưu trữ những file dung lượng quá lớn mà ít khi sử dụng

5 điều không nên làm khi dùng ổ cứng SSD 4
Việc sử dụng thêm ổ cứng HDD hoặc các website lưu trữ trực tuyến tỏ ra hữu ích khi sử dụng kèm SSD.

Ổ cứng SSD có giá thành đắt hơn rất nhiều nhưng làm giảm năng lượng tiêu thụ, không tạo tiếng ồn cũng như tăng tốc độ truy cập. Sử dụng ổ cứng SSD để lưu giữ hệ điều hành, phần mềm hay game là điều nên làm nhưng sử dụng ổ cứng này để lưu trữ hàng chục GB ảnh thì lại là điều đáng nói. Không những chúng làm giảm dung lượng còn trống ở ổ cứng SSD mà một vài ứng dụng còn tự động sản sinh dữ liệu để duy trì hoạt động. Chính vì thế không nên lưu trữ những ứng dụng ít khi dùng hoặc những file ảnh, video không sử dụng vào SSD. Hãy upload chúng lên các website hỗ trợ lưu trữ hoặc để chúng vào ổ HDD.

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 8 năm trước

Rất hữu ích, cảm ơn các cụ đã chia sẻ!

Phạm Anh Tuấn
Phạm Anh Tuấn
Trả lời 8 năm trước

Ổ SSD đắt tiền hơn do chưa sản xuất được đại trà. Hiện ổ SSD có tốc độ nhanh gáp 300% ổ HDD, có khả năng chống sốc trong trường hợp va chạm mạnh, rơi vỡ.

Trần Chấn Phong
Trần Chấn Phong
Trả lời 8 năm trước

Khi các loại ổ cứng thể rắn (SSD) đã trở nên phổ biến trên thị trường, người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn với giá bán ngày một cạnh tranh, ổ cứng SSD chuẩn TLC với ưu thế về chi phí thấp mà hiệu năng cao đang dần thay thế các ổ cứng SSD sử dụng chip nhớ MLC.

kinh nghiem su dung o cung ssd ben bi hon hinh anh 1

Ổ cứng SSD hiện có nhiều chuẩn bộ nhớ khác nhau.

Chuẩn bộ nhớ NAND TLC vốn đã ra đời từ sớm, song chúng chỉ được ứng dụng chủ yếu trong các mẫu USB, thẻ nhớ,… Khi công nghệ ngày một tiến bộ hơn, SSD cũng bắt đầu thay đổi chính mình khi sử dụng chuẩn bộ nhớ NAND TLC.

TLC không lạ lẫm với các chuyên gia iPhone, khi iPhone 6 đã bắt đầu sử dụng chip nhớ TLC. Từ đó, gây ra một làn sóng làm thay đổi thị trường. Với sự thay đổi của các trình điều khiển, iPhone 6S sau này cũng được trang bị chip nhớ TLC nhưng với bộ nhớ đệm lớn hơn.

Có 4 loại kiến trúc công nghệ chip nhớ NAND flash, đầu tiên là SLC, tiếp đến là MLC, rồi đến TLC và cuối cùng là QLC. Điểm khác nhau cơ bản của chúng nằm ở khả năng chứa được bao nhiêu bit trên mỗi cell (phân vùng bộ nhớ).

kinh nghiem su dung o cung ssd ben bi hon hinh anh 2

Sơ đồ các chuẩn kiến trúc bộ nhớ NAND Flash.

Thực tế, các ổ cứng SSD sử dụng chip nhớ NAND SLC bị giới hạn khả năng lưu trữ trên mỗi cell khá nhiều, không có lợi thể và khả năng lưu trữ dung lượng lớn. Từ đó, dẫn đến việc đội giá thành, chi phí sản xuất cao, các ứng dụng chính của SLC SSD bị giới hạn và chỉ được sử dụng trong quân sự hay doanh nghiệp. Do chi phí của SLC SSD quá cao, thậm chí các doanh nghiệp cũng đang bắt đầu chuyển dần sang các SSD chuẩn MLC thay vì SLC.

Đối với các ổ SSD MLC, nó đã trở thành chuẩn bộ nhớ chủ đạo cho ổ cứng SSD từ năm 2008 - 2015 và rất được người tiêu dùng yêu thích. Nhưng với sự phát triển của công nghệ chip nhớ NAND flash, TLC cho phép các cell lưu trữ với dung lượng bộ nhớ lên tới 3 bit/cell, có nghĩa là mật độ lưu trữ sẽ cao hơn trong khi chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm SSD TLC thấp hơn hai chuẩn đi trước. Người ta còn gọi TLC bằng tên gọi “3-bit MLC”.

Mẹo sử dụng ổ SSD bền bỉ hơn

Thành phần quan trọng cấu tạo nên SSD chính là chip nhớ NAND flash, và chính các chip nhớ này ảnh hưởng đến tuổi thọ của ổ SSD. Dựa trên cấu trúc chip nhớ NAND flash, dữ liệu tồn tại khi được lưu trữ trong các ô dữ liệu chồng lên nhau trong các lớp cách điện.

Chu kỳ ghi và xóa dữ liệu diễn ra liên tục, các dữ liệu này cần phải đi qua 1 lớp cách điện và điện tích đi qua sẽ phân hủy dần lớp cách điện đó. Sau một số lượng chu kỳ nhất định, lớp cách nhiệt này sẽ mất hoàn toàn. Đó là lý do tồn tại khái niệm P/E (ghi/xóa) dữ liệu, tuổi thọ của một ổ SSD dựa vào chu kỳ đó.

Đối với hầu hết những người dùng đang đặt câu hỏi về độ bền của TLC, mối quan tâm của họ chính là việc tuổi thọ của TLC ngắn hơn MLC. Điều này khá rõ ràng bởi TLC có khả năng ghi 3 bit/cell, và nó cần tới 8 mức trạng thái điện áp, so với SLC là 2 mức (1 bit/cell) và MLC là 4 mức (2 bit/cell), các mức điện áp càng cao thì lớp cách điện phân hủy càng nhanh.

Từ những điều rút ra ở trên, có thể thấy SLC, MLC hay TLC đều có một tuổi thọ dự kiến nhất định. Miễn là NAND flash hoạt động liên tục, sớm hay muộn ngưỡng tuổi thọ cuối cùng sẽ được chạm tới. Có thể hiểu đơn giản: Giống như một mảnh giấy, nó chỉ có thể bị một cục tẩy xóa đi xóa lại trong một số lần nhất định.

Một số người có thể hỏi tại sao không sử dụng ổ đĩa cơ truyền thống (HDD), trong khi các ổ cứng truyền thống không có những hạn chế về chu kỳ P/E nói trên?

Câu trả lời là: Kết cấu cơ khí của ổ cứng HDD truyền thống chính là rào cản khiến tốc độ của chúng chỉ bằng 1/5 so với SSD. Chúng rất nặng và cồng kềnh, lại gây tiếng ồn, có thể dễ dàng bị hư hỏng khi va đập mạnh. Trong khi đó, ổ SSD nhanh hơn, nhẹ hơn, êm hơn, và khả năng chống va đập tốt hơn… Từ đó, SSD trở thành xu hướng chủ đạo trên thị trường lưu trữ hiện nay.

Không quan trọng việc lưu trữ bằng SSD hay HDD, SSD luôn là một ý tưởng tốt để sao lưu dữ liệu một cách thường xuyên. Ngoài ra, nếu muốn kéo dài tuổi thọ của SSD, ngoài việc tránh sử dụng các chương trình đòi hỏi SSD làm việc liên tục, cũng nên cài đặt phần mềm chăm sóc ổ cứng để mở rộng giới hạn tuổi thọ cho SSD.

Với thị phần SSD ngày một tăng cao, thời gian đã xóa đi những hoài nghi về tuổi thọ của nó. Năm ngoái, một số ít các nhà sản xuất đã thử nghiệm các mẫu SSD TLC, nhưng họ chưa nhận được sự tín dụng của người dùng. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ NAND flash, SSD TLC chắc chắn sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong năm nay.

kinh nghiem su dung o cung ssd ben bi hon hinh anh 3

Ngay thời điểm hiện tại, Plextor đang rục rịch chuẩn bị tung ra thị trường loạt SSD TLC đầu tiên với chu kỳ P/E lên tới 2.000 lần, cao hơn gấp đôi so vơi mức P/E trung bình của TLC thông thường (500 - 1.000 lần), đảm bảo được tuổi thọ dài lâu cho sản phẩm.