Cách quản lý quá trình Backup Windows Server 2008 trên nhiều server ?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước

Với Windows Server Backup thay vì một số công cụ hỗ trợ khác, chúng ta có thể tiết kiệm được 1 phần chi phí bản quyền, cũng như mức độ phức tạp khi phải thực hiện trên một hoặc nhiều quy mô hệ thống khác nhau. Còn đối với những người quản trị hệ thống – Administrator thì đây có thể coi là phương pháp tốt nhất để quản lý và giám sát hiệu suất hoạt động của 1 hoặc nhiều hệ thống lớn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày và giới thiệu 4 cách cơ bản và dễ thực hiện nhất để quản lý từ xa tình trạng của Windows Server Backup từ nhiều server.

1. Trong trường hợp sử dụng nhiều Windows Backup Snap-in:

Về bản chất, Windows Server Backup được bản lý bởi cách thức sử dụng dòng lệnh – Command Line hoặc ứng dụng quản lý Windows Server Backup (wbadmin.msc). Và chương trình quản lý này có thể áp dụng trên 1 server tại 1 khoảng thời gian (thông thường là server local), nhưng cũng có thể được xử lý đối với nhiều máy tính có sử dụng cùng phiên bản hệ điều hành Windows Server Backup. Hiện tại, chúng ta đã có thể gán thêm trình điều khiển Windows Server Backup Snap - in qua giao diện của Microsoft Management Console (MMC). Các bạn hãy làm theo những bước sau đây để quản lý quá trình backup từ nhiều server qua 1 giao diện điều khiển duy nhất:

- Mở 1 cửa sổ mới của Microsoft Management Console (MMC.exe)

- Chọn File > Add/Remove Snap-in

- Chọn Windows Server Backup Snap - in và nhấn nút Add

- Tại màn hình Computer Chooser, chọn tiếp Another Computer và điền tên của server remote cần quản lý

- Nhấn Finish và lặp lại bước 3 – 4 với mỗi server tiếp theo cần gán thêm

- Khi hoàn tất, nhấn OK và tất cả các server sẽ hiển thị trong danh sách bên dưới

- Chọn File > Save as, đặt tên phù hợp và lưu thành phần MMC vừa tạo

Và mỗi lần mở MMC, toàn bộ server đã được gán thêm sẽ hiển thị đầy đủ trong danh sách. Các bạn chỉ cần duyệt từng MMC để kiểm tra tình trạng tương ứng của mỗi server

2. Sử dụng Windows Small Business Server:

Nếu bạn đang sở hữu 1 hệ điều hành Microsoft Small Business Server (SBS) phiên bản 2008 hoặc 2011, thì hoàn toàn có thể tự động hóa quá trình quản lý sao lưu với 1 tính năng khá hữu hiệu. Cụ thể, Windows Server Backup là 1 phần của giải pháp quản lý SBS, tỉ lệ đảm bảo thành công của Exchange 2010 trong môi trường SBS 2011 được đánh giá rất cao đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các bản báo cáo tương ứng được tạo và gửi qua email hàng ngày hoặc hàng tuần, giúp người quản trị hệ thống dễ dàng theo sát toàn bộ tình hình quá trình sao lưu:


Detailed Network Report cung cấp cho người dùng cái nhìn tổng thể về tình trạng sao lưu trong hệ thống Small Business Server

Nhiều server SBS có thể được thiết lập để gửi email đến cùng 1 địa chỉ, theo 2 chế độ tự động hoặc không tự động, báo cáo theo thời gian cố định... tất cả những yếu tố này đều có ảnh hưởng rất tích cực đến thành công của quá trình.

3. Sao lưu các quá trình thực hiện thành công:

Liệu bạn có biết rằng hệ thống server Windows 2008 đã được tích hợp sẵn tính năng quản lý ở mức độ sơ cấp? Thực chất, đây chính là những tác vụ dựa trên các event mà người sử dụng tạo sẵn tương ứng với từng hành động trên hệ thống trong 1 hoặc nhiều file log trong Windows. Các event Windows Backup được lưu trữ trong 1 thành phần Microsoft - Windows – Backup. Để thực hiện quá trình này, các bạn hãy làm theo các bước cụ thể dưới đây:

- Mở Event Viewer > Applications and Services Logs > Microsoft > Windows > Backup

- Chọn đúng event của quá trình backup đã thành công trước đó có phần nguồn là Microsoft - Windows - Backup và Event ID: 4

- Nhấn chuột phải vào event và chọn Attach Task to This Event

- Chọn Send an Email và làm theo hướng dẫn

- Sử dụng danh sách địa chỉ để gửi email

- Quan sát quá trình gửi tin nhắn này qua mailbox

4. Xác nhận SCOM Management Pack:

Mặt khác, 1 điểm khá kỳ lạ của Microsoft là hãng chưa bao giờ phát hành gói quản lý Systems Center Operations Manager (SCOM) dành cho Windows Backup. Có lẽ Microsoft mong muốn khách hàng sử dụng System Center Data Protection Manager (DPM) để quản lý quá trình backup trên nhiều server. Và hiện tại, đã có gói DPM 2010 MP để xác nhận đầy đủ tình trạng sao lưu đối với tất cả các mô hình server được bảo vệ dưới hình thức DPM.

Và tương tự như vậy, người sử dụng cũng cần phải xác nhận phần MP – Management Pack khi tạo status của Windows Server Backup trên nhiều server khác nhau. Một khuyến cáo thường được các chuyên gia áp dụng tại bước này là sử dụng lệnh xác nhận SCOM để kết hợp phần MP mới sau khi tạo thành công các đối tượng mới trong SCOM tương ứng với mỗi server đang sử dụng Windows Server Backup.

1 kỹ thuật khá đơn giản được sử dụng trong SCOM là tạo đối tượng mới để định nghĩa, khởi tạo các thành phần dựa trên khóa Registry cụ thể nào đó. Ví dụ, khi việc sao lưu hàng ngày được lên lịch sẵn, khóa Tree trong Registry của phần TaskCache sẽ được chỉnh sửa bằng cách thêm vào đó một số khóa key của Windows Backup. Và để kiểm tra trên những máy tính nào đã kích hoạt tính năng Windows Backup, hãy kiểm tra sự tồn tại của khóa Registry sau:

SOFTWAREMicrosoftWindows NTCurrentVersionScheduleTaskCacheTreeMicrosoftWindowsBackupMicrosoft-Windows-WindowsBackup

Sau đó, chúng ta có thể thấy số lượng các thành phần và tác vụ điều khiển từ xa để giám sát toàn bộ quá trình sao lưu. 1 tiến trình có ích ở đây có thể là 1 event nào đó bị bỏ lỡ và không gặp phải bất cứ cảnh báo nào trong vòng 24 giờ. Các bạn có thể quan sát các sự kiện tương tự nhau giống với Microsoft - Windows - Backup Event ID: 4 bằng cách đã mô tả ở phía trên:


Quá trình xác nhận gói quản lý SCOM để tạo bảng theo dõi các quá trình sao lưu
thường xuyên giữa các serve khác nhau

Chúc các bạn thành công!