Tthông dụng của công nghệ IT ntn ?

Ngành IT được ứng dụng vào các ngành nào, các lĩnh vực nào,công nghệ nào. xin các pác hãy liệt kê ra. thanks nhiu!
Trả lời 14 năm trước
CNTT thì rất rộng: Viễn Thông, khoa học & kĩ thuật Máy tính, quản lý về CNTT, hệ thống thông tin quản lý (khối kinh tế),...Ở VN chúng ta, CNTT chỉ đang được hiểu như: 1. Tin học ứng dụng - sử dụng sản phẩm phần mềm: word, excel, power point, hay cao hơn tí là các DBMS: access, foxpro, SQL,...các chương trình chuyên dụng như máy tính tiền siêu thị, hệ thống quản lý thông tin nhân viên,..., photoshop,corel, các phần mềm đa phương tiện, đồ họa,...=> cần nguồn nhân lực biết sử dụng phần mềm => lãng phí do chtrinh đào tạo ĐH - CĐ IT học nhiều mà ko biết rành nên chỉ làm trên cái có sẵn mà chỉ cần học TC nghề IT 1-2 năm cũng đã làm được. 2. Gia công phần mềm: được hiểu như những SV học phần mềm (KH Máy tính), ra trường chủ yếu làm lập trình viên, tester. Đây chỉ là 2 trong nhiều công đoạn của công nghiệp PM, giá trị chỉ chiếm khoảng 20-30% tổng giá trị sản phẩm => cái mà mình quen gọi IT chỉ là thợ hồ chưa là kiến trúc sư như những gì được đào tạo. Ở nước ngoài, nhân viên làm nghề này chỉ cần học trung cấp nghề, college là được => mình bị phí là vậy. Nhưng làm mấy việc cao cấp hơn như: B&R, Analysist,Design system thì với chương trình đào tạo ngành IT của ta chưa thể đủ tầm được (chỉ những SV giỏi của các trường kĩ thuật danh tiếng như BK HN, BK ĐN, BK TPHCM, KHTN,... với 3-5 năm được đào tạo lại tại công ty mới làm được). Tóm lại thị trường phần mềm ở VN chỉ là gia công phần mềm (out sourcing & testing), chưa phát triển ở mức cao hơn. 3. Support các hệ thống nhúng trên nền có sẵn (nôm na như là phần cứng) chỉ mới phát triển, chủ yếu là SV BK & KHTN (điện tử, kĩ thuật máy tính) mới có thể làm đươc. Các công ty điển hình: Renesas, Intel, AMCC, Altera, Nec ở Nhật(chứ Nec Soft VN chỉ toàn phần mềm tuyển LTV) 4. Quản trị mạng, triển khai hệ thống mạng: SV Viễn thông, SV chuyên ngành hệ thống - mạng máy tính. => CNTT chưa đúng nghĩa của nó, nó bị lợi dụng làm thương hiệu quá nhiều trong tuyển sinh => BKTPHCM đã chủ động đổi tên Khoa và ngành đào tạo: KH&KT Máy tính để nhấn mạnh đây chỉ là một nhánh của CNTT chứ chưa phải là CNTT đầy đủ như mấy trường khác vẫn quảng cáo => tội PH và Thí sinh cứ nghe cái tên CNTT pro quá nên theo, đến học thì ko biết gì luôn, ko làm được gì luôn (???theo chủ quan), CNTT là phục vụ các ngành khác mà điểm ĐH xấp xỉ sàn thì ôi thôi sao đào tạo thành kĩ sư, cử nhân nổi => doanh nghiệp thiếu nhân viên, còn nhân viên tốt nghiệp IT thì thất nghiệp __________________ Hiện tại có 2 xu hướng chính: + Kỹ thuật viên: Bắt đầu bão hòa, vì những ngành này dễ học nên nhiều người theo, chi phí đầu tư ban đầu (tiền đi học) nhỏ, không cần trình độ cao. Với nhóm này, việc làm cũng nhiều, nhất là ở những công ty không chuyên về CNTT, vì họ cần người để training nhân viên, ứng dụng công nghệ mới, phần mềm mới,... + Chuyên gia: Thiếu trầm trọng, mọi người đều biết đây là ngành "khó tiêu". Năng lực của họ có rất tổng quát, có thể thích ứng mới những xu hướng công nghệ mới và thường sáng tạo rất táo bạo. Họ rất được săn đón về với các công ty chuyên về CNTT... Lương đa phần cao nhưng làm việc rất mệt mỏi. Đừng tưởng là Kỹ thuật viên không bằng Chuyên gia. Chuyện gì cũng có cái giá của nó... Những kỹ thuật viên có thể làm lương ít hơn nhưng có nhiều thời gian nghỉ ngơi, mà họ có thể dùng để "kiếm thêm". Còn chuyên gia thì lương cao, nhưng rất mệt óc và thường phải gánh trách nhiệm nếu làm không được tốt. Việc chọn ngành nên cân nhắc giữa trình độ của mình với ước muốn tương lai của mình, có như vậy mới khỏi bị lầm đường...