Buss Ram, buss Cpu, dual Channel những thắc mắc?
Có 1 Bác phát biểu ý kiến là:
[red][b]Bus Thực Ram= Bus trên giấy tờ/2
Vd: DDram 800=> Bus thực=800/2=400
Bus Thực CPU = Bus giấy tờ chia 4
Vd CPU Bus 800 =>Bus Thực /4=800/4=200
Nguyên Văn Bài Đó Là Zầy:[/b][/red]
[quote]Hôm nọ có tranh luận với 1 số bạn trong box giúp đỡ về cái này, nhưng mod đã lock mất rồi! Bây giờ tôi mạn phép lập 1 topik để làm rõ vấn đề này vì nhận thấy có 1 số bạn vẫn chưa hiểu dual channel sẽ cho ta tăng cái gì??? Và một số bạn vẫn hiểu dual channel là như thế này:
Trích:
, nếu CPU có bus 800MHz, thì 2 thanh RAM dual channel 400MHz cắm dual channel sẽ đạt được 2 x 400MHz = 800MHz, nếu CPU có bus 1066MHz, thì 2 thanh RAM dual channel 533MHz được 2 x 533MHz = 1066MHz, sử dụng được tốc độ tối đa bus 1066MHz của CPU. Trong trường hợp bạn có RAM 533MHz, nhưng bus CPU 800MHz thì bạn nên dùng 1 thanh RAM 667MHz, vì 2 thanh RAM 533MHz x 2 = 1066MHz sẽ dư, vì bus của CPU cũng chỉ chạy được 800MHz...
Trích từ Echip
Xin đc nói luôn, cách hiểu trên là hoàn toàn sai! Không bao h việc tăng gấp dôi tốc độ bus như vậy cả.
Với loại RAM DDR - Double Data Rate (DDR, DDR2, DDR3) , ta có thể thấy các con số 400Mhz, 533Mhz, 667Mhz, 800Mhz, 1066Mhz ghi trên sản phẩm, gọi là tốc độ data tranfer rate, còn tốc độ bus thực của nó là bus speed= data tranfer rated/2, như vậy DDR400 sẽ có bus speed = 200, DDR2 800 sẽ có bus speed = 400, v.v...
Vấn đề tiếp theo là đối với hệ thống Intel ( nhất là dùng chipset Intel), ta luôn có 1 tỉ lệ nhất định giữa bus thực của CPU với bus thực của RAM, gọi là bộ chia (divider), trong đó, bus thực của CPU = tốc độ đinh danh của nó : hệ số nhân hoặc = FSB : 4 (do công nghệ Quad Data Rate của Intel ta mới có FSB như vậy). Như vậy chọn RAM thế nào là phù hợp? phải nhìn vào bus thực cảu CPU và RAM cộng với bộ chia tối thiểu để đảm bảo tránh thắt cổ chai, đó là tỉ lệ CPU:RAM = 1:1 (tức là bus CPU < hoặc = bus RAM). Do đó, nếu có 1 CPU FSB 800Mhz, ta chọn RAM tối thiểu là DDR400 (cả 2 cùng có bus speed = 200, tỉ lệ là 1:1), ngoài ra chọn RAM cao hơn cũng ko hề lãng phí, chipset có thể chạy đc ở các bộ chia khác như 2:3, 4:5... >>>> như vậy ta giải quyết vấn đề thứ nhất: chọn RAM với CPU ko phải dựa và cách tính như đoạn trích trên!
Thứ 2, đó là Dual channel cho ta cái j? Dual channel ko cho ta tốc độ bus gấp đôi (bạn chỉ có thể tăng bus khi overclock!), mà là băng thông (bandwidth) gấp đôi, nhờ độ rộng của bus (bus width) đc mở rộng gấp đôi
Ta có công thức: Bandwidth = data tranfer rate x bus width = bus speed x 2 x bus width
Bus của RAM hay CPU .... là tần số họat động của RAM hay CPU (tính theo MHz).Bus hiểu như đường đi của data từ thành fần này tới thành fần khác. Ở đây là bus từ CPU tới RAM.
Single Channel là đường chỉ có 1 chiều từ CPU tới RAM , sau đó mới dùng chiều đó chuyển data từ RAM về lại CPU. Đơn giản như là 1 giây thì data chạy từ CPU tới RAM , giây kế tiếp lại chạy từ RAM về CPU.
Dual Channel cũng là đường truyền đó nhưng có 2 chiều : 1 chiều từ CPU tới RAM , 1 chiều từ RAM tới CPU. Đơn giản hơn là trong 1 giây data chạy từ CPU tới RAM và đồng thời 1 data khác chạy từ RAM tới CPU cũng trong giây đó vẫn ở tốc độ ko đổi của bus speed, chỉ khac là nó có 2 chiều! Nghĩa là độ rộng của bus (bus width) gấp đôi chứ không phải là bus tăng gấp đôi. Nói rõ thêm 1 chút là ở single channel, bus sẽ có độ rộng là 64bits = 8bytes, ở dual channel là 128bits = 16bytes.
Như vậy là dual channel cho bus width gấp đôi dẫn đến band width tăng gấp đôi (theo lí thuyết) còn bus speed ko đổi, do đó data tranfer rate cũng ko đổi! >>>> cách hiểu như trong phần trích dẫn là sai! ko tin bạn có thể bật CPUZ, phần memory để xem mục frequency, đó chính là tốc độ bus thực của RAM, mà dù chạy dual hay single nó vẫn là vậy thôi!
Tôi thấy cách giải thích này là hợp lý. Mong các bro đóng góp thêm ý kiến![/quote]
Khái Niệm Hơi Mới mẻ với mình bạn nào zúp zùm với. Phân tích xem bác này đúng sai chổ nào.
youknow
Trả lời 15 năm trước
Khái niệm trên là đúng bạn có thể học hỏi.
Còn câu giải thích của echip là đúng nếu là thời của P4 HT, và nó là sai khi ở hiện tại bây giờ
Điều này ko dễ gì biết đc vì đâu phải con CPU nào cũng có hsn và bus giống nhau, bạn có thể xem trong bios hoặc dùng phần mêm CPU-z xem là biết liền (xem dòng Bus speed)
chuyện bus ram và CPU ko bằng nhau hoặc 1 trong 2 cái chênh lệch nhau cũng chẳng hề hấn gì và cũng như chẳng có gì hao phí vì chip set có thể chạy ở bộ chia khác
chế độ dual chanel ko làm tăng tốc độ bus thực mà tăng bus width từ 64bit lên 128 bit, dữ liệu đc chia vào 2 ram đồng đều và xử lý, nhanh hơn
còn DDR3 là một thứ mới mẻ, cơ chế của nó hoàn toàn khác (fly-by) so với DDR2 nên tốc độ hoàn toàn vượt trội cho dù bus xêm xêm
còn máy P4 có công nghệ siêu phân luồng, có thể kéo bus ram lên ngang bằng bussCPU, 2 ram ddr1 bus 400 và CPU là 800 (đây là điều kiện để chạy HT)
chuyện về P4 HT tôi cũng ko rành lắm, vì hồi đó dùng AMD ngon hơn nên ko quan tâm
cẩn thận khi tìm hiểu trên mạng nhớ chú ý cái từ viết tắt HT, với intel nó là Hyper Thearding, còn AMD là Hyper Transport....chuyện này dài dòng lắm, cứ từ từ mà học hơ hơ hơ.... 4.gif