Quốc gia nào cấm chơi game online?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Có thể nói, với tín đồ thế giới ảo Việt Nam hiện tại, vấn đề được quan tâm nhất chính là liệu Dự thảo quy chế quản lý game online mới có được thông qua hay không. Quãng thời gian từ nay đến hết 22/06 sẽ quyết định giới hạn 22h đêm trở thành hiện thực hay được sửa đổi thêm cho hợp lý.
Ngày rộng tháng dài, hãy cùng điểm lại chính sách thắt chặt trò chơi trực tuyến tại các quốc gia phương Tây hay gần đây nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... như thế nào.
Trung Quốc
Là quốc gia đông dân nhất thế giới và cũng có ngành công nghiệp game online phát triển vào loại nhanh nhất hành tinh (217 triệu game thủ), cũng dễ hiểu vì sao vấn đề quản lý loại hình giải trí này luôn là vấn đề đau đầu với giới chức Trung Quốc.


Sau thời gian dài thả nổi thị trường, chính phủ nước này đã tiến hành thắt chặt game online từ năm 2009 với việccàn quét khoảng 219 trò chơi trực tuyến mà họ cho là "không lành mạnh", bao gồm cả webgame.
Điều đặc biệt là hầu hết các tựa game bị cấm đều có nguồn gốc từ nước ngoài, ngay cả giấy phép nhập khẩu game cũng bị thắt chặt nhằm tập trung cho sản phẩm nội địa. Tấm gương điển hình nhất là World of WarCraft.


Đối với giới trẻ, các điều luật cấm chơi game hầu hết chỉ áp dụng cho người dưới 18 tuổi. Cụ thể phụ huynh học sinh có thể gửi đơn tới các NPH yêu cầu xóa hoặc khóa tài khoản của con mình, các tài khoản này sẽ được trả lại chủ khi họ đủ tuổi vị thành niên. Luật này được thông qua vào tháng 02/2010.
Hàn Quốc
So với Trung Quốc, Hàn Quốc thậm chí còn mạnh tay hơn. Cụ thể, hồi đầu tháng 4 vừa qua chính phủ nước này đã ban hành luật cấm thanh thiếu niên chơi game online vào ban đêm với nhiều khung giờ khác nhau là 12h đêm đến 6h sáng, 1h đến 7h sáng hoặc 2h đến 8h sáng tùy lựa chọn của người chơi.


Ngoài ra, với những game thủ chơi quá 6 tiếng một ngày, tốc độ kết nối internet của họ sẽ bị hạ thấp xuống mức tối đa, đến mức không thể chơi tiếp được game.
Thậm chí một hệ thống nhằm tạo cảm giác mệt mỏi hoặc tự động tắt máy tính cũng được áp dụng khiến giới trẻ khó mà kiên nhẫn ngồi "cày" ban đêm.

Tổng cộng 19 game online, chiếm 79% thế giới GO của Hàn Quốc sẽ trở thành mục tiêu áp dụng quy định trên.Chính phủcũng đang xem xét cả việc các game thủ trẻ sử dụng thông tin của bố mẹ để đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ internet để lách các biện pháp ngăn chặn mới.
Từ đầu năm 2009, những người chưa tròn 19 tuổi tại Hàn Quốc đều không thể giao dịch đồ ảo trực tuyến.
Thái Lan
Hàn Quốc đã mạnh tay, nhưng tại Thái Lan mọi chuyện còn khắc nghiệt hơn nữa. Từ năm 2003, chính phủ nước này đã quyết định ban hành luật chặn các máy chủ game từ 22h đến 6h hằng ngày, chính sách mớiđược áp dụng thử nghiệm từ ngày 15/7 đến 30/9 năm đó.
Lúc bấy giờ, quyết định của Bộ Thông tin và Viễn thông Thái Lan nhận được sự phản đối quyết liệt từ phía người dân. Những đối tượng kêu ca nhiều nhất là sinh viên và người đi làm, bởi họ đã học và làm việc cả ngày nên chỉ có thể lên mạng chơi vào ban đêm.
Tuy vậy, theo giới chức nước này, lệnh cấm là biện pháp để những người nghiện trò chơi có thể rời khỏi thế giới ảo trong một khoảng thời gian cần thiết, nhất là khi bắt đầu xuất hiện hiện tượng thiếu niên cá độ trực tuyến.
Cũng có không ít game thủ ủng hộ chính sách mới vì họ cho rằng cần thắt chặt loại hình giải trí này càng sớm càng tốt.

Tháng 05/2009, sau vụ việc một game thủ mới 12 tuổi tự vẫn vì bị cấm chơi game online, Thái Lantiếp tụcdùng biện pháp "bàn tay sắt" khi đóng cửa 72 trang web về trò chơi trực tuyến, bất chấp trong số đó có không ít đối tượng oan sai.
Malaysia
Từ năm 2005, chính phủ Malaysia đã thông qua luật bắt buộc tất cả các quán gamecông cộng phải đóng cửa vào ban đêm. Quyết định này xuất phát từ khi có tin một cậu bé được phát hiện chơi game online liên tục 48 giờ tại một quán cà phê Internet.
Những game thủ bị phát hiện chơi quá nửa đêm sẽ buộc phải rời khỏi chỗ chơi, còn các quán vi phạm sẽ lập tức bị thu hồi giấy phép kinh doanh giải trí. Tuy vậy, quy địnhtrên chỉ áp dụng với các cửa hàng internet chứ không cấm chơi game tại từng gia đình.
Điều khá lạ lùng là nhiều chủ cửa hàng cà phê Internet lên tiếng ủng hộ kế hoạch này, trong khi một số game thủ lập tức bày tỏ thái độ giận dữ với lệnh cấm.
Australia và các quốc gia Châu Âu, Bắc Mỹ
Khác với Châu Á, tại Australia và những quốc gia phương Tây chủ yếu thông qua hệ thống phân loại độ tuổi chơi game tùy theo nội dung trò chơi (phổ biến nhất là ESRB) để quản lý cả thị trường trò chơi thông thường lẫn trực tuyến.
Được phân thành nhiều mức khác nhau (6 tuổi, 10 tuổi, 13 tuổi, 17 tuổi và người lớn), hệ thống đánh giáESRB làhoàn toàn tựnguyện, mặc dùvậy, xã hội và chính phủ các quốc gia này vẫn thừa nhận nó là thước đo chính xác nhất.
Riêng với Australia, việc phân loại độ tuổi với từng trò chơi được kiểm soát gắt gao nhất, ngay cả với game online vốn hiếm khi được bày bán trên các kệ đĩa.

Tuy vậy ngay cả họ cũng chưa từng ban bố lệnh cấm chơi hay buộc các NPH phải ngắt server vào ban đêm, tất cả phụ thuộc vào tính tự giác cũng như mức độ quản lý của các bậc phụ huynh với con em mình.
... Và Việt Nam
Tại Việt Nam, quy chế kiểm soát trò chơi trực tuyến bắt đầu với Thông tư liên tịch số 60 (2006), trong đó nổi bật nhất là nỗ lực ngăn chặn giới trẻ chơi game quá 5 tiếng đồng hồ đối với một trò chơi/ngày. Tuy vậy sau 3 năm áp dụng đã có nhiều hiện tượng lách luật xảy ra bằng cách sử dụng phần mềm hack time.
So sánh với các quốc gia bên trên, nếu dự thảo mới do Bộ TT&TT bàn soạn hồi đầu tháng 04 và mới đưa ra họp thảo luận đầu tháng 05/2010 được thông qua trong tương lai, Việt Nam rất có thể sẽ trở thành một trong nhữngnước thắt chặt game online nhất trên thế giới.