Bạn nào đã từng nghe phần mềm bẻ khóa wiless chưa? mình đang cần phầm mềm đó?

        Chả là mình vào các khu vực lân cận quán cafe hay khu vực có lắp đặt wifi, thường thấy có tín hiệu wifi nhưng không vào được và cũng không biết cách vào.

      Mình nghe bảo có phần mềm hỗ trợ bẻ khóa, nhưng không biết phần mềm nào? nhờ anh em pro chỉ bảo.

     Chân thành cảm ơn. 

trung hai
trung hai
Trả lời 14 năm trước

Tôi chưa nghe thấy có phần mềm này bao giờ!Mà nếu có thì cũng chỉ ở một mức độ nào đó thôi chứ hiện giờ Các quán cafe hay KS ,gia đình Đều tự đạt mã khóa đặc biệt cả!Tốt nhất bạn nên vào uống cafe ở một quán nào có wifi đem theo laptop xin password !và cố nhớ nó!Sau khi về nhà mở ra Nhập password đó vào lại!thế là bạn lại vi vu trên net của họ,tha hồ down tha hồ up nhé!với điều kiện là nhà bạn phải ở gần và trong phạm vi sóng wifi của quán cafe đó !Chúc bạn lướt web vô tư!

trung hai
trung hai
Trả lời 14 năm trước

Có một số cửa hàng tại Hà Nội rao bán thiết bị phá mật khẩu chỉ trong 5-10 phút với giá 700.000 đồng trên một số trang mua bán và diễn đàn tin học trong nước. Thiết bị khá nhỏ gọn, gồm một bộ giải mã, ăng-ten thu sóng Wi-Fi và kết nối với máy tính qua cổng USBTuy nhiên, sản phẩm trên chỉ dò được password theo chuẩn mã hóa WEP, do đó cộng đồng mạng cho rằng không nhất thiết phải bỏ ra gần 1 triệu đồng mua thiết bị này. Chỉ cần gõ từ khóa trên Google, người ta có thể nhanh chóng tìm thấy nhiều phần mềm phá mật khẩu Wi-Fi!Tuy vậy, các phần mềm được trao đổi trên mạng hiện nay phần lớn chỉ có thể khai thác mật khẩu theo chuẩn WEP. WEP (Wired Equivalent Privacy) là phương pháp mã hóa đầu tiên được sử dụng trong Wi-Fi.Còn chuẩn WPA (Wi-Fi Protected Access) và WPA2 (Wi-Fi Protected Access 2) ra đời sau WEP được trang bị cơ chế thay đổi khóa TKIP (Temporal Key Integrity Protocol) nhằm chống lại việc dò tìm khóa. Về lý thuyết, WPA và WPA2 đều có thể bị bẻ khóa bằng phương pháp tấn công từ điển, nhưng để làm được điều đó sẽ phải mất nhiều thời gian, có thể lên tới vài chục năm.Trên thị trường, hầu hết các thiết bị phát sóng Wi-Fi đều hỗ trợ cả WEP, WPA và WPA2. Với những thiết bị cũ chỉ hỗ trợ mã hóa WEP, người sử dụng có thể nâng cấp trình điều khiển (firmware) để được bảo vệ bằng WPA. Do một số yêu cầu về phần cứng, WPA2 chỉ được hỗ trợ trên thiết bị sản xuất sau năm 2003.

Hành vi phá mật khẩu Wi-Fi để sử dụng "chùa" bị quy vào tội trộm cắp. Dù vậy, hình phạt chủ yếu là kiểm điểm, cảnh cáo bởi thiệt hại tài sản không lớn (nhất là khi nạn nhân đăng ký gói cước ADSL trọn gói hàng tháng). Theo Bộ luật hình sự sửa đổi, có hiệu lực từ 1/1/2010, chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, trong trường hợp hacker có mục đích xấu như cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập... để thâm nhập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác để "chiếm quyền điều khiển, lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu... thì sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm" (điều 226a).Bạn nênđọc kỹđiều này nhé!