Nuôi xe đạp điện?

Nuôi xe đạp điện

Bình ắc quy là bộ phận dễ hư hỏng của xe đạp điện.

Thoạt nhìn thì xe đạp điện là một loại xe tiết kiệm khi sử dụng. Bởi vì chỉ cần sạc điện đầy bình là có thể chạy liên tục được từ 30 – 50km...

 

Nhưng thực tế, chi phí để “nuôi” chiếc xe đạp điện là không nhỏ. Nhất là với những chiếc xe đã sử dụng từ 6 tháng trở lên.

Đầu tiên là chi phí cho các loại bình ắc quy có bên trong xe đạp điện. Vì tuổi thọ của bình ắc quy thường chỉ trên dưới một năm, nên nhiều người cho biết chỉ riêng chi phí cho bộ phận này mất hàng trăm ngàn đồng/tháng.

Chị Phương Trinh, Q.3 tính: “Tôi mua xe được 1 năm, 1 ngày đi lại chừng dăm bảy cây số nên bình ắc quy lúc đầu sạc 5 ngày/lần rồi đến 2 ngày phải sạc một lần. Chưa tới một năm thì bình hư, đem ra cửa hàng bảo hành nhờ sửa chữa thì họ thay bình tính tiền, mà xe sử dụng tới 2 chiếc bình ắc quy nên chi phí hết 1,2 triệu đồng và chỉ bảo hành có 6 tháng. Tính tuổi thọ bình theo bảo hành thì mỗi tháng phải mất 2 trăm ngàn đồng”. Chị Trinh chưa tính chi phí cho việc sạc điện hàng ngày khoảng 3 ngàn đồng tiền điện cho một lần sạc.

Những phụ kiện kèm theo xe đạp điện bao gồm các đèn pha bóng led chạy đêm, đèn xi nhan, đồng hồ báo điện năng và các khung ốp vỏ nhựa trên xe hiện đa số cũng chỉ sử dụng một thời gian sẽ thì bung, hư.

Hoàng Dung, học sinh lớp 12 trường Marie Curie, Q.3 cho biết. Nhiều món tìm mua tại nơi bán thì cửa hàng bảo là hết hàng do lô xe đó đã bán hết. Phải nhờ thợ chạy ra chợ Tân Thành, Q.5 mua với giá từ 30 – 150 ngàn đồng/món. Ngoài ra còn có những bộ phận khác thường hư hỏng là trục trặc phần tay ga do hư lò xo hoặc nam châm bên trong. Ông Trung, thợ sửa xe đạp điện cho biết độ bền của tay ga rất kém chỉ xài vài tháng là hư. Giá thay trọn bộ cho bộ phận này từ 100 ngàn đồng trở lên.

Mạch điều khiển sạc cũng là bộ phận cần sửa chữa thay thế thường xuyên. Chị Hoàng Thi ở Phú Nhuận cho biết: “Xe dạp điện của tôi đang chạy giữa đường thì dở chứng không hoạt động phải chuyển xe gửi lên nơi bán để sửa chữa. Chờ hết cả tuần thì mới nhận lại được xe. Nhân viên cửa hàng nói bị hỏng mạch điều khiển sạc, đã thay mới, chi phí sửa chữa là 400 ngàn đồng”. Khó khăn của xe đạp điện là chỉ có nơi bán với thợ chuyên về sửa xe đạp điện mới làm được. Nhưng hư hỏng nặng nhất là trường hợp của em Tấn Thọ, trường Hùng Vương Q.5, xe đang chạy thì tắt đột ngột. Đem đến cửa hàng thì họ bảo cháy cuộn đồng bên trong động cơ, tốt nhất nên thay toàn bộ động cơ giá 1,5 triệu đồng.

Chi phí thay thế những bộ phận dễ hư hỏng

 

Thay mạch điều khiển sạc

Từ 350 – 450 ngàn đồng

Trục trặc tay ga – thay mới

Khoảng 150 – 200 ngàn đồng

Linh kiện đèn, xi nhan, khung vỏ nhựa (khó thay thế)

Từ 30 – 150 ngàn đồng (ở chợ Tân Thành, Q.5)

Bình ắc quy cho xe đạp điện

500 – 600 ngàn đồng/bình, thay 4 bình là 2 triệu đồng

Động cơ cho xe đạp điện

1,2 – 2 triệu đồng/cái

 

Việt Báo (Theo_24h
jkfshrjkg
jkfshrjkg
Trả lời 13 năm trước

Xe đạp điện có nhìu cái lợi nhưng cũng chó nhìu hạn chế, cái ưu điểm dễ thấy nhất là tiết kiệm đc ối tiền xăng so với 1 chiếc xe máy và khả năng cơ động, linh hoạt hơn có có trong lượng và thân hình nhỏ nhắn dễ luồn lách, nhưng bên cạnh đó cũng có nhìu nhược điểm như tốc độ khá chậm (mình đi hết ga, thả dốc nhưng cũng chỉ đc tầm 40>50 km/h thôi) > ko thích hợp để sử dụng nếu bạn thường xuyên di chuyển những quãng đường dài (vì xe chỉ đi đc tầm 25>35 km với 1 lần xạc đầy bình), thêm một chuyện nữa là mình thấy xe đạp điện thường gặp phải nhiều hỏng hóc hơn 1 chiếc xe máy nhất là di chuyển trong những điều kiện khắc nghiệt (mưa, đường địa hình)>>>>

Xe đạp điện tuy có lợi cho môi trường, ít tốn kém khâu nguyên liệu, song cục pin của nó là "trái tim" của chiếc xe, cục pin rất dễ hư (chai) vài tháng bảo hành thôi, qua thời hạn bảo hành là hư ngay, hư cục pin là chiếc xe "chết", mà hễ thay pin khác thì giá gần bằng mua chiếc xe mới...