Mình đang muốn tìm tài liệu về các tên nước ta qua các thời kỳ lịch sử bạn nào biết giúp mình với ?

Trần lê Nam
Trần lê Nam
Trả lời 16 năm trước
Văn Lang Văn có nghĩa là: chữ, -lời; -đẹp đẽ ; - những gì thuộc về trí óc; - Học thức; -tô vẽ; - Đồng tiền Nguồn gốc của chữ Văn: Hình chữ là một người tráng kiện xăm mình Lang có nghĩa là: chàng: vợ gọi chồng; -lang dùng để gọi người nam trên tuổi- quan lang: quan cai trị vùng dân tộc miền núi Chữ Lang do 2 bộ hợp thành: Bộ lương và bộ ấp Luơng có nghĩa là: Tốt, giỏi; -Người lương thiện; -cảnh đẹp; -lành tính, thuần chất;-bền vững sâu sắc..... Nguồn gốc của chữ Lương: Tượng hình là có cái đình và hành lang nối vào. Đình là nơi thi cử, kiểm tra , đánh giá. Trước khi vào đình để kiểm tra thì chăm chú ôn luyện ngoài hành lang Ấp có nghĩa là: - Một vùng đất , lớn gọi là Đô, nhỏ gọi là ấp - -Thôn ấp, làng xóm Nguồn gốc của chữ ấp: Nghĩa gốc là nơi người ta cư trú. Hình vuông ở phần trên chữ là một tòa thanh trấn, phía dưới là một người ngồi quỳ dưới đất, biểu thị cư trú.Nghĩa mở rộng là làng ấp, thành thị quốc đô. Sau này bộ ấp đi ghép cùng các bộ khác trong chữ Hán được chuyển thành bộ “liễu leo” , thuờng nằm bên phải chữ β Bộ lương và bộ ấp hợp thành chữ LANG Vì sao tên nước ta là Văn Lang? Từ lâu, thật hiếm có những tài liệu giải thích ngọn nguồn về tên nước gọi là Văn Lang.Qua lịch sử và phân tích về nguồn gốc chữ Hán như ở trên , có thể có được một vài giả thuyết: Đời Hồng Bàng (2879-258 trước công nguyên) nước ta gọi là Văn Lang Ngày xưa phía nam sông Dương Tử là Bách Việt. Khi ấy đã là nước Xích Quỷ, phía bắc giáp với Đông Đình hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn ( Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục ( Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải Kinh Dương Vương làm vua nước xích quỷ vào quãng năm Nhâm Tuất (2879 truớc công nguyên) và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ và đẻ ra Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi vua và xưng là Lạc Long Quân Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai là Âu Cơ, đẻ ra 1 lần được một trăm người con trai (có sách chép là Âu Cơ đẻ ra 100 cái trứng nở ra 100 người con trai ). Lạc Long quân bảo Âu Cơ : “ ta là dòng dõi Long Quân, nhà ngươi là dòng dõi thần tiên , ăn ở lâu với nhau không được; nay đã có trăm đứa con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi , còn 50 đứa ta đem xuống bể Nam Hải Có lẽ cũng từ đó nuớc Xích Quỷ chia ra nhiều nước gọi là Bách Việt. Căn cứ vào truyền thuyết của các thư tịch cổ , các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng trăn di tích khảo cổ học . Các di tích đó đã cho thấy thời đại Hùng Vương là có thật trong lịch sử dân tộc Việt Nam Nước Văn Lang chia làm 15 bộ lạc, đứng đầu mỗi bộ lạc là các lạc tướng thế tục cai trị đất nước. 15 bộ lạc đó là : 1. Văn Lang: phần đất Bạch Hạc 2. Châu Diên: phần đất Sơn Tây 3. Phúc Lộc: phần đất Sơn Tây 4. Tân Hưng: phần đất Tuyên Quang 5. Vũ Định: phần đất Thái Nguyên và Cao Bằng 6. Vũ Ninh: phần đất Bắc Ninh 7. Lục Hải: phần đất Lạng Sơn 8. Ninh Hải: phần đất Quảng Yên 9. Dương Tuyền: phần đất Hải Dương 10. Giao Chỉ: phần đất Hà Nội, Hưng Yên , Nam Định, Ninh Bình 11. Cửu Chân: phần đất thuộc Thanh Hóa 12. Hoài Hoan: phần đất Nghệ An 13. Cửu Đức: phần đất Hà Tĩnh 14. Việt Thường: Phần đất Quảng Bình, Quảng Trị 15. Bình Văn: ? Như vậy, tên nước Văn Lang rất có ý nghĩa . Đó là đất nước của những con nguời thông minh , tải giỏi (bởi vì Văn) , đất nước của những con người tre tuổi, đầy sức sống (bởi vì LANG). Từ hơn bốn ngàn năm trước , ông cha ta đã là tuyệt vời.
Kim
Kim
Trả lời 15 năm trước
Câu hỏi của bạn lâu rồi, chẳng biết bạn còn cần nữa không, tôi chỉ mới vào , nên cũng muốn góp ý với bạn ... cho vui. QUỐC HIỆU NƯỚC VIỆT NAM Nước Việt Nam ta về đời Hồng Bàng ( 2897-258 tr. Tây lịch ) gọi là Văn Lang. Đời Thục An Dương Vương ( 257-207 tr. Tây lịch ? ) thì gọi là Âu Lạc. Đến nhà Tần ( 246-206 tr. TL ? ) lược định phía Nam thì đặt làm Tượng Quận, sau nhà Hán ( 202 tr. TL- 220 sau TL) dứt nhà Triệu, chia đất Tượng Quận ra làm ba quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.Đến cuối đời nhà Đông Hán, vua Hiến Đế đổi Giao Chỉ làm Giao Châu. Năm 544, Lý Bôn đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Nhà Đường (618-907) lại đặt là An Nam Đô hộ phủ . Từ khi nhà Đinh ( 968-980 ) dẹp xong loạn thập nhị sứ quân, lập nên một nước tự chủ, đổi quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Vua Lý Thánh Tông đổi là Đại Việt, đến đời vua Anh Tông, nhà Tống bên Tàu mới công nhận là An Nam quốc. Hồ Quý Ly ( 1400 ) đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Đến đời vua Gia Long thống nhất được cả Nam Bắc ( 1802 ), lấy lẽ rằng Nam là An Nam, Việt là Việt Thường mới đặt quốc hiệu là Việt Nam. Vua Minh Mệnh lại cải làm Đại Nam. Quốc hiệu nước ta thay đổi đã nhiều lần, tuy rằng ngày nay ta vẫn theo thói quen dùng hai chữ An Nam, nhưng vì hai chữ ấy có ngụ ý phải thần phục nước Tàu, vậy thì ta nên nhất định lấy tên Việt Nam mà gọi nước nhà.