Tại sao nói đấu tranh giai cấp động lực của phát triển xã hội????

Trả lời 16 năm trước
Theo mình thì mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn mới là động lực phát triển XH thì đúng hơn
thai xuan truong
thai xuan truong
Trả lời 16 năm trước
thực chất nguồn gốc sinh ra đấu tranh giai cấp là sự mâu thuẩn giữa llsx và qhsx kem phát triển từ một bên là người bị bóc lột và một bên là những người bõ lột
ngo thi anh tuyen
ngo thi anh tuyen
Trả lời 14 năm trước
[quote]Từ bài viết của [b]thaixuantruong[/b] thực chất nguồn gốc sinh ra đấu tranh giai cấp là sự mâu thuẩn giữa llsx và qhsx kem phát triển từ một bên là người bị bóc lột và một bên là những người bõ lột[/quote]
nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 13 năm trước

Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp

Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã hội, thay thế phương thức sản xuất cũ

bằng một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Phương thức sản xuất mới ra đời mở ra địa bàn mới cho sự phát

triển của sản xuất xã hội. Sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội.

Dựa vào tiến trình phát triển của lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng, đỉnh cao của đấu tranh giai

cấp là cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội như là đòn bẩy thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội. Đấu tranh giai

cấp góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu, đồng thời cải tạo cả bản thân giai cấp cách mạng. Giai cấp

nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng. Thành tựu mà loài người đạt được

trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học và công nghệ, cải cách về dân chủ và tiến

bộ xã hội... không tách rời cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp tiến bộ chống các thế lực thù địch, phản động.

Đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội có giai

cấp. Nó là cuộc đấu tranh khác về chất so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch sử. Bởi vì mục tiêu của nó là

thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội. Trước khi giành được chính quyền, nội dung của đấu

tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị.

Sau khi giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản, mục tiêu và hình thức đấu tranh giai

cấp cũng thay đổi. V.I.Lênin viết "Trong điều kiện chuyên chính vô sản, những hình thức đấu tranh giai cấp của

giai cấp vô sản không thể giống như trước được"1. Trong cuộc đấu tranh này, giai cấp vô sản phải biết cách sử

dụng tổng hợp mọi nguồn lực, vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh. Mục tiêu của cuộc đấu tranh này là giữ

vững thành quả cách mạng, xây dựng và củng cố chính quyền của nhân dân; tổ chức quản lý sản xuất, quản lý xã

hội, bảo đảm tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn, trên cơ sở đó thủ tiêu chế độ người bóc lột người, xây

dựng một xã hội mới, công bằng, dân chủ và văn minh. Vì vậy, trong khi khẳng định rằng "đấu tranh giai cấp tất

yếu dẫn đến chuyên chính vô sản", C. Mác cũng chỉ rõ: "bản thân nền chuyên chính này, chỉ là bước quá độ tiến

tới thủ tiêu mọi giai cấp và tiến tới xã hội không có giai cấp"2.

Ở Việt Nam, đấu tranh giai cấp trong giai đoạn quá độ hiện nay cũng là một tất yếu.

Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển,

thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng và hành

động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của cácthế lực thù địch; bảo

vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Đồng thời

Đảng ta cũng khẳng định: Động lựcchủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh

giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội,

phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.