Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Làm thế nào giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

Trả lời 16 năm trước
Bản sắc dân tộc là cụm từ được dùng nhiều bậc nhất thập kỷ này. Tuy nhiên theo tôi nó không phải là một khái niệm có một nội hàm thống nhất mà có nhiều lớp khái niệm với các tầng nội hàm khác nhau. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là một khẩu hiệu chính trị, giống như trước đây có khẩu hiệu dân tộc-khoa học-đại chúng được biến thành chủ trương và chính sách đường lối áp dụng vào công tác quản lý văn nghệ, thậm chí nhiều lúc người ta còn muốn cụ thể hóa vào phương pháp sáng tác của mỗi tác giả, tác phẩm. Thực tế chứng minh rằng không tác giả nào có thể chuyển hóa khẩu hiệu đó vào tác phẩm mà không thất bại. Các tác phẩm, tác giả thành công thì thường từng "vướng", "chệch", "không bám sát" khẩu hiệu đó: Kịch của Tào Mạt, Nguyễn Đình Thi, Lưu Quang Vũ... thơ Hoàng Cầm, Lê Đạt, Bùi Giáng... tranh Nguyễn Sáng, Bùi xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm..., nhạc Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn... và văn của nhiều người... Đơn giản vì thời thế thay đổi thì khẩu hiệu chính trị phải thay đổi. Chính trị cần có chủ trương đường lối văn hóa văn nghệ của mình để định hướng và quản lý cụ thể đời sống văn hóa, sự "tiêu dùng" văn nghệ của dân. Còn văn nghệ có quy luật sáng tạo độc lập tương đối của nó. Nếu trước đây có các tác giả muốn tác phẩm cụ thể của mình đạt chuẩn dân tộc-khoa học -đại chúng thì hiện nay không ai "quyết chí", nhăm nhăm làm cho tác phẩm của mình "đậm đà bản sắc dân tộc" cả. Đó là vì sáng tác bây giờ là tự do cá nhân và chính trị bây giờ cũng không muốn áp đặt công thức nào cho sáng tác nữa. Đó là một sự tiến bộ của xã hội hơn là của văn nghệ. Cũng không thể phủ nhận trong lịch sử xã hội luôn có dòng văn nghệ dấn thân, nhiều nhà văn nghệ làm chính trị và ngược lại. Họ có thể gặp những vinh quang và cay đắng đương thời nhưng nói chung thời gian rất công bằng. Các giá trị văn nghệ và các thành công chính trị lại được tách bạch và đánh giá đúng lại. Vậy bản sắc dân tộc trong khẩu hiệu đó là gì, và thế nào là đậm đà với tư cách là hai phạm trù chính trị? Các nhà chính trị cho chúng một nội hàm và cụ thể hóa chúng trong lập pháp và hành pháp. Còn người sáng tác (như tôi) chỉ có thể thực hiện tốt chủ trương chính sách ấy bằng cách không vi phạm pháp luật và quy chế quản lý văn nghệ mà thôi. Ngoài ra thực tình tôi không thể/biết làm gì hơn với/cho khẩu hiệu đó. Các nhà khoa học xã hội giúp các nhà chình trị đưa ra các định nghĩa ứng dụng tùy thời. Nếu ở giai đoạn sau do thời thế quy định Đảng, chính phủ thay chủ trương khác không dùng khẩu hiệu này nữa thì "khái niệm khoa học ứng dụng này" cũng sẽ lỗi thời để trở thành một trường hợp hẹp. Tôi nghĩ rằng khi nêu khẩu hiệu này các nhà chính trị muốn bảo vệ văn hóa Việt Nam trước nguy cơ bị nô dịch bởi văn hóa đại chúng ngoại lai, tránh các tệ nạn mà giao lưu văn hóa mới có thể mang tới đồng thời gìn giữ những di sản tốt đẹp cần phát huy của cha ông ta. Đó là chủ trương đúng mà người sáng tác như tôi nhiệt tình ủng hộ. Bản sắc văn hóa quốc gia, vùng miền nằm trong chiến lược đa dạng văn hóa toàn cầu, như đa dạng sinh học, là khái niệm được các nhà văn hóa học và các nhà hoạt động văn hóa quốc tế nêu ra, được Liên Hiệp quốc ủng hộ. Nó là sản phẩm hậu hiện đại đề cao yếu tố địa phương, bản địa. Nội dung chủ yếu là sự khác biệt, tính độc đáo, thậm chí là viễn dị của văn hóa du lịch, văn hóa đại chúng cùng sự đề cao những di sản độc đáo của mỗi nước, mỗi vùng miền. Nguy cơ bị "nô dịch văn hóa" của các nước nghèo, sự đại chúng hoá toàn cầu các biểu hiện và thành tựu văn hóa các nước giàu có nguy cơ xóa nhòa, bào mòn đa dạng văn hóa trên trái đất. Với người dân nó bao gồm cả các thói quen ứng xử, tập tục, văn nghệ dân gian, lễ hội... Với các chính phủ là các chính sách biện pháp bảo vệ di sản, bảo hộ văn hóa, văn nghệ trong nước từ điện ảnh, truyền hình, sân khấu truyền thống tới các dòng nhạc bản địa hay các môn mỹ thuật dân gian, làng nghề thủ công... Khái niệm này cũng khích lệ sự giao lưu văn hóa có nhấn mạnh các nét độc đáo bản địa. Sự phát triển kinh tế trong bối ảnh toàn cầu hóa, chuyển giao công nghệ nhanh chóng và sự dư thừa sản phẩm cũng đòi hỏi hàng hóa có bản sắc quốc gia vùng miền để dễ bán hơn. Đối với một cộng đồng người- nguồn nhân lực thì bản sắc dân tộc có lẽ là những đặc điểm tính cách, phẩm chất đã cố kết trong lịch sử, qua lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia được đúc kết và khái quát hóa để khơi dậy hay triệt tiêu đi trước nhu cầu tiến hóa, phát triển của đương thời. Thường những đặc điểm này không hoặc khó được định lượng mà chỉ "chung chung" song lại có giá trị như một "thương hiệu" và rất có hiệu quả khi xây dựng lòng tự hào dân tộc. Nó cũng được các chuyên gia nghiên cứu để ứng dụng trong các chiến lược phát triển nguồn nhân lực (thí dụ như ta hay nói: người Đức chính xác và kỷ luật, người Hoa thực dụng và khôn khéo, người Nhật đoàn kết và trung thành, người Tây Ban Nha cuồng nhiệt và nghệ sĩ...) Có hai luồng song song khi nghiên cứu các đặc tính này: Một là đề cao các bản tính tốt như nói người Việt thông minh, cần cù, giỏi biến hóa, ứng biến, hiếu hòa, dễ tha thứ... Hai là vạch ra các thói hư tật xấu để "chừa" dần đi như háo danh, thiển cận, hay đố kị, không đoàn kết trong kinh doanh, không chịu học đến nơi đến chốn, kém khả năng tư biện trừu tượng hóa... Và cái lý thú là thường một đặc tính "tốt" (tức hợp với thời thế cụ thể) thường đi liền với một đặc tính "xấu" (không hợp thời). Kỷ luật quá thì giáo điều, giỏi ứng biến quá thì thiếu triết học và chiến lược, học lỏm giỏi, học thi giỏi thì dễ tự vừa lòng và thiếu sáng tạo bất ngờ, đột phá, hiếu hòa quá thì dễ xuê xoa... Cá nhân tôi vẫn cho rằng các đặc tính, bản tính của người Việt tùy thuộc và thể hiện ở các mẫu người Việt đã hình thành trong lịch sử cụ thể mà tôi đã trình bày: Người Làng- Người lính -Người mở đất. Các mẫu người này quy tụ cả các đặc tình "tốt" lẫn "xấu" tùy theo thời thế cụ thể (Bởi bản thân bản tính không có tốt - xấu). Trong cách mạng có thể phát huy bản tính này mà triệt tiêu bản tính kia, trong chiến tranh có khác đi và nay trong hòa bình xây dựng xã hội công nghiệp, đô thị hóa, toàn cầu hóa thì lại càng phải khác. Cái "tốt" cái "xấu" cũng thay đổi. Cái cần phát huy, cái cần triệt tiêu cũng khác đi. Nếu không tùy thời mà dùng thì sẽ phạm sai lầm. Ta từng đưa các tướng tá quân đội, các nhà thơ sang làm kinh tế, quản lý vì họ có những "bản tính rất tốt" của thời chiến song đã thất bại. Bản sắc dân tộc là sự khác biệt độc đáo của một cá nhân nghệ sĩ, thể hiện trong tác phẩm. Câu hỏi mà họa sĩ các nước nghèo gặp phải khi đối diện với văn nghệ các nước giàu là: Bản sắc hội họa nước bạn là gì? Và hình như bạn chịu ảnh hưởng của họa sĩ A,B,C nổi tiếng của Phương Tây? Khi Picasso chép tượng châu Phi, Matisse vẽ như tranh nhà Phật, Van Gogh chép tranh Nhật thì họ được coi là sáng tạo. Khi họa sĩ nước nghèo có nét giống Picasso, Matisse hay Van Gogh anh ta lập tức bị chê là quay cóp, ăn phải bả Tây . Tuy nhiên khi gặp một họa sĩ có những sáng tác độc đáo nhà phê bình không ngần ngại nói Tôi thấy tranh của bạn rất Việt Nam, rất Thái Lan... Song làm cho ý kiến xác đáng đó thành phổ quát, có trọng lượng trên thị trường tranh thế giới thì cần cả một nền văn hóa và nền kinh tế hùng mạnh của quốc gia để tựa lưng. Sự độc đoán, lũng đoạn của phương Tây và các nước giàu trong thẩm định và quảng bá văn nghệ là quá lớn và bất công. Tất nhiên Trung Hoa và Ấn Độ là hai nền văn hóa khổng lồ nên con cháu của họ không dễ bắt nạt như vậy và nếu độc đáo họ có lợi thế được công nhận hơn các nghệ sĩ các thuộc các nền văn hóa "nhỏ, ngoại vi". Văn nghệ phương Tây (được gọi luôn là thế giới) sẵn sàng ưu ái văn nghệ các nước nghèo với tư cách văn nghệ du lịch, bản địa, thổ dân, thiểu số hay văn nghệ vùng biên. Câu chuyện trên cũng chứng tỏ một biện chứng cưỡng bức là chỉ có giao lưu, trao đổi sống chung với văn nghệ quốc tế ta mới có bản sắc cá nhân, từ thời thực dân -cuộc toàn cầu hóa I -văn nghệ phương Tây đã lấy hiểu biết và cảm hứng từ các xứ sở khác làm thức ăn cho cuộc tiến hóa của mình. Ta không thể bảo vệ thụ động bản sắc mà chỉ hòa nhập cọ sát và biến đổi bản sắc mới xuất hiện và chói sáng. Truyện Kiều, thơ Nôm hay Điêu khắc Chăm, Việt, tranh khắc gỗ dân gian, tuồng chèo, nhạc Cung Đình Huế, Quan họ hay Ca trù... chứa đựng bản sắc dân tộc vì từng là sự giao thoa, cọ sát, khai thác lẫn nhau của các dòng văn nghệ, văn hóa khác nhau. Gần đây thì cái áo dài, cái nón tới tranh sơn mài, lụa, sơn dầu từ Đông Dương tới Đổi mới, Thơ Mới, tiểu thuyết, kiến trúc "Đông Dương", cải lương... đều là những suối nguồn, và "kho chứa" của bản sắc dân tộc. Nó trừu tượng song không chung chung mà nằm ở các tác phẩm cụ thể của các tác giả cụ thể. Nếu có những nghiên cứu nhận dạng được những nét chung nào đó của các tác phẩm, tác giả đó thì ta có thể mơ hồ gọi tên "bản sắc dân tộc" ta. Ở dạng rút gọn thì lịch sử văn nghệ là lịch sử của các tác giả độc đáo và các tác phẩm xuất chúng. Với văn nghệ tôi thiết nghĩ chỉ có mỗi một cách để có "đậm đà bản sắc dân tộc" là trở thành tác giả độc đáo ở tầm dân tộc với những tác phẩm xuất chúng. Tôi cũng tin rằng mình đã vinh dự được đã gặp một số vị đó trong 2/3 thế kỷ qua. nước chúng ta, sự kiểm soát của công nhân được chế định thành luật pháp, nhưng nó chỉ vừa mới bắt đầu thấm vào đời sống, thậm chí vừa mới bắt đầu thấm vào ý thức của đông đảo quần chúng vô sản mà thôi. Trong công tác cổ động, chúng ta chưa nói đầy đủ, mà những công nhân và nông dân tiên tiến cũng không suy nghĩ, không nói đầy đủ đến điều sau đây: không có chế độ kế toán và kiểm soát trong sự sản xuất và phân phối sản phẩm, thì những mầm mống của chủ nghĩa xã hội sẽ bị tiêu diệt, thì có nghĩa là ăn cắp quốc khố (vì tất cả của cải đều thuộc về quốc khố mà quốc khố đây lại chính là Chính quyền xô-viết, chính quyền của đa số những người lao động); cẩu thả đối với việc kiểm kê và kiểm soát là trực tiếp giúp sức cho bọn Coóc-ni-lốp Đức và Nga, là những kê chỉ có thể lật đổ chính quyền của những người lao động, nếu chúng ta không giải quyết được nhiệm vụ kiểm kê và kiểm soát; bọn chúng được sự giúp đỡ của toàn bộ giai cấp tư sản mu-gích, của bọn dân chủ - lập hiến, của bọn men-sê-vích và bọn xã hội chủ nghĩa - cách mạng cánh hữu, đang "rình" chúng ta, đang chờ thời cơ thuận lợi. Mà chừng nào sự kiểm soát của công nhân chưa trở thành sự thật hẳn hoi, chừng nào những công nhân tiên tiến chưa tổ chức và chưa tiến hành một cuộc tấn công thắng lợi không khoan nhượng chống tất cả những kẻ vi phạm sự kiểm soát ấy, hoặc những kẻ tỏ ra thờ ơ về mặt đó, thì chừng đó sẽ không thể nào tiến từ bước thứ nhất (thực hiện việc kiểm soát của công nhân) lên bước thứ hai trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, tức là bước chuyển sang việc công nhân điều tiết sản xuất. Nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ có thể ra đời dưới hình thức một hệ thống những công xã sản xuất và tiêu dùng biết tính toán một cách thật thà sự sản xuất và tiêu dùng của mình, biết tiết kiệm lao động, không ngừng tăng năng suất và do đó tạo điều kiện giảm ngày lao động xuống bảy giờ, sáu giờ hay ít hơn thế nữa. Trong lĩnh vực đó, người ta sẽ không thể nào không dùng đến sự kiểm kê và kiểm soát chặt chẽ nhất và toàn diện nhất của toàn dân đối với lúa mì và việc sản xuất lúa mì (rồi đến tất cả những sản phẩm cần thiết khác). Chủ nghĩa tư bản đã để lại cho chúng ta những tổ chức quần chúng có thể làm giảm nhẹ việc chuyển sang kiểm kê và kiểm soát một cách rộng rãi sự phân phối các sản phẩm: đó là những hội tiêu dùng. ở Nga, những hội này phát triển kém hơn ở các nước tiên tiến, nhưng dù sao cũng có được hơn 10 triệu hội viên. Sắc lệnh về các hội tiêu dùng67 vừa được công bố là hiện tượng hết sức tiêu biểu: nó cho ta thấy rõ hiện nay đặc điểm của tình hình và nhiệm vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô-viết là như thế nào. Nói chung là bạn không nên đặt câu hỏi nhạy cảm thế này. Lần sau chú ý nhé.
lê chí hiếu
lê chí hiếu
Trả lời 16 năm trước
xin hỗ trợ
Trả lời 16 năm trước
Văn hoá là nền tảng làm nên những nét khu biệt của một dân tộc (peoples), một cộng đồng tộc người (ethnic groups) này với những dân tộc - cộng đồng tộc người khác. Như vậy rõ ràng, văn hoá Việt có những điểm độc đáo riêng tạo nên tính cách, lối sống, tâm lý ... của người Việt Nam. Người ta thường nói "Văn hoá là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đạt được tiến trình phát triển của lịch sử", tức là: tất cả những gì con người tạo ra và đạt được trong quá trình tương tác với tự nhiên và xã hội là văn hoá. Và theo đó, các nhà nghiên cứu đã chia văn hoá thành 2 lĩnh vực là: văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Và khi đã chia ra như vậy thì không thể bao hàm hết những giá trị văn hoá mà con người đạt được trong quá trình phát triển của lịch sử. Ví dụ ngôi nhà chẳng hạn! Bản thân ngôi nhà thuộc về văn hoá vật chất nhưng khi sử dụng ngôi nhà đó như thế nào, bài trí ra sao, vào mục đích gì (làm nhà thờ, làm bếp, làm nơi ở, làm lớp học, hội trường...) thì nó đòi hỏi con người chúng ta phải có những hành vi đối xử phủ hợp với chức năng của nó. Vậy ngôi nhà không còn thuộc về văn hoá vật chất một cách đơn thuần mà nó đã bao gồm những giá trị văn hoá tinh thần rồi. Cũng trong ngôi nhà đó, con người chúng ta thực hiện những hành vi ứng xử hàng ngày giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể... vậy thì những giá trị đó thuộc về văn hoá vật chất hay văn hoá tinh thần??? Như vậy rõ ràng việc chia văn hoá ra thành hai hệ thống giá trị trên chưa bao quát được hết những gì có ở văn hoá. Những mối quan hệ của cá nhân với cá nhân, cá nhân với gia đình - dòng tộc, cá nhân với cộng đồng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng để hình thành những giá trị văn hoá. Như thế có nghĩa là, văn hoá còn bao gồm hệ thống những giá trị quy định trong giao tiếp, đó là văn hoá xã hội hay gọi là văn hoá tổ chức quan hệ xã hội. Vấn đề đặt ra ở đây là, dân tộc Việt Nam chúng ta có lịch sử 4000 năm văn hiến theo cách nói dân gian nhưng cái gì làm nên bề dày văn hoá Việt chúng ta? Những giá trị văn hoá Việt Nam là gì? Khi nói đến châu Á thì đa số mọi người trên thế giới đều nghĩ ngay đến Trung Quốc với lịch sử vĩ đại hàng nghìn năm, một trong những nền văn hoá lớn của thế giới đã đem ảnh hưởng của mình đến với các nước lân cận cũng như trên toàn thế giới. Vì vậy có khá nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng Việt Nam, một nước nhỏ bé ngay sát Trung Quốc và từng bị Trung Quốc đô hộ trong 1000 năm lại có một hệ thống ngôn ngữ, chữ viết cũng như những phong tục tập quán… khác với Trung Quốc. Vậy đâu là cơ sở để tạo nên một nền văn hoá Việt Nam với những bản sắc riêng của nó? Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá nhưng một cách đơn giản ta có thể hiểu: văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất cho mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một sự lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay tộc người khác. Nói đến bản sắc văn hoá tức là ta nói đến cái mặt bất biến của văn hoá trong suốt quá trình phát triển của lịch sử. Đối với văn hoá Việt Nam thì chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm riêng biệt chính như về Tổ quốc, gia đình - làng xã, thân phận, diện mạo. * Đối với con người Việt Nam thì Tổ quốc là lớn hơn tất cả. Chính vì vậy mà sự tiếp thu các nền văn hoá khác, đặc biệt là văn hoá Trung Quốc, đều bị điều chỉnh qua cái lăng kính Tổ quốc đó. Người Việt Nam chỉ tiếp thu những cái cần thiết của văn hoá Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền dân tộc chứ không bắt chiếc một cách máy móc. Đạo Lão với những quan điểm chống lại chính trị không tìm được cho mình chỗ đứng ở Việt Nam. Đạo Nho được truyền vào Việt Nam và được lấy làm cơ sở cho thi cử, nhưng văn học chữ Hán của Việt Nam từ đầu đến cuối đều là văn học yêu nước, của người dân đất Việt tự hào về truyền thống giữ gìn độc lập dân tộc. Ngay cả tôn giáo luôn có xu hướng phủ định chính trị, phủ định đất nước để mở rộng tầm ảnh hưởng và độc chiếm tư tưởng của tín đồ, thì khi du nhập vào Việt Nam như đạo Phật, đạo Thiên chúa, hay được sinh ra như đạo Cao Đài đều phải có thay đổi phù hợp để có thể tồn tại được ở Việt Nam. * Vì đất nước Việt Nam được hình thành dựa trên một biển các công xã tự quản, nên con người Việt Nam trước hết là con người của gia đình, của làng xã. Chế độ quân chủ của Việt Nam ngày xưa vì thế mà mang tính nước đôi. Làng xã giúp chính quyền trung ương trong việc quản lí, thu thuế, tuyển quân… nhưng nó cũng lại bảo vệ những con người sống trong đó. Nói như thế tưởng chừng lại có sự mâu thuẫn giữa lợi ích của gia đình, làng xã với lợi ích của đất nước. Nhưng không phải như vậy, truyền thống văn hoá Việt Nam không bao giờ xem quyền lợi gia đình đối lập lại với quyền lợi Tổ quốc. Cũng chính vì thế mà các ông vua Việt Nam không thể làm cỏ cả một khu vực hay tập trung sức dân để xây đắp những công trình quy mô như vua chúa Trung Quốc và các nước ĐNA khác. Ông vua Việt Nam chỉ có thể huy động sức dân mà dân vẫn theo vào hai việc vì nó liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, đó là: chống giặc ngoại xâm và đắp đê điều. Do đó hai kiến trúc vĩ đại nhất của nền văn hoá Việt Nam chính là hệ thống đê điều và hệ thống kênh mương. * Trước khi bị Pháp xâm lược thì con người Việt Nam có một thân phận riêng, không phải ai muốn làm gì anh ta cũng được. Người dân hoàn toàn không bị lệ thuộc vào kinh tế hay chính trị của kẻ mạnh. Người dân được che chở đặc biệt và đảm bảo sống yên ổn nếu như người đó sống lương thiện và đạo đức. Nhìn sang châu Âu trước phong trào dân tộc thì người nông nô, người nô lệ không có thân phận, người dân trong một công quốc cũng không có thân phận vì họ thuộc vào một công quốc nào đó là tuỳ vào ý thích của ông chủ. Khi các nước bị chia cắt với nhau như thế thì người dân chỉ biết đến lãnh chúa của họ chứ họ không quan tâm tới thân phận riêng của họ như là một người dân. Trung Quốc dưới thời kì quân chủ, người dân cũng không có thân phận khi vua chúa với sức mạnh của bạo lực quân sự có thể giết sạch dân một vùng hay tru di tam tộc, cửu tộc một dòng họ nào đó. Do bắt chiếc Trung Quốc, thỉnh thoảng ở Việt Nam cũng có chuyện tru di tam tộc hay giết người hàng loạt như nghi án vườn Lệ Chi hay nghi án Hoa Lâm. Những nghi án này đều được viết lại, truyền lại với thái độ chê trách của những nhà viết sử và của nhân dân. * Nếu như con người sinh ra đã có Tổ quốc và gia đình thì thân phận và diện mạo là thuộc tính xã hội cấp cho anh ta. Trong xã hội cổ xưa thì con người có thân phận nhưng hầu hết không có ý thức về diện mạo của mình. Ví dụ như người là chủ nô, người là nô lệ được xếp vào theo đẳng cấp của họ nhưng họ không có ý thức về diện mạo. Trong xã hội còn mang tính chất cổ xưa như người Êđê, Giarai ở Tây Nguyên, hình phạt nặng nhất đối với con người để trừng trị không phải là cái chết. Vì họ quan niệm khi người đó chết đi thì sẽ đầu thai trở lại bộ tộc của chính mình. Hình phạt nặng nhất đó là bị đuổi ra khỏi cộng đồng, vì như vậy người đó mất đi thân phận của mình. Xã hội Trung Quốc cũng phân ra quân tử với tiểu nhân nhưng cũng là theo thân phận chứ không phải là theo diện mạo. Con người có ý thức về diện mạo mình nhất đó là các ẩn sĩ, các hoà thượng. Họ tìm thấy giá trị cá nhân của họ trong một sự đối lập với tập tục, và chấp nhận những thiệt thòi về mình để có được một niềm sung sướng mới: ý thức về diện mạo. Xã hội Việt Nam được xây dựng trên cơ sở là những làng xã, ý thức về diện mạo xuất hiện khi người dân cố gắng tách ra khỏi cộng đồng ở một mặt nào đó. Khi ở nông thôn có nhiều tổ chức khác nhau cùng tồn tại thì diện mạo được hình thành trong cương vị đảm nhiệm ở từng tổ chức một. Một quy chế phổ biến ở các làng Việt Nam là phải góp một số tiền lớn để cử vào hội đồng hào mục của làng. Vì thế trong làng có các chức sắc, các chức sắc này chỉ có giá trị trong nội bộ làng nhưng rất hấp dẫn đối với dân làng. Các làng còn có tục khao vọng cho các chức sắc mới. Khao vọng chỉ có mục đích khẳng định diện mạo mới của con người ăn khao và từ nay mọi người phải đối xử với anh ta theo diện mạo mới. Ta có thể nhận thấy qua các bộ sách từ xưa để lại, trong tâm thức các nhà Nho trước đây các thành tố “Tổ quốc, gia đình – làng xã, thân phận và diện mạo” đều hiện diện rất rõ ràng. Nó thiếu các yếu tố cơ bản của văn hoá thế giới hiện đại như: tính toàn nhân loại, tính duy lí, tự do cá nhân và sự quan tâm tới lợi ích vật chất. <dựa theo Bản sắc Văn hoá Việt Nam – Phan Ngọc>
Trương Ánh Phượng
Trương Ánh Phượng
Trả lời 15 năm trước
Nói nôm na, bản sắc văn hóa là cái hay cái đẹp từ xưa mà...ông bà muốn ta gìn giữ...còn muốn gìn giữ như thế nào thì cứ đi hỏi...ông bà ...tàu í
trà ngô
trà ngô
Trả lời 6 năm trước

bản sắc dân tộc là những giá trị VH truyền thống đc đúc kết lâu đời ,là những nét riêng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác trong 1 cộng đồng người

Minh Hoàng
Minh Hoàng
Trả lời 5 năm trước

Là những giá trị văn hóa truyền thống được cha ông ta giữ gìn, lưu truyền từ đời này sang đời khác, là nét riêng biệt để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác

Anh Trần
Anh Trần
Trả lời 4 năm trước
Em cảm ơn thông tin của bác nhé. Em đang tìm cái này
Minh Nguyen
Minh Nguyen
Trả lời 5 năm trước

bản sắc văn hóa dân tộc hiểu là các giá trị đặc trưng bản chất của nền văn hóa được xác lập, tồn tại trong lịch sử.

Hiep Pham
Hiep Pham
Trả lời 4 năm trước

Nói đến dân tộc là nói đến văn hoá, bản sắc văn hoá và nói đến văn hoá là nói đến dân tộc, bản sắc dân tộc. Có thể hiểu bản sắc văn hoá là hệ thống các giá trị đặc trưng bản chất của một nền văn hoá được xác lập, tồn tại, phát triển trong lịch sử và được biểu hiện thông qua nhiều sắc thái văn hóa.

Thiển Bạch
Thiển Bạch
Trả lời 4 năm trước

Văn hoá là nền tảng làm nên những nét khu biệt của một dân tộc (peoples), một cộng đồng tộc người (ethnic groups) này với những dân tộc - cộng đồng tộc người khác. Như vậy rõ ràng, văn hoá Việt có những điểm độc đáo riêng tạo nên tính cách, lối sống, tâm lý ... của người Việt Nam.

Vì đất nước Việt Nam được hình thành dựa trên một biển các công xã tự quản, nên con người Việt Nam trước hết là con người của gia đình, của làng xã. Chế độ quân chủ của Việt Nam ngày xưa vì thế mà mang tính nước đôi. Làng xã giúp chính quyền trung ương trong việc quản lí, thu thuế, tuyển quân… nhưng nó cũng lại bảo vệ những con người sống trong đó. Nói như thế tưởng chừng lại có sự mâu thuẫn giữa lợi ích của gia đình, làng xã với lợi ích của đất nước. Nhưng không phải như vậy, truyền thống văn hoá Việt Nam không bao giờ xem quyền lợi gia đình đối lập lại với quyền lợi Tổ quốc. Cũng chính vì thế mà các ông vua Việt Nam không thể làm cỏ cả một khu vực hay tập trung sức dân để xây đắp những công trình quy mô như vua chúa Trung Quốc và các nước ĐNA khác.

Nguyễn Ngọc Ánh
Nguyễn Ngọc Ánh
Trả lời 4 năm trước

Có nhiều cách để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Một trong những cách đó là thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, chúng ta phải tận dụng tối đa những ưu thế của công nghệ thông tin để tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa của cha ông cho thanh thiếu niên thông qua những hình thức sinh động, phong phú, hấp dẫn, phù hợp với tâm lý, thị hiếu của giới trẻ. Cùng với đó là mở rộng giao lưu văn hóa, nói chuyện lịch sử truyền thống, tăng cường tính tương tác, tính trực quan sinh động khi giáo dục truyền thống văn hóa cho tuổi trẻ.