Thi kỹ năng phân tích trường Fulbright?

Thi kỹ năng phân tích vào trường Fulbright là môn gì? lấy tài liệu ở đâu?
desight
desight
Trả lời 16 năm trước
Hì bạn ơi! Đây là một kỳ thi phân tích kỹ năng của trường Fulbright. Tài liệu thì tớ không có chỉ có cái này của trường đấy thôi bạn thử tham khảo nhé! [quote] Các Phương Pháp Phân Tích Nghiên cứu tình huống GIÁ VÀNG: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ DỰ BÁO Ngày Phát: Thứ Sáu, ngày 06 tháng 10, 2006 Gần đây, giá vàng ở thị trường thế giới cũng như Việt Nam dao động bất thường làm ngạc nhiên cả những chuyên gia kinh nghiệm nhất. Điều này làm nhiều người quan tâm đến giá vàng nhiều hơn. Ở đó trước hết chính là cơ hội kinh doanh vàng và đồng thời là khả năng biến động của các thị trường khác đi kèm, ví như thị trường bất động sản, thị trường ngoại hối... Nắm bắt được chiều dao động của giá vàng là nắm bắt được khả năng đầu tư kiếm lợi hay ít nhất có thể hạn chế một phần rủi ro do thị trường mang lại. Tuy nhiên, rõ ràng là điều này không dễ. Tất cả còn chờ khả năng phân tích và dự báo của bạn qua những nét chính về giá vàng mà chúng tôi điểm lại ở dưới đây: Chỉ theo lý thuyết kinh tế vi mô đơn giản, giá của vàng, một loại hàng hóa, sẽ phụ thuộc vào cung và cầu vàng trên thị trường. Về phía cầu, đó có thể là những yếu tố như thu nhập, sở thích và kỳ vọng của người tiêu dùng, giá các hàng hóa có liên quan hay các yếu tố mùa vụ. Trong đó, giá cả của các hàng hóa liên quan sẽ đặc biệt quan trọng trong trường hợp mua vàng đầu tư. Trong trường hợp mua vàng vì tiêu dùng thì các yếu tố nhu thu nhập, sở thích và mùa vụ lại trở nên quan trọng hơn. Về phía cung, vàng phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng khai thác, cấu trúc thị trường kinh doanh vàng và chính sách dự trữ vàng của các quốc gia. Tuy nhiên, cần phải lưu ý một đặc điểm quan trọng là vàng là hàng hóa có thể sử dụng tiêu dùng đồng thời là đối tượng để đầu tư. Chính vì thế, biến động giá vàng trong nhiều trường hợp rất khó lường, việc phân tích và dự báo chẳng qua là thực hiện một việc “không thể không làm”. Ở Việt Nam, lịch sử cho đến trước năm 1975 là lịch sử của chiến tranh. Chiến tranh nối tiếp chiến tranh. Từ đó, người dân Việt Nam đã quen với việc chuẩn bị cho những tình huống thay đổi bất ngờ. Một trong những thói quen quan trọng là cất giữ vàng, thứ tài sản duy nhất được xem là bất biến với thời gian, trong bất kỳ chế độ nào, ngược lại với tiền. Chính vì vậy mà thường khi đánh giá mức độ giàu nghèo, người ta chỉ đề cập đến vàng, bên cạnh một tài sản quan trọng khác là đất đai. Khi đó, vàng được chôn giấu khắp nơi trong nhà chứ không đem đầu tư như bây giờ. Cũng vì thế mà vàng trở thành chuẩn để đo lượng giá trị những tài sản khác chẳng hạn như đất đai, nhà cửa. Do đó, không có gì khó hiểu khi cho đến ngày nay nhiều giao dịch bất động sản vẫn cần có vàng thay vì tiền. Đồng thời, việc tăng giá vàng có thể làm tăng giá các vật phẩm khác, thậm chí là rau củ quả bán ở chợ. Tất cả như là một hiện tượng tâm lý ẩn trong tiềm thức của mỗi người Việt. Gần đây, tâm lý đối với vàng ít nhiều thay đổi. Các vật dụng đắt tiền khác như ôtô, điện thoại, nhà, đất đai... thay thế vàng thể hiện sự giàu có. Trong thanh toán và tiết kiệm, đôla (USD) và tiền đồng dần được sử dụng ngày càng phổ biến hơn. Đặc biệt là tiền USD được xem như một phương tiện có thể thay thế vàng một cách trọn vẹn. Nhiều cơ hội đầu tư mới hấp dẫn như mua nhà, mua đất, mua trái phiếu, gửi tiết kiệm tiền đồng (VND) với lãi suất cao hay đầu tư vào cổ phiếu đã làm giảm giá trị của vàng trong tiềm thức của người Việt. Tuy nhiên, vàng vẫn được sử dụng trong các giao dịch như bất động sản và được xem như thứ nữ trang không thể thiếu trong những ngày trọng đại của người Việt, chẳng hạn như cưới hỏi. Kể từ sau giai đoạn Đổi Mới và mở cửa thương mại quốc tế, đồng USD dần có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế ở Việt Nam. Ban đầu đồng tiền này chỉ dùng trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, dần dần thì đồng USD đã trở thành một đồng tiền được chấp nhận thanh toán cả ở trong nước, đặc biệt với các món hàng có xuất xứ từ nước ngoài, nhà đất và ôtô. Đồng USD cuối cùng cũng được xem là như một đối tượng đầu tư và cất trữ bên cạnh vàng. Đây có thể xem là một xu hướng chịu ảnh hưởng từ quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra. Lúc này, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, đồng USD có thể được xem là một lựa chọn có thể thay thế cho vàng hay các tích sản tài chính khác. Vai trò của đồng USD phụ thuộc vào nền kinh tế của nước Mỹ, vốn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các chủ trương chính sách về kinh tế và chính trị của tổng thống Mỹ. Trong những năm thuộc nhiệm kỳ của Bill Clinton (1992-11/2000), kinh tế Mỹ phát triển khá ổn định cùng với chính sách đối ngoại ôn hòa khiến đồng USD rất mạnh. Nhu cầu đồng USD tăng mạnh, trái hẳn với tình trạng trầm lắng của vàng. Ngược lại, kể từ khi Bush lên nắm quyền (11/2000-nay), thâm hụt ngoại thương và chi phí khổng lồ cho chiến tranh ở Afganistan va Iraq đã khiến kinh tế Mỹ lao đao. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục đưa ra những điều chỉnh về lãi suất đồng USD khiến thị trường đồng tiền nay luôn trong tình hồi hộp, tăng giảm thất thường. Đồng thời với sự ra đời và lớn mạnh dần của đồng EURO, thị trường kim loại quý mà đặc biệt là vàng đã dần chiếm lấy sự quan tâm của giới đầu tư và công chúng, những người ưa thích sự ổn định lâu dài Có thể thấy trên biểu đồ, đường biểu diễn giá vàng từ tháng 11/1996 là thời điểm chiến thắng nhiệm kỳ II của ông Clinton với cam kết cân bằng ngân sách thâm thủng có từ thời ông Bush “bố” để lại. Năm 1998, lần đầu tiên tổng thống Clinton thông báo việc ngân sách bắt đầu thặng dư. Hai năm sau, ngày 27/09/2000, Clinton lập kỷ lục với thông báo về khoản thặng dư ít nhất 230 tỷ USD, vượt kỷ lục thặng dư 122,7 tỷ USD vào năm 1998. Trên biểu đồ, giá vàng ở mức thấp nhất dưới 270 USD/oz vào tháng 11/1999. Trong giai đoạn từ 1988 đến 2006, giá vàng từ 1998-2000 là ở mức thấp nhất. Sau đó, bắt đầu từ việc thắng cử của Bush vào tháng 11/2000, giá vàng thật sự lên giá không ngừng, trước khi tăng với tốc độ chóng mặt cùng với việc chi tiêu ngân sách Mỹ từ thặng dư nay sang bội chi đến gần 500 tỉ USD. Và từ sau vụ 11/9/2001 giá vàng cứ liên tục tăng, vượt qua ngưỡng 300 USD/oz sau đó ít lâu, rồi 400 USD/oz tháng 11/2003 [/quote] ............... Tài liệu còn rất nhiều bạn có thể tham khảo tại đây [blue]www.ntu.edu.vn/bomon/kinhtecs/privateres/bomon/kinhtecs/file/case_giavang.pdf.aspx[/blue] [blue]http://www.fetp.edu.vn/[/blue]