Có ai làm giúp mình bài văn này zới! thuyếtinh về cây chè hoặc cà phê?

jdhgjfg
jdhgjfg
Trả lời 13 năm trước

Dàn ý
I) Mở bài :
Chè xanh là một trong những loài cây sử dụng rất phổ biến trong xã hội ngày nay . Nó là dược phẩm , nguyên liệu không thể thiếu của con người
II) Thân bài
* Miêu tả :
Chè xanh (xưa gọi là chè lục): Sản xuát nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam theo quy trình: chè nguyên liệu tươi → diệt men → làm nguội → vò →sấy khô→ sàng phân loại thành phẩm. Nước xanh vàng, tươi sáng, vị chát mạnh, có hậu, hương thơm nồng mùi cốm. Diệt men bằng sao chảo gang hoặc máy diệt men có nhiệt độ 230 đến 250oC (chè sao), hấp hơi nước nóng hay hơi nước nóng (chè hấp), hay nhúng nhanh vào nước sôi (chè chần). Sấy khô bằng hơi nóng, sao chảo (sao suốt), sấy than hoa , sấy lửa củi (chè lửa), hay phơi nắng kết hợp sấy than (chè nắng), chất lượng rất khác
Trong thời kỳ chiến tranh thống nhất đất nước, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc chè đen và chè xanh tăng nhanh về sản lượng, chủ yếu để xuất khẩu, nhất là chè đen OTD,
Thị trường trong nước có thêm các loại chè gói ướp hương (Thanh Tâm, Thanh hương, Liên Hoa, Hồng Đào, Ba Đình, Đồng Tâm…), chè ướp hoa, chè tiết kiệm (chè lá già, cẫng hương…), ngoài các chủng loại truyền thống của thời kỳ trước.
* Công dụng , lợi ích
Nói đến chè xanh, chúng ta đều vô cùng quen thuộc, nhưng để hiểu hết về tác dụng phòng và chữa bệnh của nó thì không phải ai cũng biết hết
Đau răng, nhiệt miệng: Thường xuyên dùng nước chè súc miệng, triệt để lợi dụng tác dụng diệt khuẩn tiêu viêm, sinh cơ của lá chè để trị bệnh đau răng và nhiệt miệng.
- Lỗ đeo khuyên tai bị viêm (còn gọi nên tổ kén): Bỏ khuyên tai ra, dùng cồn hoặc nước muối nhạt rửa sạch, lấy cuộng lá chè to vừa lỗ khuyên tai xuyên thay khuyên tai, chứng viêm ngứa hôm sau sẽ khỏi.
- Giải nhiệt : Trè xanh có tác dụng giải nhiệt cơ thể
- Da bị nẻ: Trước khi đi ngủ lấy một dúm chè nhỏ nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc vào, sáng hôm sau thì bỏ ra.
- Da bị lở loét: Dùng chè vụn đun lấy nước rửa lúc nước chè còn ấm, hoặc dùng lá chè vụn đắp vào chỗ đau.
- Da bị cháy nắng: Dùng nước chè lạnh rửa lên chỗ da bị cháy nắng. Nếu da bị cháy nắng nhiều có thể cho nước chè đặc vào nước tắm. Ngâm chỗ da bị cháy nắng vào nước đó, mấy phút sau thì lau khô rồi bôi giấm vào sẽ thấy hiệu quả.
- Ngoài ra nó còn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất như phân bón , trà xanh và các mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước
III) Kết bài :
Chè xanh trở thành món thức uống quen thuộc của người Việt Nam và một số nước khác . Nó vô cùng hữu dụng ở mọi lúc lọi nơi

djshg
djshg
Trả lời 13 năm trước

Cây chè hay cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè (trà - đừng nhầm với cây hoa trà). Tên gọi sinensis có nghĩa là "Trung Quốc" trong tiếng Latinh. Các danh pháp khoa học cũ còn có Thea bohea và Thea viridis.

Camellia sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 mét (6 ft) khi được trồng để lấy lá. Nó có rễ cái dài. Hoa của nó màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5–4 cm, với 7 - 8 cánh hoa. Hạt của nó có thể ép để lấy dầu.

Chè xanh, chè ô long và chè đen tất cả đều được chế biến từ loài này, nhưng được chế biến ở các mức độ ôxi hóa khác nhau.
Lá của chúng dài từ 4–15 cm và rộng từ 2–5 cm. Lá tươi chứa khoảng 4% caffein. Lá non và còn các lá có xanh lục nhạt được thu hoach để sản xuất chè khi mặt bên dưới của chúng còn các sợi lông tơ ngắn màu trắng. Các lá già có màu lục sẫm. Các độ tuổi khác nhau của lá chè tạo ra các sản phẩm chè khác nhau về chất lượng, do thành phần hóa học trong các lá này là khác nhau. Thông thường, chỉ có lá chồi và 2 đến 3 lá mới mọc gần thời gian đó được thu hoạch để chế biến. Việc thu hoạch thủ công bằng tay diễn ra đều đặn sau khoảng 1 đến 2 tuần

Cây chè tại Việt Nam đến giữa thể kỷ 20 được giồng khắp miền quê ngoài Bắc và Trung, diện tích lớn nhất ở hai tỉnh Phú Thọ và Quảng Nam. Loại này thân mọc cao, lá lớn và dầy, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước. Hạng nhất là chè búp, có khi gọi văn vẻ là "chè bạch mao" hay "chè bạch tuyết" nếu búp có lông tơ trắng. Hạng nhì là hai lá chè kế. Lá thứ tư, thứ năm là chè hạng ba. Những lá dưới nữa thì dùng làm chè mạn, rẻ hơn cả.
Thời Pháp thuộc vào thập niên 1930 chè được đem trồng một cách quy mô trên cao nguyên vùng B'lao và Djiring và vùng này sau chiếm địa vị là vựa chè]
Tính đến năm 1960, Việt Nam xuất cảng 2.000 tấn chè mỗi năm. Đến năm 2007 thì sản lượng chè của Việt Nam đã vượt một triệu tấn, canh tác trên 125.000 hecta

jkfshrjkg
jkfshrjkg
Trả lời 13 năm trước


1.Giới thiệu chung về cà phê

Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới.

Cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng không đáng kể.

2. Cấu tạo và đặc trưng của cây cà phê

Cây cà phê có chiều cao từ 6 m tới 10 m. Tuy nhiên, người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Thân cây cà phê vối, khi cưa đốn thường được dùng chạm trổ các đồ thủ công mỹ nghệ. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.

Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường mọc thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa.

Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và côn trùng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản của cây. Sau khi thụ phấn từ 7 đến 9 tháng cây sẽ cho quả hình bầu dục, bề ngoài giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết trái lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần một năm trời và có thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả.

Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một).

Ở Việt Nam, nước hiện đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối (robusta), niên vụ của cây cà phê được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo dương lịch). Cà phê được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên , có thời gian thu hoạch cà phê thường kéo dài trong 4 tháng, tính từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1. Ngay sau thu hoạch là thời gian người trồng cà phê vối bắt đầu tưới nước cho cây và bón phân, chia thành nhiều đợt ngắn. Giai đoạn này kéo dài đến tháng 4 hàng năm.

3. Tác dụng, vai trò của cây cà phê


Quả cây cà phê tạo ra một thức uống có nhiều tác dụng tốt như làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn, làm tiêu mỡ, làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng, giúp giảm đau, bảo vệ khỏi các bệnh về gan, kích thích hoạt động trí óc, làm tăng sức mạnh của cơ bắp, chống lại bệnh tiểu đường type II. Chính vì vậy, cà phê luôn là một món đồ uống hấp dẫn, đặc biệt là giới trẻ với lối sống hiện đại.

Cây cà phê ở Việt Nam luôn là cây thế mạnh, đem lại nguồn lời lớn về kinh tế cho nước nhà.