Sinh viên có được tự do lựa chọn phân ngành học hay phân ngành là do trường tự quy định năm 2009?

Em đang học lớp 12 Trường THPT Hùng Vương TP.HCM, năm nay em dự định thi vào Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) ngành Đông phương học. Em được biết ngành này đào tạo chuyên về các quốc gia phương Đông như Nhật, Hàn, Trung Quốc... Tuy nhiên, em có thắc mắc là sinh viên có được tự do lựa chọn phân ngành học hay phân ngành là do trường tự quy định? Cụ thể là em chỉ muốn học Nhật Bản học, nhưng em sợ trường sẽ xếp em vào Trung Quốc học, Hàn Quốc học... mà em không thích nghiên cứu. Mong nhận được sự trả lời.
tun cua di
tun cua di
Trả lời 15 năm trước
Mục tiêu đào tạo của ngành Đông Phương học là nhằm đào tạo những chuyên gia về Đông phương có tri thức đa dạng về một khu vực, có hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị... của một quốc gia trong khu vực nghiên cứu; có trình độ ngoại ngữ nhất định để làm cơ sở cho việc học tập, nghiên cứu, công tác. Sau khi tốt nghiệp ngành này em có thể xin làm việc tại các cơ quan, tổ chức chính phủ, phi chính phủ, cơ quan kinh tế, ngoại giao, các công ty, xí nghiệp nước ngoài tại Việt Nam... Khi đậu vào ngành này, em sẽ được khoa phân vào học các ngành mà khoa đang đào tạo. Hiện nay trường đang đào tạo theo hệ tín chỉ nên mức học phí mà em đóng cũng tùy thuộc vào số tín chỉ mà em đăng ký học. Mức học phí trung bình hằng năm mà sinh viên phải đóng là 2 triệu đồng. Việc xếp lớp vào học các ngành tại khoa Đông phương học là dựa vào kết quả thi tuyển sinh ĐH của từng thí sinh. Tuy nhiên việc xếp lớp để theo học các chuyên ngành này cũng phù thuộc vào việc đăng ký của sinh viên khi nhập học cũng như khả năng đào tạo của khoa. Hầu hết các sinh viên khi thi vào khoa Đông phương học đều thích chọn học các ngành Nhật Bản học, Hàn Quốc học nhiều hơn so với các ngành khác. Theo tôi, mỗi ngành đào tạo của khoa đều có những cái hay riêng và cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp cũng phù thuộc rât nhiều vào năng lực của từng sinh viên chứ chưa hẳn phù thuộc hoàn toàn vào ngành đào tạo mà sinh viên đã theo học. Chẳng hạn, nếu muốn học ngành Nhật Bản học, điểm thi của em thường phải cao hơn 1 điểm so với điểm trúng tuyển (năm 2008 điểm trúng tuyển là 16,5).