đó là ĐH Nông lâm Huế và ĐH Kinh tế Huế 2 ngành em phân vân đó là ngành quản trị kinh doanh khối D1 của ĐH Kinh tế Huế và ngành quản lí đất đai cũng khối D1của ĐH Nông Lâm Huế và em không biết tỉ lệ chọi của 2 trường như thế nào? và em còn thắc mắc là khi học ngành quản lí đất đai ĐH Nông Lâm Huế, sau khi ra trường sẽ làm nghề gì?
Nếu em muốn hỏi tỷ lệ chọi năm 2010 thì vào thời điểm hiện tại không thể biết được vì chưa hết hạn nộp và bàn giao hồ sơ ĐKDT. Theo Ban tư vấn thì em không nên chú ý đến tỷ lệ chọi làm gì cả. Qua số liệu thống kê thì có thể khẳng định tỷ lệ chọi không quyết định đến điểm chuẩn. Chính vì thế em nên chọn ngành phù hợp với sức học và sở thích của mình. Em có thể tham khảo điểm chuẩn các năm trước để đưa ra lựa chọn dự thi ngành học nào. - Ngành Quản lý đất đai của ĐH Nông Lâm Huế đào tạo sinh viên các kỹ năng về đo đạc và xây dựng các loại bản đồ thông qua qui trình khép kín, đo đạc hiện đại và ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý GIS, đặc biệt là bản đồ liên quân đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường như bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ tài nguyên,... Phân tích và vận dụng đúng các các văn bản pháp quy và chính sách của nhà nước về lĩnh vực quản lý đất đai như Luật đất đai, đánh giá, định giá, qui hoạch, phân hạng, quản lý nhà nước, thanh tra,... để thực hiện các công việc trong hệ thống quản lý đất đai của nhà nước. Có khả năng quản lý, điều hành các công việc liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai ở các cấp khác nhau. Quản trị nhân sự và nghệ thuật lãnh đạo, điều hành công tác quản lý nhà nước về đất đai; Có khả năng làm việc theo nhóm, quản lý nhóm; giao tiếp cộng đồng, truyền đạt thông tin; soạn thảo văn bản, đàm phán, diễn thuyết và ứng xử giao tiếp về lĩnh vực quản lý đất đai; có khả năng hoạt động và cộng tác trong một tập thể đa ngành, đa lĩnh vực. Có khả năng phân tích và đề xuất các chính sách, biện pháp phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, kỹ thuật thuộc lĩnh vực đất đai có hiệu quả. Sau khi ra trường sinh viên có khả năng làm việc tại: Các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, cấp xã về lĩnh vực Quản lý đất đai, như: Bộ Tài nguyên - Môi trường, Sở Tài nguyên - Môi trường các tỉnh, Phòng Tài nguyên - Môi trường các huyện, Cán bộ Địa chính xã-phường. Các Viện nghiên cứu như: Viện nghiên cứu Địa chính, Viện Tài nguyên - Môi trường, Viện Quy hoạch - Thiết kế, Cục đo đạc bản đồ, Cục Quản lý đất đai, Chi cục Quản lý đất đai các tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT. Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; Các công ty như: Công ty đo đạc, Công ty môi giới và định giá bất động sản; các dự án liên quan đến đất đai và bất động sản; Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên đất và Môi trường; Trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản; các Khu Công nghiệp; Khu Kinh tế;...
Ngành Quản lý đất đai
Đào tạo có kiến thức quản lý nhà nước về số lượng và chất lượng tài nguyên đất đai, đánh giá và quản lý sử dụng đất theo pháp luật. Kỹ sư quản lý đất đai có thể nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất đai, xây dựng mô hình định giá đất; thiết lập bản đồ nông hóa - thổ nhưỡng, quy hoạch sử dụng đất đai các cấp, phát triển nông thôn và đô thị; nghiên cứu một số giải pháp kinh tế, kỹ thuật thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đai; ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý dữ liệu và xử lý thông tin; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong việc thành lập bản đồ số.
Kỹ sư ngành này có thể làm việc trong mạng lưới địa chính từ trung ương đến địa phương, các Trung tâm kỹ thuật địa chính, Trung tâm lưu trữ, Trung tâm kinh doanh địa ốc, Trung tâm tư vấn pháp luật đất đai, nghiên cứu đất, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, các Ban Quản lý đô thị..., hay các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường có ngành đào tạo liên quan.
Để được tư vấn hướng nghiệp em có thể liên hệ với tổng đài 1900.561.227 để được trò chuyện trực tiếp cùng các chuyên gia.
Chúc em có sự lựa chọn sáng suốt