Bồi thường thế nào nếu gây sập nhà hàng xóm?

Tôi khởi công xây nhà cách đây hơn một tháng, được bạn bè khuyên nên chụp lại hiện trạng nhà hàng xóm để phòng điều không may xảy ra, nhưng tôi chủ quan không làm theo. 

Nay nhà hàng xóm bị sập, họ cho rằng do việc xây nhà của tôi đã gây ra việc này. Gia đình họ dọa nếu không bồi thường với số tiền lớn theo yêu cầu sẽ tố cáo công an để tôi phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Xin hỏi, tôi phải làm gì lúc này?           

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Còn làm gì nữa, thương lượng mà đền, còn cái chuyện chụp hình đâu có quan trọng, nhà người ta không có móng , bạn xây nhà , đào đất lên làm sụp bên cạnh có chụp hình cũng phải đền!

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 8 năm trước

Theo quy định của Luật Xây dựng 2014, xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị phải đáp ứng được điều kiện sau:Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh”.

Nếu có kết luận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho rằng việc xây nhà của gia đình bạn là nguyên nhân dẫn đến việc sập nhà hàng xóm thì bạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng (nếu có) cho người bị thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, dựa trên nguyên tắc thiệt hại đến đâu bồi thường đến đấy.

Ngoài việc phải bồi thường thiệt hại, bạn còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

- Về xử phạt hành chính: Tổ chức, cá nhân có hành vi tổ chức thi công xây dựng vi phạm quy định về xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận (bao gồm cả công trình hạ tầng kỹ thuật); có nguy cơ làm sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 13; khoản 2, khoản 5 Điều 27 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 đồng thời bị ngừng thi công xây dựng để bồi thường thiệt hại. Theo đó, mức xử phạt sẽ từ 500.000 đến 30.000.000 đồng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

- Về xử lý hình sự: Trường hợp việc xây dựng nhà ở vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm về “Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 229 Bộ Luật hình sự 1999 với hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

1. Báo chính quyền, sẽ căn cứ để phạt ; 2. Ubnd phường mời hoà giải thoã thuận mức bồi thường; 3. Hoà giải 2 lần không thành ôm hồ sơ ra toà, tỉ lệ bồi thường tuỳ theo lỗi nên nào mà tỉ lệ toà quyết: 70%-30%

Phạm Anh Tuấn
Phạm Anh Tuấn
Trả lời 8 năm trước

Nếu gây sập nhà bên cạnh thì hậu quả xác định rất rõ rồi, nhưng sợ nhất là làm nứt tường, nghiêng ... tức là làm giảm chất lượng công trình bên cạnh thì rất khó đánh giá thiệt hại. Nếu tường bị nứt thì được bồi thường bằng cách khắc phục hậu quả là vá lại rồi lăn sơn. Thực nchất nhà đó có thể bị lún móng dần theo thời gian, chưa sập ngay mà chỉ chờ sập thôi.

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 8 năm trước

Khi xây dựng thì sẽ có hợp đồng xây dựng, trong hợp đồng đó bạn ràng buộc điều khoản bồi thường nếu gây thiệt hại tới hàng xóm thì sẽ do bên chủ thầu chịu trách nhiệm. Như vậy thì bạn có thể gác tay lên trán mà ngủ tới sáng nhé. Điều này hoàn toàn hợp lệ nhé.