Tại sao chi phí du lịch sang Lào, Thái Lan, Cambodia lại rẻ hơn chi phí du lịch Đà Nẵng, Nha Trang?

Tại sao chi phí du lịch sang Lào, Thái Lan, Cambodia lại rẻ hơn chi phí du lịch Đà Nẵng, Nha Trang hả các mẹ, liệu em nên đi trong nước hay thử một lần đi ra mấy nước đó du lịch nhỉ. Các mẹ tư vấn cho em với ạ...

Trả lời 9 năm trước
Mỗi năm có 4,5 triệu người Việt ra du lịch nước ngoài, dự kiến trong thời gian tới con số này sẽ không dừng ở đó khi các nước trong khu vực đang coi Việt Nam là “điểm ngắm” của họ… Mảnh đất hình chữ S đang trở thành thị trường màu mỡ của ngành “công nghiệp không khói” của các nước trong khu vực và trên thế giới. Bởi vậy mà gần đây các nước trong khu vực đã không ngần ngại đầu tư kinh phí mời các đoàn khảo sát từ Việt Nam sang trải nghiệm đất nước họ. Đầu tiên phải kể đến đoàn Famtrip đưa các doanh nghiệp lữ hành outbound của Việt Nam sang Philippines theo lời mời Bộ Du lịch Philippinnes được tổ chức đầu tháng 11 này. Chuyến Famtrip lần này không chỉ đơn thuần đưa những người làm du lịch Việt Nam đi khảo sát các tuyến điểm đặc trưng của du lịch Philippines, mà ngay buổi đầu đặt chân đến thủ đô Manila, Bộ Du lịch Philipines đã tổ chức Chương trình nối kết kinh doanh với các đơn vị lữ hành Việt Nam với mục tiêu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai nước trao đổi thông tin, trên cơ sở đó họ sẽ tìm ra tiếng nói chung và đi đến hợp tác lâu dài. Trước đó, Bộ Du lịch Philippines cũng đã mở Văn phòng đại diện của họ tại Việt Nam nhằm quảng bá hình ảnh du lịch và thu hút khách Việt tới đất nước này. Điều đó chứng tỏ, Philippines đang rất quyết tâm thu hút khách Việt tới đất nước quốc đảo này. Ngoài Philippines, các nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc… không chỉ lập văn phòng du lịch tại Việt Nam mà còn tích cực quảng cáo, tiếp thị với những ưu đãi đặc biệt nhằm lôi kéo ngày càng nhiều du khách Việt đến đất nước họ. Ngay cả một nước xa xôi như Áo, các doanh nghiệp lữ hành của đất nước này cũng đang tính kế thu hút khách Việt. Trong một đợt khảo sát gần đây tại Việt Nam,một số công ty lữ hành của đất nước này cho hay trong kế hoạch hoạt động năm tới, nhiều công ty lữ hành Áo và giới truyền thông nước này rục rịch chuẩn bị chiến dịch quảng cáo, tung ưu đãi đối với du khách Việt Nam. Trong khi, hiện chúng ta chỉ có duy nhất một văn phòng đại diện du lịch tại Nhật Bản do Hiệp hội Du lịch Việt Nam đứng ra thành lập Có một nghịch lý rằng, trong khi du lịch trong nước đang cố thu hút khách nước ngoài thì khách nội địa lại ùn ùn đi Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Campuchia… Kinh tế suy thoái, nhiều nước trên thế giới đã hạn chế công dân đi du lịch nước ngoài để kích cầu du lịch trong nước. Trong khi tại nước ta, nhu cầu mua tour đi nước ngoài gần đây lại tăng đột biến. Phần vì người Việt chúng ta muốn trải nghiệm những vùng đất mới, song nguyên nhân chủ yếu vẫn do môi trường du lịch của chúng ta còn nhiều bất cập như dịch vụ tại điểm du lịch còn yếu, tình trạng chèo kéo khách, chặt chém... không phải là hiếm. Theo số liệu của các công ty lữ hành, tỷ lệ khách Việt Nam du lịch nước ngoài tăng trưởng nhanh hơn mức tăng du lịch nội địa, mặc dù gần đây ngành du lịch liên tục triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa. Ngành du lịch các nước đang ra sức quảng bá chào đón khách Việt Sở thích trải nghiệm vùng đất mới cùng sự thân thiện của nước bạn khiến khách Việt ngày càng đổ xô đi du lịch nước ngoài Lý giải về nghịch lý này, nhiều doanh nghiệp lữ hành Việt Nam cho rằng, so với du lịch nội địa, tour nước ngoài rõ ràng hấp dẫn hơn. Không chỉ hút khách bởi dịch vụ tốt, nhiều chương trình vui chơi, giải trí, mua sắm mà còn vì giá tour tương đối ổn định, ít tăng giá theo mùa vụ. Bà Nguyễn Thị Huyền, Giám đốc Điều hành Công ty Du lịch Vietrantour cho rằng, chính sự liên kết lỏng lẻo của các doanh nghiệp Việt Nam là điểm yếu khiến thị trường nội địa của chúng ta thua ngay trên sân nhà. Ông Tạ Minh Hiến, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Phương Đông Ngày Nay tại Đà Nẵng chia sẻ: Những nguyên nhân khiến lượng khách Việt Nam bỏ các điểm đến nội địa là do: giá vé máy bay nội địa của VN quá cao cùng với đó phí tham quan cũng liên tục tăng cao. Điều này khiến giá tour trong nước liên tục bị đẩy lên. Hiện tại giá vé tham quan có nơi tăng tới gấp đôi thậm chí gấp ba lần so với năm trước. Tại Huế có điểm tăng từ 75 ngàn lên đến 150 ngàn đồng/vé. Tại Quảng Bình khi đi thăm Động Thiên Đường du khách phải móc túi trả tới 250 ngàn đồng/vé trong khi đó cách đây ít tháng giá vé mới chỉ có 120 ngàn. So sánh về giá tour nội địa và một số nước trong khu vực, thì rõ ràng giá tour trong nước cao hơn nước ngoài. Hiện thị trường Thái Lan, Campuchia, giá tour các đối tác đưa ra rất tốt. Từ Đà Nẵng đi Thái Lan giá tour chỉ có 6 triệu cho 5 ngày 4 đêm, còn đi Campuchia bằng đường hàng không cũng khá rẻ. Còn ở Việt Nam, nếu đi mua tour Đà Nẵng – Hà Nội – Sapa – Hạ Long người ta phải móc túi hơn 6 triệu để trả cho một người. Với giá 6 triệu đó, doanh nghiệp lữ hành phải trả cho vé máy bay khứ hồi khoảng 4 triệu đồng. Còn lại dành cho các dịch vụ đưa đón, ăn nghỉ, vé tham quan…
Trả lời 9 năm trước
Không thể phủ định tiềm năng, lợi thế và những điểm tốt của du lịch Việt Nam nhưng tham gia diễn đàn này tôi muốn nói đến những điều bất cập khiến du khách ngán du lịch trong nước. Thứ nhất, giá cả tour trong nước thường đắt hơn tour nước ngoài. Dù lý do gì đi nữa tôi thấy tour trong nước giá cao hơn nước ngoài là không ổn chút nào. Ví dụ tour Hà Nội- Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm 3.150.000 đồng chưa gồm vé máy bay. Còn Hà Nội- Bangkok-Pattaya 5 ngày 4 đêm giá 6.340.000 đồng. Vậy nếu như tính đủ vé máy bay khứ hồi thì có phải là tour Hà Nội-Đà Nẵng đắt hơn tour Thái Lan không? Ở đây có điều rất khó chịu là cùng một hãng du lịch nhưng vì sao với tour trong nước họ lại không tính vé máy bay cho trọn gói hay vì họ sợ cộng vào giá sẽ cao hơn tour nước ngoài. Du khách nước ngoài trên bãi biển Nha Trang. Ảnh: Kỳ Nam Du khách nước ngoài trên bãi biển Nha Trang. Ảnh: Kỳ Nam Thứ hai là tinh thần phục vụ, hằng năm biển là nơi thu hút khá đông khách du lịch nghỉ mát nhưng ngoài chuyện chặt chém, chèo kéo khách ở ngoài đường, khu mua sắm, cửa hàng ăn uống thì đa số các nhà nghỉ, khách sạn đều “chiết khấu” cho khách bằng những chiếc ác-tô-mát điều khiển nguồn điện. Có nghĩa là cùng một phòng nghỉ nếu quý khách dùng máy nóng lạnh thì thôi điều hòa và ngược lại. Rồi chưa đến 12 giờ trưa họ đã tìm mọi cách, trong đó có một cách hiệu quả nhất là cắt điện để đuổi khách cũ còn lấy phòng cho khách mới đang đợi ngoài cửa. Thành ra tâm lý khách du lịch luôn bị ức chế. Vậy là kỳ nghỉ mất vui chẳng còn mang ý nghĩa là nghỉ mát hay du lịch nữa. Thứ ba là chất lượng các sản phẩm du lịch. Ở chỗ tôi có khu du lịch nhỏ tí tẹo gồm mấy quả đồi dốc, lác đác vài cây chuối rừng, mấy gốc sim, mua, cây lâm sản tái sinh... trên cùng là thác nước thuộc loại bình thường chứ không có gì đặc sắc nhưng vé vào cổng đã 49.000 đồng một người. Khách đến tham quan rất hồ hởi bởi những lời giới thiệu trước đó. Nhưng hỡi ôi! Chỉ leo một đoạn bậc dốc kè đá lẫn bê tông dài khoảng 400 mét đến thác nước. Dừng lại ngắm nhìn, chụp ảnh một lúc là hết tour, ngoài ra không có bất cứ một trò chơi hay thắng cảnh nào cho du khách thưởng thức. Suối nước nóng thì luôn quá tải, xung quanh bể tắm mất vệ sinh, thậm chí có cả mùi nước tiểu. Đó là chưa kể hướng dẫn viên du lịch của ta đa số nói rất nhanh theo một “bài thuộc lòng” rất khiên cưỡng, khô khan và không có tình cảm. Điều này thua xa hướng dẫn viên tour nước ngoài, họ hiểu rất rõ tâm lý khách nên giới thiệu chi tiết có chiều sâu đối với tour được giao phụ trách.