Mình nghĩ cũng thử tìm hiểu thêm những nguyên nhân cho vị thế của các đồng tiền trên có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới:
Dollar Mỹ trc nhé!
Sau thế chiến năm 1945, Mỹ đứng đầu thế giới về tỷ lệ dự trữ vàng (3/4 trữ lượng vàng của thế giới được dự trữ tại các nhà băng Mỹ).
Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1971, hầu hết các nước đều bán vàng mua đồng đôla Mỹ để tăng dự trữ ngoại tệ, cũng là điều chỉnh cân bằng thương mại giữa các nước. Thời kỳ này, đồng USD mặc nhiên được coi như một đồng tiền chung trong giao dịch thương mại quốc tế. Thời kỳ này, giá vàng dao động quanh ngưỡng 35USD/ounce, giá dầu ở mức 3 USD/ thùng.Vì nước Mỹ đã tích trữ lượng vàng vật chất gấp nhiều lần quốc gia khác. Đó là món hời sau đại chiến. Khi đó Mỹ đã thu được tiền sau thế chiến, chủ yếu là vàng, vì có đồng tiền nước nào được đảm bảo khi mua bán với Mỹ đâu.
Sau một thời gian kinh tế phát triển tốt dưới thỏa thuân BrW, thương mại phát triển, dollar được người ta sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế và trở thành đồng tiền quốc tế hóa cao nhất. Chẳng nước nào lại đi đổi dollar ra vàng để tích trữ cả. Với niềm tin sâu sắc vào đồng dollar các nước thoải mái định giá, mua bán hàng hóa, tích trữ dollar để thay vàng nhưng không biết nước Mỹ đã âm thầm in thêm dollar ra cho thế giới. Vậy theo quy luật bản vị vàng rõ ràng cân nhiều hơn 35 usd để đổi được 1 ounce vàng tại Mahattan. Và lúc đó Nixon ra tay. Tuyên bố dollar là dollar còn vàng thì kệ nó, theo quy luật cung cầu. Thế là những nước có dollar có 2 lựa chọn
1) Đến Mỹ đổi hết ra vàng, rồi quay lại dùng bản vị vàng trao đổi. Lúc đó thì sợ rằng phải 3500 usd / ounce vàng. Vâng loài người không dễ bị lừa như thế. Chúng ta phải có cách khác.
2) Tiếp tục sử dụng USD để trao đổi trong thương mại, còn vàng ư thì khi nào cần hãy đi mua
Cần chú ý thêm lúc này hệ thống Bretton Woods quy định chỉ có duy nhất USD đổi trực tiếp ra vàng, thậm chí các đồng tiền mạnh khác như Bảng Anh, Mác Đức , France Pháp.. phải đổi ra USD , ko trực tiếp đổi ra vàng ( định giá 35USD = 1 ounce)
Thế là nước Mỹ thoát hiểm cùng với kho vàng dự trữ tiếp tục những bước tiếp theo để trở thành siêu cường. Con đường thành siêu cường của nước Mỹ có 1 công sức rất lớn của LX cũ.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đánh dấu bước nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ .
Trong khi các nước Đồng minh châu Âu bị tàn phá vì chiến tranh thì Mĩ kiếm được 114 tỉ đôla lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí; tính đến 31 – 12 – 1945, các nước Đồng minh châu Âu phải nợ Mĩ về vũ khí tới 41,751 tỉ đôla(Anh nợ 24 tỉ, Liên Xô 11,141 tỉ, Pháp 1,6 tỉ…). Do chiến tranh không lan tới đất nước mình, Mĩ có điều kiện hoà bình và an toàn để ra sức phát triển kinh tế: sản lượng công nghiệp trung bình hàng năm tăng 24% (trước Chiến tranh thế giới thứ hai, tốc độ tăng trung bình hàng năm chỉ 4%), sản xuất nông nghiệp tăng 27% so với thời kỳ 1935 – 1939. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế, tài chính trên toàn thế giới. Trong những năm 1945 – 1949, sản lượng công nghiệp Mĩ luôn luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,4% năm 1948); sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hoà liên bang Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại (năm 1949); nắm trong tay gần ¾ dự trữ vàng của toàn thế giới (khoảng 25 tỉ đôla, năm 1949); trên 50% tàu bè đi lại trên các mặt biển. Trong khoảng hai thập niên đầu sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
Sở dĩ Mĩ có bước phát triển nhanh chóng về kinh tế như thế là do:
1 - Dựa vào những thành tựu cách mạng khoa học – kỹ thuật, Mĩ điều chỉnh lại hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm;
2 - Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản rất cao ( các công ti độc quyền Mĩ là những công ti khổng lồ, tập trung hàng chục vạn công nhân, có doanh thu hàng chục tỉ đôla, vươn ra khống chế, lũng đoạn các ngành sản xuất trên phạm vi toàn thế giới);
3 - Nhờ quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí (thu được trên 50% tổng lợi nhuận hàng năm). Ngoài ra, các điều kiện tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, đất nước không bị chiến tranh tàn phá… cũng là những nguyên nhân làm kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, thuận lợi hơn các nước khác.
Mĩ là một trong những nước đi đầu trong việc sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới(máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động…), nguồn năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời…), những vật liệu mới ( chất pôlime, những vật liệu tổng hợp do con người tự chế tạo ra với những thuộc tính mà thiên nhiên không sẵn có…), cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc, trong khoa học chinh phục vũ trụ (đưa người lên thám hiểm Mặt trăng, tàu con thoi Đitxcôvơri và Atlăngta…) và trong sản xuất vũ khí hiện đại (tên lửa chiến lược, máy bay tàng hình, bom khinh khí…).Chính nhờ những thành tựu cách mạng khoa học – kỹ thuật này mà nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Mĩ đã có nhiều thay đổi khác trước.
Tiền kim loại được đúc bởi Sở đúc tiền Hoa Kỳ (United States Mint). Tiền giấy được in bởi Cục Khắc và In (Bureau of Engraving and Printing) cho Cục Dự trữ Liên bang từ năm 1914. Chúng được bắt đầu in giấy bạc cỡ lớn, nhưng từ năm 1928 đã đổi thành cỡ nhỏ, không biết vì lý do gì.
Tiền giấy trên 100 đô la không còn được in nữa sau 1946 và đã chính thức ngưng lưu hành trong năm 1969. Những tờ tiền giấy này thường được dùng bởi các ngân hàng để trao đổi với nhau hay bởi các thành phần tội phạm có tổ chức (vì lẽ này mà tổng thống Richard Nixon đã đưa ra lệnh ngừng lưu hành). Sau khi việc trao đổi tiền điện tử được ra đời, chúng trở thành dư thừa. Các đơn vị tiền lớn đã được phát hành gồm có $500, $1.000, $5.000, $10.000 và $100.000.Một số quốc gia ngoài Hoa Kỳ sử dụng đồng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức. Ecuador, El Salvador và Đông Timor dùng đô la Mỹ. Các cựu thành viên trong nhóm Lãnh thổ Tín nhiệm Các đảo Thái Bình Dương (Trust Territory of the Pacifi Islands) dưới sự quản lý của Hoa Kỳ, kể cả Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall, đã không phát hành tiền riêng sau khi họ độc lập.
Với những lý do trên , phần nào chúng ta thấy đc tại sao dollar Mỹ có ảnh hưởng quan trọng tới nền kinh tế toàn cầu.
Tiếp đến đồng Euro :
Bắt đầu từ ngày 1/1/2002 , đồng EURO đã được lưu hành tại 11 quốc gia châu Âu. Người dân các nước này nô nức đi đến các điểm đổi tiền với những khuôn mặt thể hiện các tâm trạng khác nhau, vui mừng cũng có, bình thản, lo âu cũng có. Đây là sự kiện lôi cuốn mối quan tâm của rất nhiều người trên thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Vậy lịch sử của đồng EURO là như thế nào?
Ngày 7 tháng 2 năm 1992, nguyên thủ của các quốc gia châu Âu đã họp tại Maastricht để ký Hiệp ước về việc đổi tên Cộng đồng châu Âu (EC) thành Liên minh châu Âu (EU) và Liên minh tiền tệ châu Âu (EMU) được quyết định sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 1/1/1999 với 11 nước thành viên là Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, ý, Hà Lan, Luxemburg, Phần Lan, Bỉ, áo, Ailen, (trừ Anh, Đan Mạch, Thuỵ Điển chưa muốn tham gia và Hy Lạp chưa đủ điều kiện tham gia). Tổng GDP của 11 nước EMU tương đương với 78% GDP của Mỹ, 150% GDP của Nhật Bản. Mục tiêu kinh tế chủ yếu của EMU là loại bỏ sự biến động của tỷ giá hối đoái trong Liên minh để thúc đẩy phát triển thương mại và đầu tư. Sự ra đời của đồng EURO là kết quả tất yếu của quá trình thực hiện liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu.Khác với đồng đô la Mỹ và đồng Yên Nhật,đồng EURO là đồng tiền đa quốc gia đầu tiên, có khả năng chuyển đổi mạnh mẽ, có mức lạm phát thấp. Mặc dù đồng EURO được xây dựng chủ yếu phục vụ mục tiêu của các nước châu Âu, nhưng sự ra đời của đồng EURO cũng có nhiều tác động đến nền kinh tế thế giới. EU có quy mô thương mại rất lớn với kim ngạch xuất nhập khẩu của EU chiếm tỷ trọng 37,7% tổng giá trị xuất nhập khẩu của toàn thế giới, vì vậy, sự ra đời của đồng EURO sẽ tác động mạnh đến quan hệ thương mại EU với các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam .Sự ra đời của đồng EURO, theo sự đánh giá của các chuyên gia kinh tế, chắc chắn sẽ gây ra những tác động không nhỏ đến hoạt động thương mại trên toàn cầu trong đó có Việt Nam bởi vì, 11 nước sử dụng đồng EURO hiện đang chiếm khoảng 17% kim ngạch xuất khẩu và 8% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.Đồng EU ra đời sẽ biến 16 nước trong khối liên minh C.Âu thành một thực thể thương mại duy nhất, một đồng tiền duy nhất.
Các kết quả thống kê, thăm dò của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết 5 năm sau khi được lưu hành trên thị trường (từ 1-1-2002),đồng tiền chung châu Âu - euro - đã trở thành một phần trong cuộc sống và sinh hoạt của những người dân châu Âu trong khu vực sử dụng đồng tiền chung (eurozone). Ngoài eurozone, tiền giấy euro cũng đã khá thông dụng
Theo thống kê của EC, tổng giá trị euro giấy lưu hành trên thị trường đã tăng gấp ba lần so với thời điểm mới được lưu hành, từ 221 tỷ euro trong tháng 1-1999 lên 595 tỷ vào tháng 10-2006. Lượng tiền xu được lưu thông có phần hạn chế hơn, từ 13 tỷ euro lên 17,6 tỷ euro.
Ngoài Eurozone, tiền giấy euro được sử dụng khá thông dụng, thậm chí được lưu hành gần như song song với đồng nội tệ trong các giao dịch thanh toán quốc tế. Lượng tiền mặt lưu hành trên thị trường tăng nhanh và đã lên tới 600 tỷ euro tính đến cuối năm 2006.
Khởi đầu, thậm chí trước khi đồng tiền này chính thức ra thị trường, mọi người đã nghi ngờ và có cái nhìn tiêu cực về mọi điều, nhưng 3 năm qua và đến nay đồng euro tiếp tục mạnh lên. Các nhà phân tích thị trường tiền tệ cho rằng cái nhìn tiêu cực giờ đây đã là chuyện lịch sử. Euro giờ được xem là đồng tiền mạnh.
Đồng euro ngày càng được các công ty cũng như các chính phủ từ Trung Quốc đến Trung Đông chấp nhận nhiều hơn như một ngoại tệ dự trữ . Đồng đô la Mỹ có lúc trồi sụt, gây thiệt hại kinh tế, mất an toàn cho nền tài chính tiền tệ các nước và nhiều nước chủ trương thay thế vị trí độc tôn của USD bằng euro.
Theo Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), dự trữ ngoại tệ toàn cầu trong quí 1 -2006 xấp xỉ 4,34 ngàn tỷ USD. Trong số đó, đồng USD chiếm 66,3% và đồng euro 24,8%. Tháng 10 -2006, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết sẽ giảm đồng USD trong kho dự trữ ngoại tệ, tăng dự trữ các ngoại tệ khác, trong đó phần lớn là euro.
Các ngân hàng trung ương của Qatar, Thụy Điển, Nga và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất những tháng gần đây cũng cho biết đang chuyển USD khỏi kho dự trữ ngoại tệ. Peter Morici, Giáo sư Khoa kinh doanh thuộc Đại học Maryland (Mỹ), nói rằng vị thế của đồng USD có thể chịu tổn thất do sự thâm hụt mậu dịch lớn hơn của Mỹ và thúc đẩy sự chuyển hướng. Và đồng euro là ứng cử viên hàng đầu cho sự chuyển hướng đó.
Đồng tiền chung thống nhất nhằm cố kết nền kinh tế các quốc gia châu Âu đã trở thành hiện thực kể từ năm 1999 nhưng do các vấn đề nội bộ nên mãi đến tháng 1-2002 mới được đưa vào lưu thông tại 12 quốc gia châu Âu là Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Italia, Luxemburg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
Ngoài rađồng tiền này còn là đồng tiền chính thức của công quốc Monaco, San Marino và Vatican. Tuần này thêm Slovenia với 2 triệu dân cũng chính thức sử dụng đồng euro, làm cho tổng dân số eurozone lên 316,6 triệu người. Hiện còn nhiều nước muốn gia nhập eurozone: Lithuania, Ba Lan, Hungary, Estonia, nhưng chưa đáp ứng được các điều kiện của EU.Thực tế cho thấy đồng tiền chung châu Âu đã mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế EU cả ở tầm vĩ mô và vi mô, giúp hạn chế lạm phát và ổn định tình hình kinh tế.
Bạn có thể đọc thêm tài liêu dưới đây:
Click here
Cuối cùng là đồng Bảng Anh:
Giá trị lịch sử lâu đời, sức mạnh trên thị trường tiền tệ chính là những gì người ta nhận xét về đồng bảng Anh.Bảng Anh ( ký hiệu : £, mã ISO : GBP ) là đơn vị tiền tệ chính thức của Vương quốc Anh, bao gồm các lãnh thổ hải ngoại và thuộc địa. Ký hiệu của đồng bảng Anh ban đầu có 2 vạch trên thân (₤), sau này mới chuyển thành một gạch (£), ký hiệu này xuất xứ từ ký tự L trong LSD (tên viết tắt của các đơn vị trong hệ đếm 12 – librae, solidi, denarii, chuyển sang tiếng Anh là Pound, silling và pence).Đồng bảng Anh là đồng tiền lâu đời nhất còn được sử dụng sau khi một số quốc gia thuộc khối EU chuyển sang dùng đồng Euro (€). Nó là đồng tiền được lưu trữ trong các quỹ dự trữ ngoại tệ toàn cầu, mức phổ biến chỉ sau đồng đô la Mỹ và đồng Euro. Đồng bảng đứng thứ tư về khối lượng giao dịch ngoại tệ toàn cầu sau đồng đô la Mỹ, đồng Euro và đồng Yên Nhật.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các quốc gia ở châu Âu bị kiệt quệ về kinh tế.Nước Anh là nước bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh nhưng trên thế giới thì Anh vẫn là nước mạnh.Đặc biệt thị trường tài chính ở LonDon đã phát triển mạnh từ trước chiến tranh thế giới lần I, sau chiến tranh càng phát triển mạnh hơn và đồng Bảng Anh
đã trở thành đồng tiền có uy tín nhất trong khu vực. Lợi dụng vị thế này nước Anh đã
thiết lập hệ thống tiền tệ quốc tế lấy đồng Bảng Anh làm đồng tiền chủ chốt.Nước Anh được nhiều quốc gia ủng hộ và được Hoa Kỳ hậu thuẫn nên hệ thống tiền tệ quốc tế lấy đồng Bảng Anh làm đồng tiền chung đã ra đời. Vào thời kỳ này, các quốc gia rất muốn quay về chế độ bản vị vàng, nhưng do hàng hóa dịch vụ lưu thông với khối lượng ngày càng tăng mà khối lưọng vàng dự trữ lại có hạn nên các ngân hàng không thể đối lấy giấy bạc ngân hàng ra vàng cho mọiđối tượng. Lúcđó, duy nhất có chính phủ Anh cho phépđổi GBP lấy vàng. Cứ 1.700 GBP (đồng Bảng Anh)đổiđược 400 onnce (1ounce = 31,135 gr) tức 12,4414 kg vàng. Cho nên chế độ tiền tệ quốc tế này cònđược gọi là chế độ bản vị vàng thoi hay chế độ bản vị vàng hối đoái.
-Nội dung của chế độ bàn vị đồng bảng Anh
+ Bảng Anhđược các nước thừa nhận là phương tiện thanh toán và dự trữ quốc
tế ngang với vàng.
+ Sử dụng Bảng Anh trong quan hệ ngoại thương và quan hệ kinh tế quốc tế
khácc không hạn chế.
+ Tỷ gía được xác định thông qua tiêu chuẩn giá cả so với vàng.
- Hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên đồng Bảng Anh được hình thành là nhằm phục vụ cho ý đồ kinh tế và chính trị của nước Anh. Tuy nhiên, khi kinh tế của nước Anh suy thoái Chính phủ Anh phát hành quá nhiều Bảng Anh nên Bảng Anh bị mất giá so với USD do vậy uy tín của nó trên thị trường quốc tế ngày càng giảm sút. Trước tình hình đó, chính phủ Anh tuyên bố phá giá đồng Bảng Anh so vớiđô la Mỹ. Chế độ tiền tệ Giênơ bị sụp đổ năm 1929.