Em muốn hỏi về việc vận dụng quy luật giá trị?

nêu giải pháp nâng cao năng lực canh tranh của mặt hàng nông sản việt nam. mọi người cứu em với ạ?
Hoàng tử bé
Hoàng tử bé
Trả lời 14 năm trước
Bạn Tham khảo thông tin này nhé [b]Nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản: Chất lượng, yếu tố quyết định[/b] “Mặc dù nước ta có thế mạnh về xuất khẩu nông sản, nhiều mặt hàng có sản lượng thuộc hàng nhất nhì thế giới nhưng trên thực tế, thị trường và giá cả vẫn chưa ổn định, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới kém. Để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế, việc kiểm soát chất lượng phải chặt chẽ hơn”, ông Phùng Hữu Hào, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), nhận định. Xuất khẩu bị ép giá Những năm gần đây, Việ Namt luôn được coi là cường quốc về xuất khẩu nông sản. Quy mô thương mại nông, lâm, thủy sản ngày càng được mở rộng cả về thị trường và ngành hàng; giai đoạn 2006 – 2008, trung bình xuất siêu trên 2,6 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Đào Xuân Học đánh giá, mặc dù có vị thế lớn song kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam chưa tương xứng với lợi thế, thậm chí giá xuất khẩu luôn bị ép ở mức thấp. Lý giải về tình trạng này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, vấn đề cốt lõi là chất lượng bị coi nhẹ. Theo ông Hào, 90% nông sản của Việt Nam phải “khoác áo” thương hiệu nước ngoài mới xuất khẩu được. “Sở dĩ chúng ta phải đi đường vòng vì khâu chế biến của các doanh nghiệp quá kém, đặc biệt là chất lượng không đảm bảo”, ông Hào thừa nhận. Lấy dẫn chứng về vấn đề này, ông Hào cho biết, trái cây nước ta tương đối phong phú song chất lượng, hình dáng không đều, một số quy trình trồng trọt bị cho là thiếu an toàn. Chính vì vậy, ngay cả thị trường Trung Quốc cũng giảm số lượng nhập khẩu trái cây của Việt Nam từ 140 triệu USD (năm 2001) xuống còn 20 triệu USD hiện nay. Không chỉ mặt hàng rau, những năm gần đây, ngành điều nước ta cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu, đáng lẽ các doanh nghiệp phải khống chế được thị trường và quyết định giá nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Vì bán hàng thô, chưa qua chế biến, không xây dựng được thương hiệu, không có nhãn mác nên doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu. Bức xúc về vấn đề này, ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT nói: “Đến nay, có thể khẳng định gạo của nước ta giữ vị trí quan trọng trong đời sống của hàng triệu người dân trên khắp thế giới, nhưng mặt hàng này vẫn bị doanh nghiệp nước ngoài chê chất lượng thấp, ít có gạo đặc sản, gạo chất lượng cao”. Nâng cao chất lượng nông sản Nhằm khắc phục tình trạng trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề ra mục tiêu đến năm 2015, hình thành các vùng chăn nuôi trồng trọt tập trung, các cơ sở sơ chế, chế biến nông, lâm sản được giám sát, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; 90% mẫu thực phẩm nông, lâm sản được kiểm tra đạt quy định vệ sinh an toàn thực phẩm; 80% cảng cá, cơ sở thu mua nguyên liệu sơ chế áp dụng GMP (thực hành sản xuất tốt), SSOP (quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh); 100% các cơ quan địa phương có triển khai hoạt động giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản trước khi đưa ra thị trường... Việc phát triển thương mại hàng nông, lâm, thủy sản cần tập trung vào những mặt hàng có lợi thế so sánh như lúa gạo , càphê, cao su, hạt tiêu, thủy sản. Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, thực hiện quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản vào các thị trường lớn, tiềm năng như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga... Đồng thời, quan tâm mở rộng thị trường mới ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Trung và Mỹ... Tập trung thực hiện cam kết với các tổ chức quốc tế, các hiệp định song phương và đa dạng trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản mà Việt Nam tham gia. Theo dõi vòng đàm phán Doha về thương mại hàng nông sản để kịp thời kiến nghị điều chỉnh chính sách thương mại trong nước nhằm tận dụng cơ hội và giảm thiểu tác động do hội nhập đem lại. Bên cạnh đó, kiện toàn bộ máy, tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thuỷ sản từ Trung ương đến địa phương, đẩy mạnh phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, chú trọng công tác xã hội hóa các dịch vụ công. Duy trì ổn định, hiệu quả hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức và trách nhiệm người dân và doanh nghiệp về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ khi nào nông sản có chất lượng, có thương hiệu, khi đó nông, lâm sản nước ta mới đứng vững trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Theo KTNT
hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Nội dung của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa.
Nội dung của quy luật giá trị là:
Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.
* Biểu hiện nội dung quy luật giá trị trong sản xuất
Nhận xét:
+ Người thứ nhất có thời gian lao động cá biệt < thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị, nên thu được lợi nhuận nhiều hơn lợi nhuận trung bình.
+ Người thứ hai có thời gian lao động cá biệt = thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị, nên họ thu được lợi nhuận trung bình.
+ Người thứ ba có thời gian lao động cá biệt > thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị nên bị thua lỗ.
- Đối với tổng hàng hóa
+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt = tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, phù hợp với yêu cầu của quy luật giá trị, nên có tác dụng góp phần cân đối và ổn định thị trường.
+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt > tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, hoặc khi tổng thời gian lao động cá biệt < tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm quy luật giá trị nên dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu hàng hóa trên thị trường.
Kết luận: Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp (≤)với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được.
* Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị trong lưu thông
Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu tất cả các hàng hóa tham gia lưu thông phải tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá.
Cần phải hiểu nguyên tắc ngang giá một cách biện chứng. Ngang giá không có nghĩa là giá cả cụ thể của từng loại hàng hóa phải luôn luôn ngang bằng với giá trị của nó. Ngang giá không phải là ngang bằng. Ngang giá hiểu theo nghĩa tổng giá cả bằng tổng giá trị.
- Quy luật giá trị hoạt động có biểu hiện là giá cả có thể tách rời giá trị của nó, “biên độ” của sự tách rời này tùy thuộc vào quan hệ cung – cầu hàng hóa và dịch vụ.
+ Khi cung > cầu  giá cả < giá trị
+ Khi cung < cầu  giá cả > giá trị
+ Khi cung = cầu  giá cả = giá trị
- Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá trị hàng hóa.
2. Tác động của quy luật giá trị
a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:
+ Thứ nhất, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
+ Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên.
Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
b. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
c. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người lao động thành kẻ giàu, người nghèo.
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.
Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.

Duy Thái Phan Nguyễn
Duy Thái Phan Nguyễn
Trả lời 4 năm trước

Vận dụng quy luật giá trị vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Trước thời kỳ đổi mới, chúng ta phủ nhận sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị, nên không khai thác được các nguồn lực, nền kinh tế kém phát triển, rơi vào khủng hoảng.

Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta phát triển nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị hoạt động, tạo nên sự cạnh tranh, phát triển kinh tế… Bên cạnh đó, cũng nảy sinh những mặt trái như: phân hóa giàu - nghèo, buôn bán gian lận…

Hiện nay nước ta đang hội nhập theo nền kinh tế thế giới với chính sáchmở cửa hợp tác với các nước. Đảng ta đã đưa ra quan điểm "Một nền kinh tế phát triển theo mô hình nền kinh tế nhiều thành phần,theo định hướng xã hội chủ nghĩa và dưới sự quản lý của nhà nước". Trong quátrình phát triển nền kinh tế, nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố kháchquan, một trong những nhân tố khách quan chủ yếu là quy luật giá trị.

Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, dưới tác động của quy luật giá trị và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững.

Trong đó, tăng trưởng kinh tế với tốc độ khá cao trong khu vực và trên thế giới. Năm 2017, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,81%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây.Lạm phát được kiểm soát tốt giúp kinh tế vĩ mô phát triển ổn định.

Lê Hương
Lê Hương
Trả lời 4 năm trước

Trên thực tế thì quy luật giá trị mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng do mang các tính chất sau : + Điều tiết và lưu thông hàng hoá: trong sản xuất quy luật giá trị điều tiết việc phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động giưa các ngành sản xuất thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá + Kích thích lực lượng sản xuất phát triển :người sản xuất muốn đứng vững phải liên tục đổi mới kỹ thụât vì kỹ thuật tiên tiến thì giá trị cá biệt của hàng hoá sẽ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá như vậy người sản xuất mới có lãi nhất + Thực hiện sự bình tuyển tự nhiên :sự tác động của quy luật giá trị bên cạnh những tích cực kể trên còn dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá nhất là những người sản xuất nhỏ Vì nền kinh tế Việt Nam cung được xây dựng trên cơ sở của quy luật giá trị nên tất yếu các khía cạnh của nền kinh tế cũng mang dáng dấp của những đạc điểm trên và dù được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp nó cũng nói lên được một phần nào đó thực trạng của quá trình vận dụng ,thấy được những ưu khuyết điểm để từ đó có những phương pháp khắc phục ,nhằm đạt được nhưng hiệu quả tốt hơn trong quá trình phát triển

Thành Nam
Thành Nam
Trả lời 4 năm trước

Trên mạng rất nhều, bạn thửu gõở thanh tìm kiếm google xem sao, tôi thấy những bài tiểu luanạ của sinh viên các trường rấtđầyđủ luônấy chứ

Thảo Nguyên
Thảo Nguyên
Trả lời 4 năm trước

Tham khảo link này bạn nhé! Mình nghĩ bài viết bày làđầyđủ nhấtđấyhttps://www.slideshare.net/VcoiVit/thc-trng-vn-dng-quy-lut-gi-tr-vo-nn-kinh-t-nc-ta-thi-gian-qua-v-nhng-gii-php-ra-nhm-vn-dng-quy-lut-gi-tr-vo-nn-kinh-t-vit-nam

Trình Vũ Lục
Trình Vũ Lục
Trả lời 4 năm trước

Bài này cũng chi tiết lắm nhé! Cơ mà biết rõ nhất, hãyđọc cuốn kinh tế chính trịhttps://text.xemtailieu.com/tai-lieu/van-dung-quy-luat-gia-tri-vao-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-hien-nay-262655.html