Hệ thống nhận diện Thương hiệu là gì?

Khi mà Thương hiệu được cảm nhận bằng lý trí và tình cảm. Những đặc điểm nhận diện hữu hình của Thương hiệu được tác động trực tiếp đến xúc cảm của con người, tạo nên sự hình dung một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất về Thương hiệu. Đây được xem là cách “ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất ” đối với những chiến lược truyền thông Thương hiệu. Hệ thống nhận diện Thương hiệu được bắt đầu bằng tên (Brand name) và Biểu trưng (Logo) Thương hiệu, nó được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố mang tính đồng bộ và nhất quán của Thương hiệu, từ những ứng dụng cơ bản nhất trong kinh doanh là tấm Danh thiếp cho đến một website hay một chiến lược quảng cáo rầm rộ.Hệ thống nhận diện Thương hiệu làm tăng thêm nhận thức về Thương hiệu, xây dựng tính ổn định và vị thế của Doanh nghiệp trên thương trường. Hệ thống nhận diện Thương hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản sắc Văn hóa riêng. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một Hệ thống nhận diện Thương hiệu là tính đại chúng. Hệ thống nhận diện Thương hiệu là một công cụ quảng bá Thương hiệu hữu hiệu, nó là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu. “Một Thương hiệu mạnh phải có một Hệ thống nhận diện Thương hiệu mạnh”
Tôi yêu VN
Tôi yêu VN
Trả lời 16 năm trước
[b]Hệ thống nhận diện Thương hiệu là gì?[/b] Khi mà Thương hiệu được cảm nhận bằng lý trí và tình cảm. Những đặc điểm nhận diện hữu hình của Thương hiệu được tác động trực tiếp đến xúc cảm của con người, tạo nên sự hình dung một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất về Thương hiệu. Đây được xem là cách “ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất ” đối với những chiến lược truyền thông Thương hiệu. Hệ thống nhận diện Thương hiệu (HTND Thương hiệu) được bắt đầu bằng tên (Brand name) và Biểu trưng (Logo) Thương hiệu, nó được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố mang tính đồng bộ và nhất quán của Thương hiệu, từ những ứng dụng cơ bản nhất trong kinh doanh là tấm Danh thiếp cho đến một website hay một chiến lược quảng cáo rầm rộ. HTND Thương Hiệu làm tăng thêm nhận thức về Thương hiệu, xây dựng tính ổn định và vị thế của Doanh nghiệp trên thương trường. HTND Thương Hiệu hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản sắc Văn hóa riêng. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một HTND Thương hiệu là tính đại chúng. HTND Thương hiệu là một công cụ quảng bá Thương hiệu hữu hiệu, nó là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu. “Một Thương hiệu mạnh phải có một HTND Thương hiệu mạnh” [b]Tại sao phải đầu tư một HTND Thương hiệu ?[/b] Cho đến nay, HTND Thương Hiệu đã giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển tổng thể của Thương hiệu, nó cho thấy một sự đầu tư nghiêm túc, chuyên nghiệp, dễ dàng được chấp nhận về mặt nhận thức và nó trở nên một phần của văn hóa Công ty. Cốt lõi của một HTND Thương Hiệu là tính nhất quán, trong đó Biểu trưng là xuất phát điểm của HTND Thương Hiệu. Thông qua nó, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận biết sản phẩm hay các yếu tố nhận dạng hữu hình của thương hiệu. Như vậy, một Biểu trưng thương hiệu là khơi nguồn của mọi cảm xúc thương hiệu tác động đến người tiêu dùng. Một HTND Thương Hiệu tốt phải thể hiện sự khác biệt một cách rõ ràng với những Thương hiệu khác. Sự khác biệt càng rõ ràng thì nhận thức càng cao và thông qua nó người tiêu dùng có sự liên tưởng tức thì đến Thương hiệu. HTND Thương Hiệu được xây dựng dựa trên những yếu tố thiết kế đồ họa, từ một website cho đến bao bì sản phẩm những thiết kế đều làm nên sự khác biệt rõ ràng nhất. Không phải tự nhiên mà những Thương hiệu lớn trên thế giới đều có giá trị lên đến hàng chục tỷ Đô la, nó liên tục xuất hiện trên những tạp chí thương mại và trở thành những bài học xây dựng Thương hiệu đắt giá. Trong khi Thương hiệu được định giá lên đến hàng tỷ đô la thì có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận là HTND Thương Hiệu là một tài sản nội tại của Thương hiệu, nó góp một phần quan trọng cho cái giá trị tài chính mà Thương hiệu đạt được. [b]Những lý do thuyết phục để đầu tư một HTND Thương Hiệu. [/b] Người tiêu dùng nhận biết và mua sản phẩm dễ dàng. Người tiêu dùng là bất cứ ai, những người có nhu cầu liên quan đến những sản phẩm mà họ cần mua, không phân biệt địa lý, ngôn ngữ, tuổi tác, tầng lớp xã hội. Một HTND Thương Hiệu tốt sẽ mang tính thuyết phục và hấp dẫn cao, nó giới thiệu một hình ảnh Thương hiệu chuyên nghiệp, khác biệt và dễ nhận biết đối với Người tiêu dùng, đó là điều tạo nên sự thành công. HTND Thương Hiệu còn mang đến cho người tiêu dùng những giá trị cảm nhận về mặt lý tính (chất lượng tốt, mẫu mã đẹp…) và cảm tính (Chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp…), nó tạo một tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm. Thuận lợi hơn cho lực lượng bán hàng. Mọi hoạt động thương mại dù lớn hay nhỏ đều là bán hàng, những yếu tố mà chúng ta gọi là “chiến lược” thực chất đều nhằm thúc đẩy cho việc bán hàng được tốt hơn. Một HTND Thương Hiệu chiến lược phải biết tập trung vào người tiêu dùng, nó mang giá trị, thông điệp mạnh mẽ nhất của công ty tấn công vào nhận thức của người tiêu dùng. Sự nhất quán của HTND Thương Hiệu và việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần gũi hơn. Giờ đây người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào Thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt mà Thương hiệu mang đến cho họ. Dễ dàng cho việc xây dựng tài sản Thương hiệu. Mục tiêu của tất cả các công ty là tạo ra giá trị cổ tức, Danh tiếng của Thương hiệu là một trong những tài sản giá trị nhất của công ty. Thành công của một Thương hiệu phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố danh tiếng và tạo dựng những giá trị. Một HTND Thương Hiệu mạnh sẽ giúp xây dựng nhanh chóng tài sản Thương hiệu thông qua sự tăng trưởng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của người tiêu dùng đối với Thương hiệu, nó làm cho giá trị Thương hiệu tăng trưởng một cách bền vững. Tài sản Thương hiệu đang được xây dựng và tăng trưởng từng giờ ngay cả khi ta đang ngủ. [b]Thực tế tí nhỉ...[/b] Vâng trên là lý thuyết được cóp nhặt từ BRANDid, trở lại thực tế vấn đề xây dựng và thay đổi Hệ thống Nhận diện thương hiệu đình đám mới nhất hiện tại là của Vietinbank (Incombank). Không chỉ nhân tiện trùng lung tung với mấy ông nước ngoài (không chỉ ông Trung Quốc cũng có cái Incom, ông Nga cũng có cái, mà còn khoảng mấy chục ông có tên na ná kiểu thế. Thậm chí có khách nước ngoài đến với Incombank vì tưởng đây là chi nhánh của cái ông NH nước họ tại VN!!!) Incombank quyết định thay đổi lại toàn bộ Hệ thống nhận diện thương hiệu của mình. Tất nhiên cái tên, cái Logo là cái đập vào mắt trước tiên về sự thay đổi của một Hệ thống, ngoài ra điều này kéo theo một loạt: biển, bảng, pano, áp phích, quầy, đồng phục, giao diện Web, quần áo, letter head, ... (Mở ngoặc nói thêm tí vì phần lý thyết trên không có đề cập sâu đến một quyển được gọi là Hệ thống nhận diên thương hiệu. Đây là quyển gối đầu giường của người làm Mar và PR của công ty vì ông này đi đến đâu cũng phải săm soi xem các ý đồ của mình đã được đúng chưa (Trên thực tế không phải cứ ra được quyển này là xong, cần phải xem và phát huy ý thức thương hiệu trong mỗi nhân viên công ty chính vì thế mấy ông này sau khi ra được quyển này đều phải đi giám sát cách áp dụng của người khác). Trong quyển này các bạn có thể tìm thấy các thông tin như sau: * Tên công ty theo pháp lý, tên viết tắt tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên viết tắt tiếng Anh * Logo: kích cỡ, màu sắc các thành phần của logo, ý nghĩa của logo, cách thức sử dụng logo trong từng trường hợp (sử dụng đen trắng, đặt trên lần lượt các màu, đặt trên mặt nghiêng, ...) * Slogan: font text sử dụng cho logo, tiếng Anh, tiếng Việt, ý nghĩa slogan, cách thức sử dụng * Các ấn phẩm của công ty: bút, áo, sổ, letter head, ... * Trang trí, ấn phẩm bên ngoài: pano, áp phích, biển hộp đèn, phông nền, showroom, ... * Ôi giời ơi còn nhiều lắm, bác nào quan tâm tí down Ebook đính kèm nhé) Dạ vâng tiếp chuyện của bác Vietinbank, dạ vâng sản phẩm của bác ấy là do công ty Richard Moore Associate, một công ty đã từng làm thương hiệu cho IBM, Citibank... với giá khoảng vài chục ngàn USD (thấy bảo thế). Và kết quả chúng ta có thể thấy khi đến bất kỳ chi nhánh nào của Vietinbank là một màu sắc nhợt nhạt (đã nhợt nhạt lại còn đặt trên biển nền trắng mới buồn chứ), logo thì vuông tròn không thoát khỏi cái hình tượng quen thuộc cứ nói đến bank -> tiền -> tiền cổ của VN là vuông và tròn (mấy bác NH của Việt Nam đều vuông với tròn, thiếu mỗi quả các bác ấy cho khoáy âm dương thoai). Cùng ngành ngân hàng em thấy có vài bác làm thương hiêu khá tốt và bài bản là Techcombank (bác ấy làm đồng loạt trên mọi mặt trận ấy nên đi đâu cũng thấy 2 hình vuông và mầu đỏ vàng của bác ấy), tiếp theo là EAB (Đông Á ạ, bác ấy mới thay lại hệ thống cũng khá ấn tượng), và cuối cùng một bác mới toe là GPBank (Bác này có quả biển hộp đèn quảng cáo ấn tượng đến nỗi đi ban ngày một kiểu, tối kiểu khác nhưng lúc nào cũng rõ hình ảnh và thông điệp cần truyền tải). Cùng chiêm ngưỡng và cùng bình loạn về Hệ thống nhận diện thương hiệu của Vietinbank nhé (xem hình trên và truy cập www.icb.com.vn nhé) Bonus: Vài quyển Ebook về Hệ thống nhận diện thương hiệu * Hệ thống nhận diện thương hiệu của FTU (Chưa kịp Up lên) * Hệ thống nhận diện thương hiệu ATS Leichtmetallräder GmbH & Co. KG [blue]http://www.ats-wheels.com/deutsch/oem/downloads/ATS_CI-Guide_screen.pdf[/blue] * IBM nè [blue]http://www.metap.ru/files/ibm_logo.pdf[/blue] * Trương Arizona để so sánh với FTU nhé [blue]http://externalrelations.arizona.edu/styleguide/pdf/UA_ID_Guide.pdf[/blue]
Áo Đồng Phục
Áo Đồng Phục
Trả lời 12 năm trước

Đồng ý với quan điểm của bác Lê Viết Hùng "“Một Thương hiệu mạnh phải có một Hệ thống nhận diện Thương hiệu mạnh”".

Thương hiệu, yếu tố sống còn của doanh nghiệp
Theo số liệu từ cục sở hữu trí tuệ thì lượng đơn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì năm 2011, có trên 24.000 đơn sở hữu công nghiệp trong đó đơn đăng ký nhãn hiệu chiếm ưu thế hơn 22.000 đơn, còn sáng chế chỉ có 300 đơn và giải pháp hữu ích chưa đầy 200 đơn. Qua những con số biết nói đó cho ta thấy tầm quan trọng cũng như sự nhận thức từ doanh nghiệp đã tăng lên đang kể, việc này cũng đồng nghĩa là doanh nghiệp đã biết thực thi pháp luật, muốn tạo dựng riêng cho mình thương hiệu và tôn trọng quyền SHTT của doanh nghiệp khác, giảm dần tình trạng xâm phạm quyền SHTT.

Cũng theo cục SHTT thì lượng đơn đăng ký quyền SHTT so với thực tế còn khiêm tốn, còn rất nhiều doanh nghiệp mải mê chạy theo lợi nhuận, những kế hoạch kinh doanh mà quên đi việc bảo hộ quyền SHTT đây là một thực trạng rất báo động vì thực tế đã xảy ra như Café Trung Nguyên (mất thương hiệu café chồn tại Mỹ), Café Buôn Ma Thuột (mất thương hiệu tại Trung Quốc) ... để rồi khi bị mất mới lo đi lấy lại thương hiệu gây tốn kém và đôi khi cái giá phải trả là quá đắt, kéo theo đó là những hệ lụy như uy tín thương hiệu giảm sút, gây mất niềm tin với khách hàng hoặc tệ hơn nữa là bị chính đơn vị xâm hại bản quyền đó kiện ngược lại doanh nghiệp để mất thương hiệu của chính mình.

Nhiều doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường và thấy rằng khách hàng đang dùng sản phẩm của mình, nghĩ rằng mình nổi tiếng thì việc bảo hộ không còn cần thiết nữa ai cũng biết sản phẩm đó, thương hiệu đó là của mình. Nhưng thực tế không phải vậy, để chứng minh rằng sản phẩm đó, thương hiệu đó của một doanh nghiệp là vô cùng khó nếu không có giấy chứng nhận quyền SHTT. Bên cạnh đó hệ thống tòa án của Việt Nam không có nhiều kinh nghiệm để giải quyết những vụ việc liên quan đến tranh chấp bản quyền, đây là một thực tế mà doanh nghiệp nên lưu tâm và có trách nhiệm nhiều hơn cho sản phẩm và thương hiệu của mình.