Công ty trốn đóng bảo hiểm xã hội cho tôi, vậy thì họ sẽ bị xử phạt thế nào?
Để giải quyết tình trạng doanh nghiệp nợ dây dưa, trốn đóng BHXH đang gia tăng, BHXH Việt Nam đề xuất nhiều biện pháp, trong đó đề xuất bổ sung tội danh trốn đóng BHXH, BHYT vào Bộ Luật Hình sự.
Xung quanh vấn đề này, Tiền Phong có cuộc trao đổi với bà Đỗ Thị Xuân Phương - Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam.
Trên 60 triệu người tham gia BHYT, BHXH
Kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT thời gian qua thế nào, thưa bà?
Ước tính đến hết tháng 11-2012, số người tham gia BHXH, BHYT đạt trên 60 triệu người. Số thu BHXH, BHYT đạt trên 118.112 tỷ đồng, đạt 90,93% so với kế hoạch Thủ tướng giao (tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2011).
Số tiền nợ đọng BHXH là 8.700 tỷ đồng; trong đó, 2.100 tỷ đồng là BHYT, còn lại là BHXH và BHTN. Đặc biệt, có nhiều đơn vị để nợ trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Không ít trường hợp chủ doanh nghiệp trích tiền lương của người lao động để đóng BHXH, BHYT nhưng không nộp hoặc khi các cơ quan thanh tra, xử lý thì doanh nghiệp mới chịu nộp.
Một số trường hợp thanh tra lao động ra quyết định xử phạt hành chính về nợ tiền đóng BHXH, BHYT nhưng doanh nghiệp không nộp phạt. Thậm chí, một số doanh nghiệp bị kiện ra tòa về việc chậm đóng BHXH, BHYT nhưng vẫn không chấp hành các phán quyết của tòa.
Nguyên nhân của tình trạng nợ BHXH, BHYT xuất phát từ đâu, thưa bà?
Nguyên nhân đầu tiên là do cơ chế, chính sách. Do quy định mức lãi suất chậm đóng BHXH thấp hơn mức lãi suất vay ngân hàng nên đại bộ phận doanh nghiệp cố tình nợ BHXH chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng quỹ BHXH.
Chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT còn nhiều bất cập như: mức xử phạt thấp, thủ tục xử phạt phức tạp, không quy định xử lý hình sự khi chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động...
Cơ quan BHXH không có chức năng thanh tra, xử phạt vi phạm BHXH, do đó khi kiểm tra, phát hiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT chỉ nhắc nhở đề nghị doanh nghiệp chấp hành, sau đó phản ánh với UBND tỉnh hoặc UBND huyện để xử lý.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân nữa như xuất phát từ tình hình kinh tế khó khăn, nhận thức về trách nhiệm và quyền lợi tham gia BHXH, BHYT bắt buộc của người sử dụng lao động còn hạn chế, khâu tổ chức thực hiện còn một số vướng mắc.
BHXH sẽ có thanh tra riêng
Thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ thực hiện những giải pháp nào để thu hồi nợ đọng BHXH, BHYT?
BHXH Việt Nam sẽ chỉ đạo toàn ngành tập trung công tác quản lý thu, trước hết là phải nắm chắc danh sách các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh; nắm chắc số lao động trong từng đơn vị, doanh nghiệp và tiền lương, tiền công chủ sử dụng lao động (CSDLĐ) trả cho từng người lao động (NLĐ)… trên cơ sở đó để quản lý đối tượng và quản lý thu một cách có hiệu quả.
Sẽ tăng cường công tác tuyên truyền để CSDLĐ và NLĐ hiểu rõ về chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước. Tuyên truyền để CSDLĐ thấy rõ được trách nhiệm của mình đối với NLĐ.
Tuyên truyền để NLĐ phải tự đấu tranh đòi hỏi quyền lợi, bảo vệ quyền lợi của mình, đừng để CSDLĐ chiếm đoạt vì mục đích khác và cùng phối hợp tốt với cơ quan BHXH khởi kiện CSDLĐ ra tòa. BHXH Việt Nam cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành chức năng; đặc biệt là phối hợp với ngành Lao động - Thương binh - Xã hội và ngành y tế tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật về lao động, BHXH và BHYT.
Để hoạt động của ngành BHXH đạt hiệu quả cao trong năm 2013, BHXH Việt Nam có đề xuất gì với Chính phủ không?
BHXH Việt Nam đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa Luật BHXH, trong đó tập trung vào một số điểm bất cập như: nâng mức xử phạt hành chính, nâng lãi suất chậm đóng như lãi suất quy định tại Luật Quản lý thuế... và đưa vào Bộ Luật Hình sự tội danh trốn đóng BHXH, BHYT và xử lý hình sự đối với một số hành vi vi phạm Luật BHXH, Luật BHYT.
Đồng thời, giao chức năng thanh tra, xử phạt cho ngành BHXH để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT.
Ngân hàng Nhà nước tích cực chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại thực hiện nghiêm túc việc trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp nợ BHXH để đóng BHXH theo đúng quy định tại Thông tư Liên tịch số 03/2008 BLĐTBXH-NHNN về trích trừ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động mở tại ngân hàng để nộp BHXH.
Trường hợpdoanh nghiệpvi phạm các quy định về đóng bảo hiểm xã hội thì bị xử lý theo quy định của pháp luật vềbảo hiểm xã hội.
Ngoài ra,các khoản chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế ...
Tham khảo thêm tại đây