Bé bướng bỉnh phải làm sao?

Cháu nhà em hơn 2 tuổi. Dạo gần đây tính tình cháu rất kỳ cục, không vừa ý chuyện gì là lại cho tay vô miệng ngậm hoặc nằm dài ra đất khóc ăn vạ. Lúc trước bé ngoan và nghe lời mẹ lắm, không bao giờ biết ngậm tay. Bé chỉ thay đổi cỡ tầm hơn 1 tháng nay. Có phải do bé đi học nên thay đổi tính tình? Em đã làm đủ mọi cách từ nói ngọt, khuyên bé đến nặng (la mắng thậm chí đánh) mà không thay đổi được bé.

Xin chuyên gia chỉ giúp em cách khắc phục tình trạng này với.

Nguồn: webtretho

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn,

Có thể là bé đi học, thay đổi môi trường sinh hoạt nên cũng có thay đổi đôi phần. Ngoài ra, bé từ 2-3 tuổi tính tình sẽ thay đổi đáng kể. Bé đang khẳng định mình, đang tỏ ra tự lập nên bé có thể đòi làm theo ý mình, tự mình làm lấy mọi việc mà không muốn người khác làm hộ, nếu không thỏa mãn trẻ sẽ tỏ ra bất hợp tác và phản ứng theo nhiều cách khác nhau, có thể nói hỗn, có thể ăn vạ, gào khóc vv…

Cách cư xử lúc này của người lớn là khuyến khích trẻ tự làm với sự giúp đỡ kín đáo của người lớn, dạy trẻ 1 số kỹ năng để có thể tự phục vụ bản thân mà không bị nguy hiểm, ví dụ, cho bé tự xúc ăn, tự mang giày, tự rửa tay, vệ sinh cá nhân... nói chung là nới lỏng sự tự do và cho trẻ được hoạt động nhiều hơn để thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định của mình.

1 cách nữa khi bé khăng khăng đòi làm những việc quá sức hoặc có thể bị nguy hiểm, ta phải dùng 1 tác nhân hấp dẫn nào đó để thu hút sự chú ý của bé, giúp bé quên việc kia đi và không bực mình do không được làm cái mình muốn. Bạn cũng tránh không đánh mắng bá quá nhiều, vì điều đó chỉ thường làm bé lì lợm hơn. Cùng với thời gian, thời kỳ khủng hoảng sẽ qua đi, bé sẽ trở lại bình thường khi bé có thêm kinh nghiệm và kỹ năng sống tốt hơn.

Thông thường đứa bé nào cũng trải qua thời kỳ này nhưng cách phản ứng của mỗi bé có khác nhau về mức độ, tùy thuộc khí chất và đặc điểm thần kinh cá nhân từng đứa trẻ.

Chúc bạn hạnh phúc, thành công.

Thân mến

hehehehe
hehehehe
Trả lời 13 năm trước

Những cách đơn giản giúp bé nghe lời

Khi đặt ra quy định, bạn đưa ra cả hậu quả khi không tuân thủ. Vài ngày đầu, bạn có thể nhắc nhở và tạo cho trẻ cơ hội để sửa sai. Nhưng về sau, nếu trẻ không thực hiện đúng quy định thì nhất quyết phải chịu phạt như đã hứa.

Nếu gia đình bạn không có những quy định rõ ràng, có thể khiến trẻ cảm thấy không chắc chắn và lo lắng. Điều này sẽ khó khăn hơn cho bé khi phải học cách để cân bằng giữa những gì chúng muốn và việc tôn trọng những nhu cầu của người khác.

Việc đặt ra một số quy tắc trong gia đình sẽ giúp bé biết được đâu là giới hạn và cha mẹ kỳ vọng điều gì. Trang Raisingnetwork đưa ra cho bạn một số lưu ý sau:

- Danh sách quy định càng ít và rõ ràng thì sẽ hiệu quả hơn một danh sách những quy tắc dài thườn thượt. Càng có nhiều quy định thì trẻ sẽ càng khó học và nhớ chúng. Và bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để dạy con và ép con vào quy củ.

- Bạn cũng cần lưu ý có một số quy tắc bạn có thể áp dụng trong mọi tình huống, ở bất kỳ đâu như giữ lịch sự hay không đánh nhau. Nhưng một vài quy định có thể dành cho tất cả các thành viên trong nhà, trong khi một số chỉ dành cho trẻ.

Ngoài ra, bạn cũng nên dành thời gian để đặt ra một số quy tắc với những tình huống cụ thể. Đó có thể là những quy định khi ngồi trên xe ô tô, đến thăm nhà của một ai đó, sử dụng máy tính...

- Đưa ra quy định là trách nhiệm của cha mẹ, tuy nhiên sẽ trẻ rất thích khi được tham gia việc đặt ra các quy định. Việc này sẽ giúp trẻ hiểu những quy tắc này là gì và tại sao lại cần phải có. Bạn hãy viết những quy định này và dán ở một vị trí dễ thấy trong nhà để thành viên nào trong gia đình cũng thấy.

Khi trẻ chưa biết đọc, bạn có thể vẽ những bức tranh minh họa các quy định và sau đó dán ở một vị trí trẻ dễ thấy. Trong khi làm việc này, bạn có thể để bé tham gia cùng, đây là cơ hội để bé biết về các quy tắc này.

Được 3 tuổi, trẻ đã có thể cùng bạn thảo luận về những quy định trong nhà. Càng lớn trẻ lại càng có thể tham gia nhiều hơn, những quy định nào cần có và trẻ sẽ chịu hậu quả như thế nào nếu phá vỡ.

- Những quy định trong gia đình sẽ thay đổi khi trẻ lớn hơn. Chẳng hạn, khi bé càng lớn những quy định về sự riêng tư sẽ trở nên quan trọng hơn. Bạn hãy thường xuyên để ý những quy định và thay đổi khi cần thiết.

- Khi đặt ra những quy định, bạn cần nghiêm túc thực hiện chúng. Khi bạn đã đưa ra một quy định, thì bạn cũng sẽ đề ra hậu quả phải chịu khi không tuân thủ quy định. Một vài ngày đầu, bạn có thể chỉ cần nhắc nhở con và tạo cho trẻ cơ hội để sửa sai. Nhưng về sau, nếu trẻ không thực hiện đúng như đã quy định thì nhất định phải chịu phạt như đã đề ra.

- Tuy nhiên, bạn không thể chỉ dựa vào những quy định để hướng dẫn cách cư xử của con. Trẻ thường dễ quên và thường hay lặp lại sai lầm. Chẳng hạn, trẻ biết có quy định "chỉ được chơi trong sân", tuy nhiên khi quả bóng của bé rơi ra khỏi hàng rào, ra đường thì bé có thể hoàn toàn quên quy tắc kia. Vì thế, khi con còn bé bạn phải thường xuyên để ý đến con.