Học từ mới và khám phá ranh giới là những việc quan trọng trong quá trình trưởng thành của con; nhưng đi cùng với đó thường có cả việc bé dùng những từ khiến bố mẹ đặc biệt không vừa lòng chút nào. Thật đau đầu! Hãy cùng Webtretho chia sẻ vài kinh nghiệm để giúp “cái miệng bé xinh thế, chỉ nói điều hay thôi”, các bạn nhé.
Nói chuyện
Khi con đến tuổi thiếu niên thì việc nói bậy gần như là một “nghi lễ gia nhập” vậy. Việc này quả thật không dễ dàng gì với các bậc phụ huynh, chúng ta lo con sẽ trở thành… mối đe dọa cho xã hội. Nhưng hãy thử nhớ lại mình đã như thế nào khi ở tuổi như con bây giờ. Việc trẻ nói bậy có rất nhiều lý do, và bạn cần nói chuyện với con để hiểu được vấn đề trước khi đi đến bất cứ kết luận nào.
Nếu từ ngữ khó chịu đi cùng với thái độ hung hăng thì bạn cần can thiệp; nhưng trong hầu hết trường hợp, đó chỉ là cách mà các cô các cậu thêm mắm muối cho lời nói của mình hoặc để tỏ ra là mình đã lớn. Đó là một phần của quá trình trưởng thành. Nhưng bên cạnh đó cũng còn có một phần khác, đòi hỏi các con phải biết cách ăn nói “phải phép” với người lớn hơn, nghiêm túc, lịch sự. Và để học được điều đó, con cần sự giúp đỡ, hướng dẫn của bố mẹ rất nhiều. Một thông điệp rõ ràng về sự tôn trọng có thể đem lại hiệu quả hơn là bạn cứ kè kè theo sau làm “công an văn hóa” cho từng từ con nói ra.
Hãy giúp con hiểu rằng việc chế giễu người khác là thô lỗ, sẽ khiến bé gặp phải rắc rối cả ở nhà, ở trường, ở sân chơi… Có thể con bạn chỉ mới đang học về sự đồng cảm và không phải lúc nào cũng có thể nhớ để nghĩ về cảm xúc của người khác trước tiên, nhưng bé vẫn cần biết được mình đang làm người khác tổn thương, ngay cả khi bé không hề cố ý.
Giải thích
Đôi khi không hiểu một từ có nghĩa là gì sẽ khiến cho từ ấy trở nên bí ẩn và thú vị. Cách nói “Nói như thế là không được!” dường như quá mơ hồ với những bé nhỏ. Nếu bạn cảm thấy con đã sẵn sàng, hãy giải thích cho con một cách đơn giản rằng: “Đó là từ không hay để chỉ hành vi giao phối.” Tuy nhiên với những tiếng chửi bậy và “đa dạng” của người lớn, bạn không cần giải thích kỹ càng chúng có nghĩa là gì, chỉ cần bé hiểu: “Đó là từ xúc phạm người khác, con thử nghĩ xem mình đã làm người khác cảm thấy như thế nào.”
Phải phạt thôi!
Dĩ nhiên, thưởng phạt ở mỗi lứa tuổi một khác nhau, tùy theo mức độ hiểu biết và trưởng thành của đứa trẻ. Khi một đứa trẻ còn rất nhỏ nói bậy, đó thường chỉ đơn giản là chúng đang lặp lại những gì nghe được, vậy nên lờ đi, và thỉnh thoảng nhắc rằng những từ đó “không hay, không nên” là đủ rồi. Tuy nhiên, trẻ đến tuổi đi học, chuẩn bị vào tuổi teen hay đang tuổi teen đều đã có khả năng tuân theo những quy định (hay mong muốn) của bố mẹ về việc sử dụng từ ngữ, đặc biệt là khi ở nhà. Con cần hiểu được những gì người khác trông đợi ở mình và cần chịu trách nhiệm về những hành động của mình.
Không chỉ cần giúp con hiểu được hậu quả của việc nói bậy, mà bố mẹ còn phải cương quyết một khi đã đặt ra những quy định. Đừng để việc nói bậy đạt được kết quả! Nếu con vùng vằng nói bậy vì muốn đòi thứ gì đó, hãy chắc chắn bé không đạt được mục đích ấy. Bạn không nên nói rằng, “Con nói nghe không hay chút nào cả, nhưng kem của con đây.”
Và hãy nhớ rằng việc dùng những từ bậy bạ không chỉ là cách nổi loạn của trẻ lớn, mà còn là cách để chúng chuyển hướng sự chú ý của bạn. Vậy nên nếu bạn đang “trị tội” quên lệnh giới nghiêm và con trốn tránh bằng cách lẩm bẩm những lời không hay, đừng chuyển ngay sự chú ý sang cái mồm hư kia. Tội nào ra tội ấy, “xử lý” xong việc này hẵng chuyển sang việc khác.
Có một cách để bạn tác động đến thói quen nói bậy của con: dùng đòn kinh tế! Mỗi tháng, bạn có thể cho con một khoản tiền (phù hợp với tuổi của con), và cứ mỗi lần bé nói bậy thì khoản tiền ấy sẽ bị trừ đi; đến hết tháng, bé sẽ được “lãnh” số tiền còn lại. Với số tiền phạt thu được, bạn có thể dùng để mua quà thưởng cho con khi thực hiện tốt, rất lâu không nói bậy chẳng hạn.
Hoặc không dùng đến tiền, bạn có thể đưa ra quy định cứ bao nhiêu lần nói bậy thì bé sẽ bị nghỉ một buổi chơi điện tử hay xem TV… Con bạn sẽ tự biết quyết định việc nói bậy kia có đáng hay không (ít nhất là khi ở nhà). Và tốt nhất là cả nhà nên cùng tham gia, vừa tạo môi trường tích cực cho con, vừa giúp bố mẹ rèn khả năng kiểm soát bạn thân nữa.
Bạn thấy có lý chứ? Vậy cùng thực hiện ngay thôi nào!
Nếu con đã lớn, bạn hãy cố gắng kiểm soát trong phạm vi có thể, chẳng hạn bảo con rằng khi ở trong nhà, trong xe, hoặc khi cảgia đìnhcùng nhau đi đâu đó là phạm vi “không nói bậy”. Và thế có nghĩa là sẽ có hình phạt nếu bé vẫn cứ vi phạm. Quan trọng hơn, hãy cho con hiểu vì sao bạn lại đặt ra giới hạn như vậy; rằng không chỉ bản thân những từ bậy kia mà cả thái độ khi thốt ra những lời ấy cũng là không tốt chút nào. Nhắc con rằng những người có cái kiểu ăn nói bậy bạ đó sẽ không được chào đón tại nhà bạn đâu nhé. Nói bậy chửi thề khi bực tức, thất vọng hay căng thẳng có vẻ là một hành động vô hại với người lớn; nhưng những bậc cha mẹ nào muốn dạy con thì tốt nhất nên từ bỏ thói quen này kẻo mà há miệng mắc quai. Chắc chắn có những quy chuẩn khác nhau để đánh giá hành vi của người lớn với trẻ con, nhưng nếu con bạn thường nghe thấy những từ không hay xuất hiện trong giao tiếp hàng ngày thì sẽ rất khó để thuyết phục được bé rằng đó là những từ mà bé không nên dùng. Hãy nghĩ con bạn như một miếng bọt biển, một tờ giấy thấm, thấm tất cả những gì mà bé trông thấy, nghe thấy, và sau đó háo hức chia sẻ chúng với người khác – cả điều hay lẫn điều dở. Ngay cả trong những gia đình nơi mà tiêu chuẩn ngôn ngữ được coi là khá thoải mái và dễ dãi thì trẻ con cũng cần được biết rằng: đa số những người khác ngoài gia đình chúng có thể coi việc nói bậy chửi thề là một biểu hiện thiếu tôn trọng và không chấp nhận được. Ít nhất thì bé cũng cần hiểu rằng khi chọn cách nói bậy là chúng đang cho thấy mình là một người lười biếng có vốn từ vựng hạn chế, khó có thể chấp nhận được và có vấn đề trong việc thể hiện mình theo cách thông minh (và cả văn minh nữa). Vì đoạn băng ghi âm của con luôn trong trạng thái sẵn sàng, bạn hãy hạn chế những phản ứng thái quá để buột ra tiếng như “khốn kiếp” hay những tiếng tương tự. Tốt hơn cả là tìm cách diễn tả cảm xúc của bạn: “Mẹ không tìm thấy chìa khóa ở đâu cả, thật bực mình hết sức!” chẳng hạn. Nhưng nếu “lỡ” nói bậy trước mặt con, bạn có thể:
Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, bạn không nên cười khi nghe con nói bậy. Dù cho cái từ bậy kia khi thốt ra bằng giọng nói dễ thương trong vắt của con nghe có ngộ nghĩnh thế nào, dù tình huống ấy có khiến bạn muốn phá lên cười đến đâu thì cũng phải kìm lại hết. Bởi trong phần lớn trường hợp, bé chưa hiểu được những từ kia có nghĩa là gì, và việc bố mẹ cười sẽ khiến bé tưởng lầm đó là một hành động hay và sẽ ra sức phát huy. Và bố mẹ cũng đừng nhắc đi nhắc lại tình huống ấy nhé, càng nhắc nhiều thì chỉ càng khiến bé nhớ cái từ xấu xí kia lâu hơn mà thôi. Khi con đến tuổi thiếu niên thì việc nói bậy gần như là một “nghi lễ gia nhập” vậy. Việc này quả thật không dễ dàng gì với các bậc phụ huynh, chúng ta lo con sẽ trở thành… mối đe dọa cho xã hội. Nhưng hãy thử nhớ lại mình đã như thế nào khi ở tuổi như con bây giờ. Việc trẻ nói bậy có rất nhiều lý do, và bạn cần nói chuyện với con để hiểu được vấn đề trước khi đi đến bất cứ kết luận nào. Nếu từ ngữ khó chịu đi cùng với thái độ hung hăng thì bạn cần can thiệp; nhưng trong hầu hết trường hợp, đó chỉ là cách mà các cô các cậu thêm mắm muối cho lời nói của mình hoặc để tỏ ra là mình đã lớn. Đó là một phần của quá trình trưởng thành. Nhưng bên cạnh đó cũng còn có một phần khác, đòi hỏi các con phải biết cách ăn nói “phải phép” với người lớn hơn, nghiêm túc, lịch sự. Và để học được điều đó, con cần sự giúp đỡ, hướng dẫn của bố mẹ rất nhiều. Một thông điệp rõ ràng về sự tôn trọng có thể đem lại hiệu quả hơn là bạn cứ kè kè theo sau làm “công an văn hóa” cho từng từ con nói ra. Hãy giúp con hiểu rằng việc chế giễu người khác là thô lỗ, sẽ khiến bé gặp phải rắc rối cả ở nhà, ở trường, ở sân chơi… Có thể con bạn chỉ mới đang học về sự đồng cảm và không phải lúc nào cũng có thể nhớ để nghĩ về cảm xúc của người khác trước tiên, nhưng bé vẫn cần biết được mình đang làm người khác tổn thương, ngay cả khi bé không hề cố ý. Đôi khi không hiểu một từ có nghĩa là gì sẽ khiến cho từ ấy trở nên bí ẩn và thú vị. Cách nói “Nói như thế là không được!” dường như quá mơ hồ với những bé nhỏ. Nếu bạn cảm thấy con đã sẵn sàng, hãy giải thích cho con một cách đơn giản rằng: “Đó là từ không hay để chỉ hành vi giao phối.” Tuy nhiên với những tiếng chửi bậy và “đa dạng” của người lớn, bạn không cần giải thích kỹ càng chúng có nghĩa là gì, chỉ cần bé hiểu: “Đó là từ xúc phạm người khác, con thử nghĩ xem mình đã làm người khác cảm thấy như thế nào.” Dĩ nhiên, thưởng phạt ở mỗi lứa tuổi một khác nhau, tùy theo mức độ hiểu biết và trưởng thành của đứa trẻ. Khi một đứa trẻ còn rất nhỏ nói bậy, đó thường chỉ đơn giản là chúng đang lặp lại những gì nghe được, vậy nên lờ đi, và thỉnh thoảng nhắc rằng những từ đó “không hay, không nên” là đủ rồi. Tuy nhiên, trẻ đến tuổi đi học, chuẩn bị vào tuổi teen hay đang tuổi teen đều đã có khả năng tuân theo những quy định (hay mong muốn) của bố mẹ về việc sử dụng từ ngữ, đặc biệt là khi ở nhà. Con cần hiểu được những gì người khác trông đợi ở mình và cần chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Không chỉ cần giúp con hiểu được hậu quả của việc nói bậy, mà bố mẹ còn phải cương quyết một khi đã đặt ra những quy định. Đừng để việc nói bậy đạt được kết quả! Nếu con vùng vằng nói bậy vì muốn đòi thứ gì đó, hãy chắc chắn bé không đạt được mục đích ấy. Bạn không nên nói rằng, “Con nói nghe không hay chút nào cả, nhưng kem của con đây.” Và hãy nhớ rằng việc dùng những từ bậy bạ không chỉ là cách nổi loạn của trẻ lớn, mà còn là cách để chúng chuyển hướng sự chú ý của bạn. Vậy nên nếu bạn đang “trị tội” quên lệnh giới nghiêm và con trốn tránh bằng cách lẩm bẩm những lời không hay, đừng chuyển ngay sự chú ý sang cái mồm hư kia. Tội nào ra tội ấy, “xử lý” xong việc này hẵng chuyển sang việc khác. Có một cách để bạn tác động đến thói quen nói bậy của con: dùng đòn kinh tế! Mỗi tháng, bạn có thể cho con một khoản tiền (phù hợp với tuổi của con), và cứ mỗi lần bé nói bậy thì khoản tiền ấy sẽ bị trừ đi; đến hết tháng, bé sẽ được “lãnh” số tiền còn lại. Với số tiền phạt thu được, bạn có thể dùng để mua quà thưởng cho con khi thực hiện tốt, rất lâu không nói bậy chẳng hạn. Hoặc không dùng đến tiền, bạn có thể đưa ra quy định cứ bao nhiêu lần nói bậy thì bé sẽ bị nghỉ một buổi chơi điện tử hay xem TV… Con bạn sẽ tự biết quyết định việc nói bậy kia có đáng hay không (ít nhất là khi ở nhà). Và tốt nhất là cả nhà nên cùng tham gia, vừa tạo môi trường tích cực cho con, vừa giúp bố mẹ rèn khả năng kiểm soát bạn thân nữa.1. Đặt giới hạn
Hãy làm gương
Thể hiện một hình ảnh tích cực
Cẩn thận lời ăn tiếng nói của chính bạn
2. Cùng nói chuyện
Giải thích
3. Phải phạt thôi!