Em uống nhiều sữa quá liệu có bị tiểu đường không? Và uống nhiều mà không ăn có tốt không?

Em đang có thai ở tháng thứ 7. Trong quá trình mang thai em chủ yếu uống sữa Similac Mom vì ăn uống kém, nôn quá nhiều. Hiện nay em uống được khoảng 15 hộp sữa, BS cân con em trong bụng được 1,4kg. Em uống nhiều sữa quá liệu có bị tiểu đường không? Và uống nhiều mà không ăn có tốt không?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 15 năm trước
Tôi thật ngạc nhiên là làm sao em có thể uống sữa được nhiều như vậy. Khi uống sữa, em có thể được cung cấp được khá nhiều calcium, chỉ có một lượng protein, đường… nhưng cung cấp cho em đủ lượng calory do đó làm em không cảm giác “đói” để ăn các thức ăn khác (sau này em nuôi con, nếu chỉ cho con uống sữa thì con cũng chẳng biết ăn thức ăn). Có biết bao món ăn Việt Nam giàu dinh dưỡng, rất ngon miệng tại sao lại thay bằng sữa mà thôi? Tiểu đường là một tình trạng bệnh lý do sự rối loạn trong hệ thống điều hòa glucose trong máu, và tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, chứ không phải do ăn nhiều đường, sữa. Nếu em có tình trạng tăng cân nhanh, em cần xét nghiệm khảo sát mức độ dung nạp đường huyết để xác định có hay không có tiểu đường thai kỳ.
Hoàng Ngọc
Hoàng Ngọc
Trả lời 14 năm trước
Bạn thấn mến! Thực tế uống sữa bột nguyên kem không gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lạm dụng sữa mà quên đi việc bổ sung thực phẩm tươi cho cơ thể. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng thực phẩm tươi giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, an toàn và có tác dụng lâu dài hơn sữa. Chính vì vậy thay vì uống sữa quá nhiều, bạn nên ăn những thực phẩm sau: Rau, quả: Cung cấp nhiều chất xơ, giúp cho bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt. Các loại quả như: chuối, táo, dâu tây… cung cấp nhiều vitamin C, chất khoáng và ngừa dịch bệnh. Đặc biệt, ăn nhiều chuối còn có khả năng giảm thiểu hiện tượng co thắt, thư giãn các cơ bắp và kích hoạt quá trình co bóp khi sinh con. Bên cạnh đó, ăn nhiều cà rốt, cải bông xanh, cải bắp…cũng góp phần cung cấp nhiều vitamin A, axit folic tốt cho mắt của trẻ và sức khỏe của mẹ. Dầu thực vật: Hạn chế các loại dầu mỡ để tránh thừa cân cho mẹ, tuy nhiên dầu thực vật lại rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa các loại vitamin nhóm A, E, D. Vì thế không nên loại chúng ra khỏi thực đơn của mẹ, có thể dùng xen kẽ với dầu ôliu, dầu hướng dương. Các loại rau, quả, trứng, sữa, cá, ngũ cốc, các loại hạt... là những thực phẩm rất cần cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai Ngũ cốc và các loạt hạt (hạt điều, đậu phộng, mè…): Ngũ cốc cung cấp hydratcacbon cho hoạt động của hệ thần kinh và quá trình tiêu hoá diễn ra được tốt. Trong khi đó, ăn nhiều hạt điều, đậu phộng, mè… sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng đạm không thua gì thịt, cá. Thịt: Khi mang thai, nhu cầu cần bổ sung chất đạm của cơ thể tăng lên 50%. Vì thế các bà mẹ nên ăn nhiều thịt, cá nhưng vẫn phải hạn chế mỡ động vật. Nên ăn nhiều thịt bò vì trong thịt bò có chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, colin… cần thiết cho sự phát triển của thai nhi nhất là bộ não của bé. Các bà mẹ đừng quên uống từ 1 đến 2 cốc sữa mỗi ngày Sữa và sữa chua: Ngoài canxi, phốt pho, vitamin A, B sữa còn đóng vai trò quan trọng cho quá trình hình thành xương và răng cho trẻ do trong sữa có hàm lượng vitamin D cao. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, khi mang thai không nhất thiết phải uống dành riêng cho cac bà mẹ, có thể uống sữa tươi hay các loại sữa đã quen dùng và hợp khẩu vị. Ăn nhiều sữa chua cũng cung cấp một lượng lớn canxi, kẽm và đặc biệt tốt cho việc tiêu hóa thức ăn. Cá: Cá cung cấp nhiều protein lại ít béo nên tốt cho cơ thể và tim mạch. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao và cá sống sâu dưới đáy đại dương (cà ngừ, cá kiếm…). Nên ăn nhiều cá hồi, cá xac-di và tuyệt đối không nên ăn gỏi cá. Trứng: Cung cấp những axit amino axit cần thiết cho cả mẹ và bé. Nhiều bà mẹ khi mang thai lại cố ăn nhiều trứng ngỗng dù khó ăn vì nghĩ nó đặc biệt tốt cho thai nhi. Thực chất, theo các nghiên cứu không nhất thiết phải là trứng ngỗng vì xét về chất dinh dưỡng và độ ngon, trứng gà hơn hẳn trứng ngỗng. Ngoài ra, ăn lòng đỏ trứng gà trong giai đoạn mang thai còn có thể làm tăng trí thông minh và trí nhớ cho bé trong tương lai. Những cũng không nên lạm dụng, chỉ ăn không quá 5 quả một tuần. Nước: Rất cần cho quá trình điều tiết nhiệt độ cơ thể (cả mẹ và bé), trao đổi chất, duy trì hệ miễn dịch, thải chất độc… Vì thế, cần cung cấp cho cơ thể ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày, tốt nhất là nước lọc hoặc nước trà và các loại nước hoa quả ép chứa nhiều vitamin C. Bạn nên lưu ý hạn chế ăn thực phẩm sau: Các nhà nghiên cứu giai đoạn thai phụ đều cho rằng, trong các loài động vật có vỏ như: trai, sò, vẹm, cua, hến, tôm…có mức độ nhiễm hóa chất rất cao dù trong môi trường tự nhiên hay nuôi nhân tạo. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh ăn những loại thực phẩm này. Bà bầu tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá... Không chỉ vậy, để bảo vệ thai nhi thai phụ cũng nên tránh các loại thức ăn như: gan động vật, patê, trứng sống hoặc chế biến chưa chín kỹ, thịt động vật còn tái (nhúng, dấm…) vì dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến bệnh sán lá, phomat xanh, khoai lên mầm… Đặc biệt, khi mang thai người phụ nữ không nên ăn nhãn, long nhãn sẽ tăng nhiệt cho thai nhi, dễ dẫn đến khí huyết không điều hòa và dễ bị nôn. Tuyệt đối không dùng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas…làm hưng phấn trung khu thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. [gallery]/6/fcz1254393780.jpg[/gallery]