Để an toàn cho bà bầu và thai nhi, trong thời gian mang thai bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng 7 loại thực phẩm dưới đây.
1. Thịt tái, sống
Trong tất cả các loại thịt sống bao gồm thịt lợn, bò, gia cầm… đều có chứa các loại vi khuẩn coliform, toxoplasmosis, và salmonella… rất có hại cho bà bầu. Lời khuyên từ các chuyên gia là trong thời gian mang bầu bạn đặc biệt không nên ăn bất kì loại thịt đang còn sống hoặc tái chín.
2. Đồ biển
Nếu gia đình bạn đang có một kì nghỉ thú vị và thưởng thức những món ăn đặc sản biển, bạn cần phải cân nhắc trước khi thưởng thức để đảm bảo an toàn nhất cho em bé trong bụng. Đối với các loại hải sản như nghêu, sò, ốc… dù được chế biến rất kỹ lưỡng thì nguy cơ nhiễm khuẩn từ tảo biển trong đó vẫn có thể xảy ra. Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn chỉ nên ăn ở một mức độ nhất định, không nên ăn quá nhiều.
Bà bầu không nên ăn những thực phẩm chưa được chế biến kỹ. (Ảnh minh họa)
3. Thịt Deli
Dù bạn rất thích ăn thịt deli nhưng đây là loại thực phẩm thực sự không nên ăn trong thời gian bầu bí. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học mới đây, khi bà bầu ăn quá nhiều loại thịt này có thể gây hại cho thai nhi trong bụng. Trong trường hợp nguy hiểm còn có thể gây ngộ độc cho thai nhi hoặc dẫn đến sảy thai.
Trong trường hợp ăn với một lượng nhỏ, bạn cần chú ý chế biến ở nhiệt độ cao để đảm bảo an toàn nhất.
4. Phomat
Phomat là thực phẩm thự sự không an toàn cho bà bầu. Các loại phomat nên tránh trong thời kì bầu bí bao gồm: phomat camembe, phomat rôcơpho, phomat feta, phomat gorgonzola và các loại phomat có nguồn gốc từ Mehico. Trong thành phần của các loại phomat này có chứa các loại vi khuẩn có thể gây sảy thai ở bà bầu. Bạn chỉ nên ăn các loại phomat được chế biến từ các loại sữa tươi tiệt trùng.
5. Thực phẩm chưa qua khử độc
Trong thời gian bầu bí, bạn cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất có trong hoa quả cũng như các loại rau nhưng không phải vì thế mà bạn xem nhẹ việc vệ sinh các loại thực phẩm này. Để an toàn cho cả mẹ và bé, trước khi sử các loại hoa quả, bạn cần cho chúng qua máy khử độc để loại bỏ hết những cặn bẩn và chất độc từ vỏ thực phẩm.
Tất cả các loại hoa quả cần được khử độc trước khi ăn. (Ảnh minh họa)
6. Cà phê
Dù bạn có thực sự đam mê loại đồ uống này thì cũng cần loại bỏ ngay khi bắt đầu mang thai. Trong ba tháng đầu mang thai, bạn cần đặc biệt tránh dùng cà phê và các loại thực phẩm chế biến từ cà phê.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, trong thời gian mang bầu, nếu thai phụ dùng quá nhiều cà phê, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng. Nguy hiểm hơn còn dẫn đến hiện tượng sinh non hoặc teo thai. Có chăng bạn chỉ nên dùng 300 mg cà phê mỗi lần.
7. Rượu
Rượu là loại đồ uống cấm kị trong thời gian mang bầu. Bà bầu uống rượu sẽ làm gián đoạn sự phát triển của thai nhi và gây nhiều biến chứng không tốt cho em bé sau này.
Bạn thân mếm khi mang bầu cần chú ý:
Danh sách những thứ nên và không nên ăn trong thai kỳ có thể làm bạn bối rối. Trước khi tiến tới tủ lạnh hoặc quyết định chọn món trong thực đơn, thai phụ nên cân nhắc một số đồ ăn sau:
Nếu bạn tham dự một bữa tiệc ngoài trời thì đồ ăn có thể nhanh chóng bị hỏng do không được bảo quản lạnh.
Bạn cũng nên thận trọng khi ăn những món có nước xốt, như salad khoai tây hoặc salad mỳ ống…
Tác dụng của trà thảo dược với sự tăng trưởng của bào thai chưa được xác nhận; do đó, chỉ nên dùng trà thảo dược khi bạn không có thai. Đồ uống không có caffein là tốt nhất dù là uống nóng hay uống lạnh.
Hãy ghi nhớ cụm từ: “Thịt phải được nấu chín kỹ”. Dù đó chỉ là một miếng thịt bò nướng tại nhà hay bữa tiệc ngon lành tại một nhà hàng thì cũng để thịt chín kỹ trước khi ăn.
Bạn có thể phát thèm khi nhìn thấy gỏi cá hay món sushi nhưng món ăn này có thể gây hại cho bào thai bởi khả năng nhiễm vi khuẩn cao. Cá hun khói cũng nguy hiểm như thế. Vì thế, tất cả thực phẩm phải được nấu chín dù là phương pháp nào.
Cá giàu axit béo omega 3 rất quan trọng với sự phát triển bộ não thai nhi; vì thế, tiêu thụ khoảng 300g loại cá này mỗi tuần được coi là an toàn. Tránh các loại cá nhiều thủy ngân như cá kiếm, Walleye, cá thu Tây Ban Nha, cá mập. Cá ngừ đóng hộp có thể được tiêu thụ khoảng 300g mỗi tuần.
Nếu salad trộn trứng là món yêu thích của bạn, hãy kiểm tra thành phần của nó. Một số món salad trộn trứng được làm với trứng sống – thành phần cực kỳ có hại cho thai nhi vì chứa khuẩn salmonella. Xốt mayonnaise và mỳ trứng tự làm cũng cần phải tránh, ngoại trừ nó được nấu chín.
Hãy tránh xa thực phẩm và nước quả đóng hộp không đảm bảo an toàn. Sản phẩm của các công ty uy tín mới có khả năng tiêu diệt hết vi khuẩn mà không làm thay đổi thành phần của đồ ăn.
Phomat mềm làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn listeria nên phải tránh khi có bầu. Phomat rơi vào loại này gồm phomat bleu, camembert, feta, brie, và pho mát Mexico.
Sản phẩm có thể mang trong mình cả kho vi khuẩn listeria là thịt deli và phomat. Vì thế, cần yêu cầu thịt deli và phomat được đun nóng để tiêu diệt hết vi khuẩn không mong muốn.
Đường Saccharin và đường hóa học được coi là không an toàn cho phụ nữ mang thai.Tuy nhiên, đường sucralose và aspartame lại được xem xét là an toàn.
Tiêu chảy khi mang thai – Bà bầu không nên coi thường
Ngoài ra còn chú ý tới các loại thảo dược như sau:
1. Lô hội: là loại thuốc tẩy cực kỳ mạnh có hại cho thai nhi.
2. Cây bạch chỉ: kích thích tử cung co bóp và gây xuất huyết.
3. Cây Vitae: kích thích kinh nguyệt và có thể gây hại cho bào thai.
4. Củ nghệ tây mùa thu: ảnh hưởng đến tế bào và có thể dẫn đến khuyết tật bẩm sinh thai nhi.
5. Cây hoàng liên gai: Kích thích các cơn co thắt tử cung và có thể dẫn đến sẩy thai.
6. Cây húng quế: Tinh dầu húng quế kích thích co thắt tử cung và thường khiến bạn có thể bị sẩy thai.
7. Gốc rễ cây Beth: kích thích tử cung co bóp và chỉ nên được sử dụng trong quá trình sinh nở.
8. Rễ cây huyết dụ: gây co thắt tử cung và ói mửa.
9. Cây mao lương hoa xanh, vàng: kích thích tử cung co bóp, nhưng nó chỉ an toàn để sử dụng trong quá trình sinh nở.
10. Cây đậu chổi: gây ra các cơn co thắt tử cung.
11. Đinh hương: các tinh dầu của đinh hương gây ra các cơn co thắt tử cung.
12. Cây Comfrey: có độc tố xâm nhập vào nhau thai và có thể dẫn đến sẩy thai, dị tật ở thai nhi.
13. Rễ, gốc cây bông: gây co thắt tử cung.
14. Cây lưỡi mèo: kích thích các cơn co thắt tử cung.
15. Rễ cây đầu lân: ảnh hưởng đến sự cân bằng kích thích tố trong cơ thể và chỉ nên sử dụng khi có sự khuyến cáo của bác sĩ.
16. Cây cúc thanh nhiệt (Feverfew): Là loại thuốc kích thích các cơn co thắt tử cung.
17. Nhân sâm: có thể gây ra khuyết tật ở thai nhi.
18. Cây bách xù: gây ra các cơn co thắt tử cung.
19. Cây long não: là một chất kích thích co thắt tử cung.
20. Tầm gửi: có hoá chất độc hại xâm nhập vào nhau thai.
21. Cây ngải Mugwort (không phải là cây ngải thường): là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh, gây ra các cơn co thắt tử cung.
22. Cây bạc hà hăng: là một chất kích thích tử cung.
23. Vỏ cây Peru: có thể dẫn đến mù loà. Nó chỉ được phép sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ cho phụ nữ có thai bị sốt rét.
24. Cây phong thảo: nguyên nhân gây chảy máu kinh nguyệt.
25. Cây cửu lý hương: dẫn đến các cơn co thắt tử cung.
26. Vỏ cây de vàng: nếu sắc dùng làm thuốc dẫn đến co thắt tử cung và dị tật bẩm sinh.
27. Cây hành biển, củ hành biển (dùng làm thuốc lợi tiểu): là một chất kích thích tử cung và dẫn đến khuyết tật bẩm sinh.
28. Cây cúc ngải: dẫn đến các cơn co thắt tử cung và dị tật bẩm sinh.
Lưu ý:
Nếu bạn muốn hoặc bắt buộc phải dùng bất cứ loại thảo dược nào trong thời gian mang thai, ngay cả với những loại thảo dược hỗ trợ tốt cho thai nhi thì bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa và chỉ sử dụng ở liều lượng cho phép.
Tốt nhất là bạn không nên dùng hoặc giảm thiểu lượng thảo dược bổ sung trong thời gian mang thai của bạn trừ khi có khuyến cáo của bác sĩ.
Siêu thị điện hoa 123
Số 12, phố Long Biên 2, Q.Long Biên, TP Hà Nội.
ĐT: 04 6257 1961
DĐ: 0949 126 990 (Ms Hoa)